Chứng khoán Nhật Bản ghi nhận mức giảm lớn nhất trong gần bốn tháng
Chiều 18/7, chứng khoán Nhật Bản ghi nhận mức giảm lớn nhất trong gần 4 tháng qua, khi số liệu xuất khẩu và lợi nhuận doanh nghiệp yếu của Mỹ gây lo ngại về tác động từ cuộc chiến thương mại Trung-Mỹ.
Chứng khoán Nhật Bản ghi nhận mức giảm lớn nhất trong gần bốn tháng . Ảnh: Yonhap/TTXVN
Cụ thể, chỉ số Nikkei đã giảm 1,97% xuống 21.046,24 điểm, mức thấp nhất trong một tháng và ghi dấu mức giảm lớn thứ hai trong năm nay, chỉ sau mức sụt giảm 3% hôm 25/3. Takashi Hiroki, chiến lược gia của Monex Securities, nhận định: “Lợi nhuận của các nhà chế tạo toàn cầu sẽ suy giảm. Các nhà đầu tư đang chờ đợi để tiến hành mua khi chỉ số Nikkei giảm xuống dưới 21.000 điểm”.
Giữa lúc doanh nghiệp Mỹ bước vào mùa báo cáo lợi nhuận, kết quả kinh doanh yếu kém của công ty vận tải đường sắt CSX Corp đã đặt ra mối lo ngại rằng sự bế tắc trong đàm phán thương mại Mỹ-Trung có thể làm tổn hại lợi nhuận của các doanh nghiệp Mỹ.
Triển vọng đối với Nhật Bản thậm chí dự kiến còn ảm đạm hơn khi các công ty “vật lộn” với cuộc chiến thuế quan giữa Mỹ và Trung Quốc. Thêm vào đó, các điều kiện đang xấu đi trên quy mô toàn cầu cũng đè nặng lên hoạt động xuất khẩu của nước này.
Trong tháng 6/2019, xuất khẩu của Nhật Bản sang Trung Quốc đã giảm hơn 10% so với cùng kỳ năm ngoái, và đây là lần giảm thứ sáu trong bảy tháng qua.
Cùng đà giảm, tại Trung Quốc, chỉ Shanghai Composite của thị trường chứng khoán Thượng Hải để mất 30,51 điểm (1,04%) xuống 2.901,18 điểm, trong khi chỉ số Hang Seng của thị trường Hong Kong giảm 131,51 điểm (0,46%) xuống 28.461,66.
Theo các chuyên gia, giới đầu tư đang theo dõi sát sao kết quả kinh doanh của các doanh nghiệp để đánh giá tác động của cuộc thương chiến Mỹ-Trung trước sự thiếu chắc chắn về triển vọng kinh tế.
Tại thị trường Việt Nam, kết thúc phiên giao dịch ngày 18/7, chỉ số VN-Index giảm tới 6,52 điểm xuống 976,05 điểm. Khối lượng giao dịch đạt trên 139,8 triệu đơn vị, giá trị giao dịch đạt trên 3608,3 tỷ đồng. Toàn sàn có 115 mã tăng giá, trong khi có tới 180 mã giảm giá, 65 mã đứng giá.
HNX-Index tăng nhẹ 0,16 điểm lên 106,74 điểm. Khối lượng giao dịch đạt trên 33,25 triệu đơn vị, tương ứng giá trị giao dịch gần 555 tỷ đồng. Toàn sàn có 66 mã tăng giá, 60 mã đứng giá và 66 mã giảm giá./.
Trà My (Tổng hợp)
Video đang HOT
Theo bnews.vn
Giới đầu tư lại nhận tin không vui
Trong khi nỗi thất vọng về khả năng Fed khó giảm lãi suất sớm chưa qua, phố Wall lại nhận thêm tin không vui.
Ảnh AFP
Phố Wall tiếp tục chìm trong sắc đỏ trong phiên đầu tuần mới khi cổ phiếu Apple giảm mạnh 2,2% sau khi nhà môi giới Rosenblatt Securities hạ mức đánh giá với cổ phiếu của "táo khuyết" xuống mức BÁN từ mức TRUNG LẬP trước đó.
