Chứng khoán ngày 5/3: Gục ngã trước ngưỡng 1.000 điểm
Đợt tăng kéo dài suốt buổi sáng đã tạo ra sự khác biệt nho nhỏ so với phiên ngày 25/2 vừa qua: VN-Index đã nếm trải mùi vị của điểm số 1.000 điểm sau gần 5 tháng.
Chỉ số lên cao nhất là 2 phút đầu tiên của phiên chiều, đạt 1.000,25 điểm. Thật ra VN-Index cũng đã chạm 1.000 điểm từ 5 phút cuối phiên sáng nhưng trồi sụt không ổn định. Đỉnh cao của chỉ số cũng chính là đỉnh cao của VIC, VHM, VCB, GAS, TCB, BID… Những cổ phiếu này sau đó tụt xuống và chỉ số cũng trượt dốc theo.
VN-Index đóng cửa chỉ còn 992,45 điểm và giảm nhẹ 0,15% so với tham chiếu. VN30-Index giảm nhiều hơn tới 0,51%. Độ rộng của VN30 quá tệ với 7 mã tăng/21 mã giảm.
Mặc dù chỉ số giảm không nhiều nhưng đây là lần thứ hai thị trường xuất hiện lực chốt lời mạnh khi tiệm cận ngưỡng 1.000 điểm. Thực tế tuy VN-Index quay lại đỉnh cao cũ cách đây 7 phiên nhưng cổ phiếu thì đa số là thấp hơn, nhất là đối với cổ phiếu trong nhóm VN30. Các blue-chips phiên này không mạnh, thanh khoản duy trì tương đương ngày hôm qua nhưng cổ phiếu thì trượt giảm đáng kể.
Lúc thị trường đạt đỉnh cao nhất, VN30 chỉ có 4 mã giảm cùng 2 mã tham chiếu. Đến cuối phiên số giảm lên tới 21 mã. Các trụ giảm không nhiều trừ VHM: VIC giảm 0,09%, VNM giảm 0,63%, VRE giảm 0,44%, TCB giảm 0,74%, MSN giảm 0,11%, HPG giảm 0,85%, VJC giảm 0,74%.
VHM là cổ phiếu giảm nhiều nhất, -2,36% so với tham chiếu. Thanh khoản cũng thuộc loại lớn với 1,15 triệu cổ phiếu tương đương 105,8 tỷ đồng khớp lệnh. VHM bị nhà đầu tư nước ngoài xả 679.850 cổ phiếu và mua 253,850 cổ phiếu. Như thế lượng bán của khối này chiếm gần 59% thanh khoản.
Video đang HOT
Nhóm tăng có 4 đại diện ngân hàng là VCB tăng 0,32%, HDB tăng 0,99%, CTG tăng 0,24% và BID tăng 2,98%. Ngoài ra còn SAB tăng 0,62% và GAS tăng 0,97%. BID là cổ phiếu mạnh nhất nhưng rất tiếc là vốn hóa quá nhỏ so với VHM nên bù lại chưa được một nửa điểm số đã mất do VHM. Nhóm ngân hàng thực tế mạnh hơn mặt bằng chung nhưng mức tăng cũng không thể xuất sắc hơn. Tất cả các mã còn tăng đều đã bị ép đáng kể: VCB tăng tại đỉnh là 1,59%, BID tăng 5,06%, CTG tăng 2,64%, HDB tăng 1,48%.
VN-Index trượt khỏi ngưỡng 1000 điểm ngay phút thứ 3 của phiên chiều và toàn bộ thời gian còn lại là rơi sâu hơn. Độ rộng vẫn khá mạnh với 159 mã tăng/148 mã giảm nhưng số tăng dồn hết vào nhóm vốn hóa nhỏ. Smallcap là chỉ số duy nhất tăng 0,38%. HSX vẫn có một số mã giao dịch tích cực nhưng không đại diện được như TTF, TSC, DLG, HQC…
Lần thứ hai VN-Index chạm tới 1000 điểm đi kèm với mức thanh khoản rất cao. Giá trị khớp lệnh cả phiên đạt 5.094 tỷ đồng, chỉ thấp hơn phiên ngày 28/2 vài chục tỷ đồng. Như vậy ngày T3 đã có mức thanh khoản xấp xỉ nhau dù giá cổ phiếu hôm nay cao hơn.
Trong 12 cổ phiếu khớp lệnh vượt 100 tỷ đồng hôm nay ở cả hai sàn, chỉ có 4 cổ phiếu tăng giá là CTG, BID, FLC và HBC. 12 mã này chiếm 32% tổng giá trị khớp toàn thị trường.
