Chứng khoán ngày 7/4: Cổ phiếu nào được khuyến nghị?
Một số mã cổ phiếu nhà đầu tư cần chú ý trước phiên giao dịch 7/4.
Khuyến nghị khả quan cho GAS với giá mục tiêu 91.000 đồng/cp
CTCK Bản Việt (VC SC ) : Tổng CT Khí Việt Nam (GAS) công bố KQKD sợ bộ trong quý 1/2021 với doanh thu đạt 17,8 nghìn tỷ đồng ( 4,4% YoY) và LNST sau lợi ích CĐTS 2,2 nghìn tỷ đồng (-4,2% YoY).
Mức giảm LNST sau lợi ích CĐTS chủ yếu đến từ mức giảm khoảng 17% trong sản lượng khí tương ứng với nhu cầu khí thấp hơn từ các nhà máy điện khí (do kết quả của tiêu thụ điện thấp hơn trong quý 1, mực nước cao tại các hồ chứa và công suất điện mặt trời mới đi vào vận hành vào cuối 2020) bất chấp giá dầu nhiên liệu trong quý 1/2021 tăng 31,2% YoY đạt 351 USD/tấn.
Doanh thu và LNST sau lợi ích CĐTS trong quý 1 hoàn thành 25,6% và 24,6% dự báo tương ứng cả năm. KQKD quý 1 cao hơn kỳ vọng và được dẫn dắt bởi giá dầu nhiên liệu cao hơn dự kiến.
VCSC cho rằng có khả năng điều chỉnh tăng dự báo 2021 cho LNST sau lợi ích CĐTS đạt 9,1 nghìn tỷ đồng ( 16,1% YoY). VCSC hiện có khuyến nghị KHẢ QUAN dành cho GAS với giá mục tiêu 91.000 đồng/CP (tổng mức sinh lời dự phóng 6,3%, bao gồm lợi suất cổ tức 4.5%).
Chú ý cổ phiếu nào phiên 7/4?
Ngưỡng hỗ trợ của ANV nằm tại mốc 22.500 đồng/cp
CTCK BIDV (BSC) : ANV đang ở trong trạng thái tăng giá trở lại sau khi có sự điều chỉnh ngắn hạn trong nửa cuối tháng 3. Thanh khoản cổ phiếu những phiên gần đây vẫn đang giữ giá trị ổn định.
Các chỉ báo xu hướng hiện đang ở trong trạng thái khả quan. Đường MACD vừa cắt lên trên đường tín hiệu đồng thời chỉ báo động lượng RSI vẫn chưa đi vào vùng quá mua nên cổ phiếu có tiềm năng duy trì đà tăng trong ngắn hạn.
Ngưỡng hỗ trợ gần nhất của ANV nằm tại khu vực xung quanh 22.5. Mục tiêu chốt lãi của cổ phiếu nằm tại mức 26.5, cắt lỗ nếu ngưỡng 21.7 bị xuyên thủng.
Khuyến nghị mua PPC với giá mục tiêu 30.800 đồng/cp
CTCK Bản Việt (VCSC): CTCP Nhiệt điện Phả Lại (PPC) công bố đề xuất thanh toán cổ tức 5.894 đồng/CP trong năm 2020 (lợi suất cổ tức 21%) – cao hơn đáng kể so với dự báo 2.500 đồng/CP (lợi suất cổ tức 9%).
Không tính khoảng 1.500 đồng/CP đã thanh toán trước trong tháng 12/2020 và tháng 3/2021, PPC sẽ thanh toán 4.394 đồng/CP còn lại (lợi suất cổ tức 16%) sau khi được ĐHCĐ thường niên thông qua vào cuối tháng 4.
PPC duy trì đề xuất thanh toán cổ tức tiền mặt 1.500 đồng/CP (lợi suất cổ tức 5%) trong năm 2021 – thấp hơn đáng kể so với dự báo 2.500 đồng/CP (lợi suất cổ tức 9%).
