Chứng khoán ngày 30/9: Cổ phiếu lớn phân hóa, VN-Index tăng nhẹ hơn 1 điểm
Thị trường chứng khoán ngày 30/9: VN-Index biến động giằng co trong biên độ hẹp và có được sắc xanh nhạt sau phiên giao dịch cuối tháng 9.
Diễn biến của chỉ số VN-Index trong phiên giao dịch ngày 30/9 (Nguồn: TVSI)
Khép lại phiên giao dịch ngày 30/9, chỉ số VN-Index tăng 1,23 điểm (tương đương 0,14%) lên 905,21 điểm. Tổng khối lượng giao dịch đạt hơn 340,685 triệu đơn vị, giá trị hơn 6.359 tỷ đồng.
Tương tự, chỉ số HNX-Index kết phiên tăng 1,2 điểm (tương đương 0,91%) lên 132,93 điểm. Chỉ số UPCoM-Index cũng tăng nhẹ 0,21 điểm (tương đương 0,33%) lên 61,73 điểm.
Hôm nay, chỉ số sàn HOSE nhập cuộc khá thận trọng cùng diễn biến giằng co quanh tham chiếu ở những phút đầu mở cửa. Sau đó, bên bán có phần chiếm ưu thế đã khiến VN-Index rơi vào sắc đỏ trong thời gian còn lại của phiên sáng nhưng với biên độ giảm không quá lớn.
Tới phiên chiều, VN-Index có thêm một nhịp lùi về sát ngưỡng 900 điểm trước khi lực cầu bắt đáy xuất hiện và kéo chỉ số đảo chiều thành công.
Video đang HOT
Nhóm cổ phiếu lớn có sự phân hóa với bên tác động tích cực giúp VN-Index “thoát hiểm” như MSN tăng 1,87%, GVR tăng 1,65%, BVH tăng 1,46%, VHM tăng 0,27%, VRE tăng 0,55%, NVL tăng 0,79%, BID tăng 0,37%, MBB tăng 0,51%, STB tăng 3,76%…
Ở chiều ngược lại, gây áp lực lên chỉ số chung thuộc về VCB giảm 0,59%, SAB giảm 0,92%, VNM giảm 0,27%, GAS giảm 0,28%, PLX giảm 0,59%, FPT giảm 0,4%…
Trên sàn Hà Nội, đóng vai trò “đầu tàu” nâng đỡ HNX-Index chính là mã VCS của CTCP Vicostone với mức tăng trần 9,91% lên 73.200 đồng/CP sau khi doanh nghiệp này vừa công bố kết quả ước thực hiện quý III/2020 với doanh thu và lợi nhuận đều tăng trưởng so với cùng kỳ.
Ngoài ra, hỗ trợ cho chỉ số của sàn còn có sự hiện của SHB tăng 1,32%, NVB tăng 3,41%, ACB tăng 0,45%, VCG tăng 0,5%, THD tăng 0,6%, PVS tăng 0,74%…
Theo nhận định của Công ty CP Chứng khoán Sài Gòn – Hà Nội (SHS), thị trường hồi phục trở lại với thanh khoản suy giảm và thấp hơn trung bình 20 phiên cho thấy cầu mua lên trong phiên hôm nay là chưa thực sự dứt khoát.
Trên góc nhìn kỹ thuật, VN-Index kiểm định thành công hỗ trợ gần nhất quanh 900 điểm và hồi phục trở lại cho thấy cầu quanh ngưỡng này là tương đối tốt và kháng cự gần nhất của chỉ số vẫn là quanh ngưỡng 910 điểm.
Khối ngoại tiếp tục bán ròng mạnh với gần 260 tỷ đồng trên hai sàn tiếp tục là một chỉ báo tiêu cực. Tuy nhiên, trên thị trường phái sinh, hợp đồng tương lai VN30 tháng 10 tăng mạnh hơn so với chỉ số cơ sở VN30, qua đó chuyển từ basis âm sang basis dương cho thấy nhà đầu tư đang lạc quan hơn với xu hướng trong ngắn hạn.
SHS dự báo, trong phiên giao dịch tiếp theo 1/10, VN-Index có thể sẽ tiếp tục đi ngang và giằng co với biên đô trong khoảng 900-910 điểm. Những nhà đầu tư đã chốt lời một phần danh mục quanh ngưỡng 910 điểm có thể canh những nhịp tăng điểm lên quanh ngưỡng 910 điểm (nếu có) để tiếp tục hạ tỷ trọng cổ phiếu.
Ở chiều ngược lại, những nhà đầu tư đã bắt đáy một phần danh mục trong phiên hôm nay quanh ngưỡng 900 điểm được khuyến nghị nên đứng ngoài và quan sát thị trường.
Góc nhìn chứng khoán: Tiền vẫn ào ạt đổ vào thị trường
Những lo lắng trước biến động rất xấu từ các thị trường quốc tế phần nào được giải tỏa hôm nay khi diễn biến giao dịch khá ổn định, bất chấp số cổ phiếu giảm giá đã nhiều hơn hẳn.
VN-Index vẫn chưa thể bứt phá một cách dứt khoát dù về mặt kỹ thuật đã có thể xem là vượt ngưỡng kháng cự.