Nhà đầu tư nước ngoài đã quay lại mua ròng khoảng 95 tỷ đồng ở hai sàn phiên này. Cụ thể, HSX được giải ngân 1.111,9 tỷ đồng và bán ra 1.065,3 tỷ đồng. HNX được mua 57,8 tỷ, bán 9,6 tỷ đồng. Bán ròng khủng nhất là NBB, GTA, CII, VHM, HSG VJC, MSN. Phía mua ròng có HBC, PVD, VRE, HPG, VCB, SSI, BID, GAS và chứng chỉ quỹ.
Lan Ngọc
Theo neconomy.vn
Khối ngoại tiếp tục xả ròng 340 tỷ đồng VGC
Phiên giao dịch hôm nay diễn ra khá tích cực, toàn thị trường ghi nhận 348 mã tăng/263 mã giảm. Với biên độ rộng nổi bật ở số tăng giá thể hiện trạng thái giao dịch sôi động trong các nhóm vừa và nhỏ.
Nhóm ngành thép cũng được khối ngoại mua ròng tốt.
Do đó, VN-Index đóng cửa tăng 3,21 điểm (0,33%) lên 990,27 điểm; HNX-Index giảm 0,03 điểm (0,03%) xuống 107,63 điểm và UpCom-Index tăng 0,01 (0,02%) xuống 55,60 điểm.
Trong giao dịch của nhà đầu tư nước ngoài, phiên hôm nay họ vẫn bán ròng rất lớn bởi ảnh hưởng của việc xả 16,9 triệu VGC. Nếu tính cả phiên giao dịch hôm qua, chỉ trong hai ngày, khối ngoại đã bán ròng 44,3 triệu cổ phiếu VGC, tương ứng giá trị hơn 888 tỷ đồng.
Tuy nhiên, do chủ yếu là giao dịch thỏa thuận nên thị giá VGC không bị ảnh hưởng. Kết thúc phiên, mã này vẫn dừng ở mức 21.600 đồng/cổ phiếu và giữ được giá tham chiếu.
Trên sàn HSX, khối ngoại mua vào với khối lượng 24,8 triệu đơn vị, giá trị 765 tỷ đồng và bán ra với khối lượng 20 triệu đơn vị, giá trị 712 tỷ đồng. Như vậy, khối ngoại đã có phiên mua ròng thứ 7 liên tiếp với hơn 4,8 triệu đơn vị, giá trị khoảng 53 tỷ đồng.
Chứng chỉ quỹ ETF nội E1VFVN30 tiếp tục dẫn đầu phía mua ròng với giá trị 101 tỷ đồng. Nhóm ngành thép cũng được mua ròng tốt với HPG 26,2 tỷ đồng và HSG với 9,8 tỷ đồng.
Còn tại bên bán ròng, GTN bất ngờ bị bán ròng tới 76 tỷ đồng, tuy nhiên giao dịch hầu như được thông qua phương thức thỏa thuận. Tiếp theo sau lần lượt là VJC với 48,9 tỷ đồng; VHM với 48,5 tỷ đồng; DHG với 34 tỷ đồng; VIC với 24,7 tỷ đồng; KDH với 12,1 tỷ đồng...
Trên HNX, khối ngoại có phiên bán ròng khá mạnh với 320 tỷ đồng, trong đó riêng giá trị bán thỏa thuận VGC đã lên tới gần 338,6 tỷ đồng. Còn nếu tình cả khối lượng khớp lệnh thì VGC bị bán ròng 340 tỷ đồng.
Ngược lại, PVS có phiên thứ 9 liên tiếp đứng đầu giá trị mua ròng sàn HNX với 23,6 tỷ đồng.
Trên UpCom, khối ngoại mua ròng xấp xỉ phiên trước với 98 nghìn đơn vị, tương ứng 9,3 tỷ đồng. Trong đó HVN đứng đầu bên mua ròng với 11,4 tỷ đồng còn GVR đứng đầu bên bán ròng với 1,9 tỷ đồng.
Như vậy, trong phiên hôm nay, nhà đầu tư ngoại đã bán ròng 257,7 tỷ đồng trên toàn thị trường.
Đào Vũ
Theo vneconomy.vn
VN-Index cán mốc 994 điểm, khối ngoại mua ròng VCB, MSN, HPG Kết thúc phiên chiều 25.2, VN-Index ở mức 994,43 điểm. Như vậy, chưa đầy 2 tháng đầu năm thị trường chứng khoán Việt Nam đã lấy lại những gì đã mất trong năm 2018. Mốc 1000 điểm đang tiến đến rất sát trong sự kì vọng của các nhà đầu tư. Thị trường chứng khoán đang có những diễn biến tích cực Thị...