VCSC hiện có khuyến nghị MUA dành cho PPC với giá mục tiêu 30.800 đồng/CP, tương ứng với tổng mức sinh lời dự phóng 21%, bao gồm lợi suất cổ tức 9%.
Cổ phiếu cần quan tâm ngày 16/11
Báo Đầu tư Chứng khoán trích báo cáo phân tích một số cổ phiếu cần quan tâm trước phiên 14/11 của các công ty chứng khoán.
Video đang HOT
Khuyến nghị tích cực đối với cổ phiếu BMP với giá mục tiêu 68.200 đồng/CP
CTCK MB (MBS)
Cổ phiếu BMP của CTCP Nhựa Bình Minh đóng cửa ở mức 55.200 đồng/cp vào ngày 11/11/2020, giao dịch tại mức EV/EBITDA FY21 là 4,1x và FY20 P/E là 8,5x, thấp hơn nhiều so với mức trung bình ngành lần lượt là 5,2x và 11,7x.
Chúng tôi cho rằng cổ phiếu BMP hấp dẫn nhờ vị thế dẫn đầu thị trường, định giá hấp dẫn, khả năng sinh lời cao, vị thế tài chính mạnh và lợi suất cổ tức hấp dẫn. Duy trì khuyến nghị OUTPERFORM với mức giá mục tiêu 1 năm là 68.200 đồng/CP (mức lợi nhuận kỳ vọng là 29,3 %), định giá công ty ở mức P/E hợp lý là 10,5x.
Chúng tôi duy trì quan điểm rằng BMP ở vị thế cạnh tranh để hưởng lợi nhiều nhất từ việc tăng cường đầu tư cơ sở hạ tầng và bối cảnh ngành ống nhựa Việt Nam đang ngày càng hợp nhất trong dài hạn nhờ những lợi thế cạnh tranh sau: Tài sản thương hiệu mạnh cùng với mạng lưới phân phối rộng;
Bảng cân đối kế toán và dòng tiền hoạt động mạnh là yếu tố tiên quyết giúp công ty vượt trội so với đối thủ, không phải chịu gánh nặng chi phí lãi vay, mang lại khả năng sinh lời tốt nhất và tiếp tục chiếm lĩnh thị phần;
Chuỗi sản xuất tốt, không phụ thuộc vào nguồn nguyên liệu nhập khẩu (97-98% nguyên liệu đầu vào đến từ nguồn trong nước); và Ban lãnh đạo tâm huyết.
>> Tải báo cáo
Khuyến nghị mua đối với cổ phiếu ACV với giá mục tiêu 87.600 đồng/CP
CTCK BIDV (BSC)
Quan điểm đầu tư: Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam - CTCP (ACV - UPCoM) sẽ là doanh nghiệp hưởng lợi lớn nhất khi ngành hàng không (i) phục hồi từ 2021, (ii) tăng trưởng tích cực trong dài hạn, nhờ quy mô lớn - quản lý 22/25 cảng hàng không.
Bên cạnh đó, ACV có nguồn lực tài chính dồi dào, với tiền mặt, và đầu tư tài chính ngắn hạn chiếm 57% tổng tài sản.
BSC dự báo doanh thu và lợi nhuận sau thuế năm 2020 của ACV lần lượt ước đạt 7.959 tỷ đồng (giảm 57% so với năm trước), và 1.875 tỷ đồng (giảm 77 % so với năm trước), với quan điểm sản lượng hành khách quốc tế vẫn kém khả quan và sản lượng hành khách nội địa duy trì đà phục hồi cuối năm.
Do đó, chúng tôi khuyến nghị mua đối với cổ phiếu ACV với giá mục tiêu 87.600 đồng/CP, tăng 28,4% so với mức giá ngày 12/11/2020 dựa trên phương pháp FCFF với mức chiết khấu WACC = 9.3%.
Khuyến nghị theo dõi GAS với giá mục tiêu 78.500 đồng/CP
CTCK BIDV (BSC)
Giá dầu hồi phục chậm gây ảnh hưởng xấu đến doanh thu của Tổng công ty Khí Việt Nam - CTCP (GAS - sàn HOSE). Ước tính 1 USD giá dầu thay đổi sẽ ảnh hưởng cùng chiều lên 400 tỷ đồng doanh thu thuần và 100 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế của GAS.