Các chỉ số chứng khoán quan trọng của Mỹ đêm qua đều giảm mạnh và thủng ngưỡng hỗ trợ quan trọng nên có nguy cơ tác động xấu đến tâm lý nhà đầu tư trong nước. Tuy vậy thị trường Việt Nam vẫn chứng kiến dòng tiền rất mạnh hôm nay, thậm chí có lúc dẫn chỉ số đi ngược với toàn châu Á.
Yếu tố thanh khoản đang gây ấn tượng mạnh khi bước sang phiên thứ hai liên tiếp thị trường đạt ngưỡng khớp lệnh trên 7.000 tỷ đồng. Điểm bất lợi so với hôm qua là thanh khoản cao không có sự lan tỏa tốt và số lượng cổ phiếu giảm giá có mức tăng nhiều.
Cụ thể, giao dịch khớp lệnh tại sàn HSX giảm khoảng 2% giá trị so với hôm qua trong khi xuất hiện thanh khoản đột biến ở STB. Cổ phiếu này giao dịch tới gần 564 tỷ đồng, trong khi hôm qua chỉ giao dịch hơn 212 tỷ đồng. Như vậy phần còn lại của thị trường nhìn chung là giảm thanh khoản một chút so với phiên trước. Sàn HXN tăng giao dịch gần 10% thì ACB, PVS và SHB tăng thanh khoản tới 30% khiến bình quân các cổ phiếu còn lại cũng giảm thanh khoản.
Cổ phiếu sàn HSX giảm giá cũng tăng từ 184 mã hôm qua lên 245 mã hôm nay và số tăng giá giảm từ 220 mã xuống còn 150 mã. Do đó nếu nhìn từ mặt bằng giá cổ phiếu thì áp lực bán cũng tăng mạnh hơn và đẩy được giá giảm qua tham chiếu.
Hai yếu tố này thể hiện sự giằng co vẫn đang diễn ra. Một mặt nhà đầu tư chấp nhận thực tế là VN-Index đang vượt đỉnh về mặt kỹ thuật và mua vào mạnh. Mặt khác, nhà đầu tư cầm cổ vẫn đang chốt lời rất mạnh nên mới tạo được sự giằng co về giá. Thị trường chứng khoán Việt Nam nhìn từ VN-Index đang thể hiện sức mạnh tốt nhất thế giới trong hai phiên gần đây. Thanh khoản rất cao ít nhất thể hiện được tâm lý mạnh mẽ của những người mua vào, vì thông thường nếu lo sợ ảnh hưởng từ bên ngoài, nhà đầu tư sẽ giải ngân chậm hơn.
VN-Index không bứt phá được sau khi đã vượt 905 điểm một phần vì sự đổi trụ không diễn ra xuôn sẻ. Hôm nay chỉ có VCB tăng một cách lẻ loi và mã này cũng bị xả khá rõ. Các mã tăng tốt như STB thì chỉ đóng góp chủ yếu vào thanh khoản chứ không phải điểm số. Những mã kéo chỉ số hôm qua đều quay đầu giảm hôm nay, nhất là VIC giảm tới 1,46%, GAS giảm 1,24%. Thị trường vẫn xuất hiện một nhịp xả trong phiên chiều.
Điều có thể hi vọng là dòng tiền quy mô lớn đang mua vào có thể hấp thụ được nhu cầu chốt lời. VN-Index chỉ thể hiện một khía cạnh của thị trường còn cổ phiếu rất nhiều mã cũng vẫn đang ở ngưỡng kháng cự và nhà đầu tư có nhu cầu bán ra. VN-Index vượt đỉnh không có nghĩa là kéo được tất cả các cổ phiếu, nhất là các thanh khoản lớn, vượt khỏi ngưỡng kháng cự của chính nó và không phải nhà đầu tư luôn nhìn vào yếu tố kỹ thuật của chỉ số để giao dịch cho danh mục. Nếu chỉ số cứ vượt đỉnh là bước vào nhịp tăng mới dài hơn thì đã không có hàng trăm triệu cổ phiếu bán ra để tạo thanh khoản trên 7.000 tỷ đồng liên tục như vậy.
Tính từ đầu tháng 9 tới nay VN-Index vẫn đang là chỉ số mạnh nhất thế giới và là một trong số rất ít chỉ số có lợi suất dương, tăng 2,8%. Khoảng một nửa số cổ phiếu ở sàn HSX có mức tăng cao hơn chỉ số. Vì vậy tháng 9 vẫn là thời gian không tệ đối với nhà đầu tư. Đó là phần thưởng cho các nhà đầu tư đủ dũng cảm nắm giữ cổ phiếu bất chấp các thời điểm thử thách đỉnh 900-905 không thành công. Lúc này thị trường đón nhận dòng vốn đứng ngoài quay lại sau khi các tín hiệu kỹ thuật của chỉ số tốt hơn, nhà đầu tư chốt lời cũng là điều bình thường.
Góc nhìn chứng khoán: Xả đột biến, giao dịch kỷ lục Tín hiệu đáng ngại nhất trong giao dịch là thanh khoản gia tăng đột biến kỷ lục mà giá cổ phiếu không tăng được hoặc đảo chiều. Đó là hiện tượng xả quá nhiều. Thị trường đảo chiều đột ngột hôm nay do bị bán ra quá nhiều. Giá trị riêng khớp lệnh của hai sàn hôm nay nhảy vọt lên gần 8.500...