Ngoài ảnh hưởng từ cổ phiếu Apple, tâm lý nhà đầu tư trên thị trường chứng khoán Mỹ cũng chịu ảnh hưởng bởi khả năng Fed giảm lãi suất sớm trong tháng 7 này đã ít đi sau dữ liệu việc làm khả quan được công bố cuối tuần trước.
Kết thúc phiên 8/7, chỉ số Dow Jones giảm 115,98 điểm (-0,43%), xuống 26.806,14 điểm. Chỉ số S&P 500 giảm 14,46 điểm (-0,48%), xuống 2.975,95 điểm. Chỉ số Nasdaq Composite giảm 63,41 điểm (-0,78%), xuống 8.098,38 điểm.
Tương tự, chứng khoán châu Âu cũng có phiên giảm điểm trong ngày giao dịch đầu tuần mới khi giới đầu tư tỏ ra thận trọng trước việc Fed khó giảm lãi suất sớm và ảnh hưởng từ đà giảm của cổ phiếu Deutche Bank. Tuy nhiên, mức giảm khiêm tốn hơn nhiều chứng khoán châu Á và Mỹ.
Kết thúc phiên 8/7, chỉ số FTSE 100 tại Anh giảm 3,87 điểm (-0,05%), xuống 7.549,27 điểm. Chỉ số DAX tại Đức 25,02 điểm (-0,20%), xuống 12.543,51 điểm. Chỉ số CAC40 tại Pháp giảm 4,52 điểm (-0,08%), xuống 5.589,19 điểm.
Trên thị trường chứng khoán châu Á, các thị trường cũng đồng loạt giảm mạnh khi giới đầu tư nhận thấy khó có khả năng Fed sẽ giảm lãi suất sớm sau dữ liệu việc làm tốt hơn dự kiến.
Kết thúc phiên 8/7, chỉ số Nikkei 225 tại Nhật Bản giảm 212,03 điểm (-0,98%), xuống 21.534,35 điểm. Chỉ số Shanghai Composite tại Thượng Hải giảm 77,70 điểm (-2,58%), xuống 2.933,36 điểm. Chỉ số Hang Seng tại Hồng Kông giảm 443,14 điểm (-1,54%), xuống 28.331,69 điểm.
Giá vàng mở cửa phiên châu Á hồi phục trở lại sau phiên lao dốc cuối tuần trước và duy trì đà tăng tốt trong phiên châu Âu. Tuy nhiên, bước vào phiên giao dịch Mỹ, giá kim loại quý này lại quay đầu đi xuống và đóng cửa giảm nhẹ khi khả năng Fed giảm lãi suất sớm không cao ảnh hưởng tới tâm lý nhà đầu tư.
Kết thúc phiên 8/7, giá vàng giao ngay giảm 3,2 USD (-0,22%), xuống 1.395,1 USD/ounce. Giá vàng giao tháng 8 giảm 0,1 USD (-0,01%), xuống 1.400,0 USD/ounce.
Trong khi đó, giá dầu giao dịch ổn định khi nỗi lo nhu cầu sụt giảm được bù đắp bởi căng thẳng mới liên quan đến vấn đề hạt nhân của Iran.
Kết thúc phiên 8/7, giá dầu thô kỳ hạn của Mỹ (WTI) tăng 0,15 USD ( 0,26%), lên 57,66 USD/thùng. Giá dầu thô Brent giảm 0,12 USD (-0,19%), lên 64,11 USD/thùng.
T.Lê
Theo tinnhanhchungkhoan.vn
Giới đầu tư choáng váng Cảnh báo của Broadcom, một trong những nhà sản xuất chíp lớn nhất của Mỹ về việc sụt giảm doanh thu năm nay do căng thẳng thương mại đã làm choáng váng nhà đầu tư và nhóm cổ phiếu sản xuất chíp. Cổ phiếu của Broadcom Inc đã giảm 5,6% sau khi cắt giảm dự báo doanh thu 2 tỷ USD năm 2019,...