Bên cạnh đó, sản lượng khí các mỏ cũ ước tính suy giảm bình quân 10 - 20%/năm.
Ngoài ra, Mỏ khí Sao Vàng - Đại Nguyệt khai thác từ tháng 11/2020, bổ sung từ 1,500 triệu m3 khí/năm từ 2021, đóng góp khoảng 13.000 tỷ đồng doanh thu.
Về dự báo kết quả kinh doanh, năm 2020, BSC dự báo GAS đạt doanh thu thuần 63.991 tỷ đồng (giảm 15% so với năm trước) và lợi nhuận sau thuế công ty mẹ 8.035 tỷ đồng (giảm 32%), EPS FW 2020 = 4.198 VND/CP. Giả định (1) sản lượng khí giảm 10% và (2) giá dầu trung bình 2020 41 USD/thùng (giảm 36% so với năm trước).
Năm 2021, doanh thu thuần dự báo đạt 75.257 tỷ đồng (tăng 18% so với năm trước) và lợi nhuận sau thuế công ty mẹ dự kiến 9.391 tỷ đồng (tăng trưởng 17%), EPS FW 2021 = 4.907 đồng/CP. Giả định (1) mỏ Sao Vàng - Đại Nguyệt cung cấp 1.500 m3 khí/năm, và (2) sản lượng các mỏ cũ -10% yoy.
Chúng tôi khuyến nghị theo dõi đối với cổ phiếu GAS với giá mục tiêu năm 2021 là 78.500 đồng/CP, tăng 7% so với mức giá ngày 11/11/2020 dựa trên phương pháp P/E 2021 = 16x.
Mục tiêu chốt lãi của cổ phiếu VCB nằm tại mức 96
CTCK BIDV (BSC)
Cổ phiếu VCB của Ngân hàng Thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam đang ở trong trạng thái tích lũy trung hạn trong khu vực 82-88 trong 3 tháng trở lại đây. Thanh khoản cổ phiếu những ngày giao dịch gần đây đang có chiều hướng giảm dần.
Các chỉ báo xu hướng hiện đang ở trong trạng thái tích cực.
Phiên cuối tuần ngày 13/11, đường MACD vừa cắt lên trên đường tín hiệu đồng thời chỉ báo RSI vẫn còn cách khá xa vùng quá mua nên cổ phiếu có thể thiết lập đà tăng trong ngắn hạn.
Ngưỡng hỗ trợ gần nhất của VCB nằm tại xung quanh giá 85.5. Mục tiêu chốt lãi của cổ phiếu nằm tại mức 96, cắt lỗ nếu ngưỡng 84.5 bị xuyên thủng.
Khuyến nghị mua dành cho BWE với giá mục tiêu 31.600 đồng/CP
CTCK Bản Việt (VCSC)
CTCP Nước - Môi trường Bình Dương (BWE) công bố lợi nhuận sau thuế 10 tháng 2020 đạt 439 tỷ đồng. Kết quả này phù hợp với kỳ vọng của chúng tôi và hoàn thành 84% dự báo cả năm của chúng tôi.
Ngoài ra, BWE cũng công bố Ngân hàng Phát triển Châu Á (ABD) và Cơ quan Hợp tác Quốc tế Nhật Bản (JICA) sẽ chính thức ký kết hợp đồng đồng tài trợ với BWE vào ngày 17/11 cho khoản vay vốn 16 triệu USD với lãi suất Libor nhằm tài trợ cho nhà máy nước Tân Hiệp (gia tăng công suất thêm 100.000 m3/ngày).
Chúng tôi cho rằng diễn biến này là tích cực cho BWE, và sẽ là lần đầu tiên BWE được ABD và JICA cấp khoản vay mà không cần đảm bảo của Chính phủ. Hợp đồng cũng tương ứng với với tỷ lệ cấp vốn phù hợp cho dự án này.
Chúng tôi hiện có khuyến nghị mua dành cho BWE với giá mục tiêu 31.600 đồng/CP, tương ứng với tổng mức sinh lời dự phóng 28%, bao gồm lợi suất cổ tức 5%.
Khuyến nghị mua dành cho cổ phiếu FPT
CTCK Bản Việt (VCSC)
Chúng tôi duy trì khuyến nghị mua và tăng giá mục tiêu thêm 31% khi cập nhật giá mục tiêu đến cuối năm 2021 trong khi thay đổi phương thức định giá thành 100% phương thức tổng của từng phần (SoTP) so với tỷ lệ 80%/20% phương thức chiết khấu dòng tiền tự do(DCF)/SoTP trước đây. Chúng tôi cho rằng phương thức định giá điều chỉnh của chúng tôi là phù hợp hơn đối với cơ cấu doanh nghiệp đa ngành của CTCP FPT (FPT).
Chúng tôi giảm dự báo tổng lợi nhuận sau thuế sau lợi ích cổ đông thiểu số giai đoạn 2020-2023 khoảng 1% do điều chỉnh giảm dự báo doanh thu mảng Xuất khẩu Phần mềm (XKPM), thấp hơn nhẹ so với kỳ vọng của chúng tôi trong 9 tháng năm 2020.
FPT hiện được giao dịch tại PEG 3 năm hấp dẫn là 0,7 dựa theo tốc độ tăng trưởng kép (CAGR) EPS dự phóng giai đoạn 2020-2023 là 20%, củng cố bởi mảng XKPM, Dịch vụ Viễn thông và Giáo dục. Chúng tôi dự báo các mảng này sẽ đóng góp khoảng 87% trong lợi nhuận sau thuế sau lợi ích cổ đông thiểu số dự phóng năm 2023 so với khoảng 78% trong năm 2019.
Chúng tôi cho rằng FPT sẽ hưởng các lợi ích hậu dịch COVID-19 khi Công nghệ thông tin (CNTT) - đặc biệt là chuyển đổi số (DX) - trở nên cần thiết hơn trong hoạt động, tính liên tục và chiến lược kinh doanh. Ngoài ra, FPT Telecom có khả năng hưởng lợi từ nhu cầu gia tăng cho giải trí tại nhà và trung tâm dữ liệu.
Rủi ro: cạnh tranh gay gắt trong mảng viễn thông đến từ cả phân khúc đường truyền cố định và băng thông rộng; dịch COVID-19 kéo dài tiếp tục ảnh hưởng chi tiêu CNTT toàn cầu.
Khuyến nghị mua dành cho cổ phiếu PPC
CTCK Bản Việt (VCSC)
Chúng tôi điều chỉnh giảm giá mục tiêu 5% cho CTCP Nhiệt điện Phả Lại (PPC) nhưng giữ khuyến nghị mua nhờ lợi suất cổ tức ổn định và khả năng đánh giá lại khoản đầu tư vào HND và QTP.
Chúng tôi điều chỉnh giảm giá mục tiêu khi điều chỉnh lợi nhuận sau thuế 2020 giảm 10% và lợi nhuận sau thuế cộng dồn giai đoạn 2021-2030 giảm 9%, phần nào được bù đắp bởi cập nhật mô hình định giá từ giữa năm 2021 đến cuối 2021.
Chúng tôi điều chỉnh giảm dự báo lợi nhuận sau thuế cho năm 2020 chủ yếu từ sản lượng điện thương phẩm thấp hơn, giá bán trên thị trường phát điện cạnh tranh (CGM) thấp hơn đáng kể do lượng mưa lớn, chi phí than cao hơn do đóng góp của cơ cấu than đầu vào cao hơn, và tỷ lệ nhiệt trị (lượng tiêu thụ than mỗi kWh) kém hiệu quả của nhà máy Phả Lại 1.
Chúng tôi cũng giả định rằng PPC sẽ trì hoãn dự án đại tu trong năm 2020 sang năm 2021 và 2022, sẽ phần nào hỗ trợ cho lợi nhuận 2020 nhưng sẽ ảnh hưởng đến các năm sau đó.
PPC hiện đang giao dịch với định giá hấp dẫn với P/E dự phóng 2021 đạt 7,9 lần so với trung vị P/E trượt của các công ty cùng ngành trong khu vực là 14,1 lần. Chúng tôi tiếp tục DPS mạnh mẽ từ PPC đạt 2.500 đồng/3.000 đồng/CP cho năm 2020 và 2021, với vị thế tiền mặt hiện tại. Khả năng thực hiện IPO của công ty mẹ PPC trong 2021 là EVNGENCO 2 sẽ giúp xác nhận kỳ vọng cổ tức này của chúng tôi.
Yếu tố hỗ trợ: thu nhập bất thường trong năm 2021; đóng góp tiềm năng từ nhà máy Phả Lại 3 (600 MW).
Rủi ro: cải thiện tỷ lệ nhiệt trị của Phả Lại 1 trong năm 2021 yếu hơn kỳ vộng.
Khuyến nghị mua dành cho TLG với giá mục tiêu 49.000 đồng/CP
CTCK Bản Việt (VCSC)
Chúng tôi duy trì khuyến nghị mua dành cho CTCP Tập đoàn Thiên Long (TLG) trong khi nâng giá mục tiêu thêm 8% lên 49.000 đồng/CP chủ yếu do chúng tôi 1) cập nhật mô hình định giá chiết khấu dòng tiền, 2) áp dụng mức EPS dự phóng 2021 cao hơn trong định giá P/E và 3) nâng dự báo lợi nhuận sau thuế sau lợi ích cổ đông thiểu số trung bình 2020-2024 thêm 2%.
Chúng tôi nâng dự báo lợi nhuận sau thuế sau lợi ích cổ đông thiểu số 2020 thêm 16% lên 206 tỷ đồng (-41% YoY) do biên lợi nhuận phục hồi nhanh hơn dự kiến trong quý 3.
Chúng tôi dự báo mức lợi nhuận phục hồi mạnh mẽ trong năm 2021 từ mức cơ sở thấp 2020 với lợi nhuận sau thuế sau lợi ích cổ đông thiểu số đạt 355 tỷ đồng ( 73% YoY), chủ yếu được dẫn dắt bởi tăng trưởng doanh số.
Chúng tôi giữ quan điểm rằng tác động của dịch COVID-19 đã ảnh hưởng lớn nhất đến TLG trong 6 tháng 2020; do đó, công ty sẽ dần phục hồi về cuối thời điểm 2020. Ngoài ra, lợi thế cạnh tranh của công ty (như danh mục sản phẩm đa dạng, hệ thống phân phối rộng khắp và tiếp tục thực hiện R&D - Nghiên cứu & Phát triển sản phẩm) sẽ tiếp tục hỗ trợ tăng trưởng dài hạn của TLG.
Chúng tôi cho rằng cổ phiếu của TLG đã bị quá bán và định giá của công ty là hấp dẫn với P/E 2020 đạt 8,1 lần và P/E trượt trung vị 15,0 lần trong bối cảnh tăng trưởng EPS 2021 đạt 73% so với dự báo năm 2020.
Rủi ro: biên lợi nhuận thấp hơn dự kiến từ mức tăng của giá dầu thô và chi phí nhựa đầu vào.
Chứng khoán ngày 9/11: Cổ phiếu nào nên mua vào? Một số mã cổ phiếu nhà đầu tư cần chú ý trước phiên giao dịch 9/11. Mở hỗ trợ gần nhất của DXG quanh ngưỡng giá 11.800 đồng/cp CTCK BIDV (BSC): DXG vẫn đang ở trong xu hướng tăng giá trung hạn từ đầu tháng 8 đến nay với xuất phát điểm từ vùng hỗ trợ 8.500-9.000 đồng/cp. Thanh khoản cổ phiếu những...