Chứng khoán ngày 30/6: Thị trường đang ở đáy, đây là những cổ phiếu nên mua
Một số mã cổ phiếu nhà đầu tư cần chú ý trước phiên giao dịch 30/6.
Ngưỡng kháng cự của PLP trong ngưỡng 11.500-12.000 đồng/cp
CTCK Ngân hàng Đầu tư Phát triển (BSC) : PLP vẫn đang ở trong quá trình tăng giá từ đầu tháng 4 đến nay tuy nhiên đã có sự điều chỉnh ngắn hạn trong thời gian gần đây. Thanh khoản cổ phiếu đang có chiều hướng giảm dần.
Phiên 29/6, sự hưng phấn đã đẩy giá PLP tăng kịch trần, qua đó giúp cổ phiếu tiếp tục dao động trong vùng tích lũy 10.500-12.500 đồng/cp. Các chỉ báo kỹ thuật hiện chưa có được sự đồng nhất trong trạng thái.
Tuy chỉ báo động lượng RSI vẫn đang ở trên giá trị 50 nhưng chỉ báo MACD vừa xuất hiện Death Cross nên cổ phiếu có thể chưa trở lại đà tăng của mình trong ngắn hạn.
Ngưỡng kháng cự gần nhất của PLP nằm tại khu vực 11.500-12.000 đồng/cp. Mục tiêu chốt lãi của cổ phiếu nằm tại đỉnh cũ ở ngưỡng 13.500 đồng/cp, cắt lỗ nếu vùng giá xung quanh 9.500 đồng/cp bị xuyên thủng.
Khuyến nghị mua cho PNJ
CTCK Bản Việt (VCSC) : Duy trì khuyến nghị mua cho PNJ khi cho rằng lợi thế cạnh tranh mạnh mẽ của PNJ sẽ dẫn dắt tăng trưởng lợi nhuận gia tăng sau năm 2020 – đặc biệt các rủi ro gián đoạn kinh doanh đến từ dịch COVID-19 hiện đã suy yếu tại Việt Nam – dù khả năng tăng trưởng chi tiêu của người tiêu dùng trong nước hạ nhiệt.
Video đang HOT
VCSC điều chỉnh giảm tổng LNST sau lợi ích CĐTS giai đoạn 2020-2022 thêm 4% do dự báo biên lợi nhuận gộp mảng bán lẻ thấp hơn khi môi trường vĩ mô hiện chưa rõ ràng dẫn đến chuyển đổi nhu cầu từ các mặt hàng trang sức đá quý có biên lợi nhuận cao hơn sang mặt hàng trang sức có hàm lượng vàng cao.
Tuy nhiên, chúng tôi tăng giá mục tiêu thêm 18% do loại bỏ mức chiết khấu định giá 30% đã áp dụng trước đây trong giai đoạn dịch COVID-19 bùng phát tại Việt Nam, phần nào bù đắp bởi dự báo lợi nhuận thấp hơn cũng như chi phí vốn chủ sở hữu cao hơn.
Rủi ro cho quan điểm tích cực: mức phục hồi thấp hơn dự kiến trong chi tiêu không thiết yếu sau năm 2020; tiến độ mở rộng cửa hàng chậm hơn dự kiến; cạnh tranh gia tăng.
Khuyến nghị mua TCM với giá 22.800 đồng/cp
CTCK Mirae Asset : Xuất khẩu ngành dệt may gặp nhiều khó khăn trong năm 2020, nguyên nhân đến từ việc phong tỏa diện rộng ở nhiều nước trên thế giới bởi dịch Covid-19, điều này đã tác động tới giá trị xuất khẩu trong tháng 5 đạt 3,5 tỷ USD (giảm 12% so với cùng kỳ) và lũy kế 5 tháng đạt 19 tỷ USD (giảm 12%).
Tuy nhiên trong tháng 5, Mirae Asset thấy sự hồi phục của CTCP Dệt may – Đầu tư – Thương mại Thành Công (HoSE: TCM) có phần vượt trội hơn so với tình hình chung của ngành.
Đơn hàng ở các mặt hàng truyền thống giảm do nhu cầu ở các thị trường xuất khẩu giảm. Trong khi đó, TCM nhận đơn hàng khẩu trang, dụng cụ y tế trong giai đoạn qua.
Từ tháng 4/2020, TCM đã sản xuất được vải kháng khuẩn để phục vụ các đơn hàng của TCM cũng như cung ứng cho các doanh nghiệp may gia công khác. Nhóm các đơn hàng này đóng góp khoảng 50% vào tổng doanh thu của TCM, bù đắp 1 phần thiệt hại do thiếu hụt đơn hàng truyền thống.
Nhiều nhà sản xuất trong nước gặp khó khăn trong việc xuất khẩu khẩu trang và các trang phục bảo hộ sang Mỹ bởi các yêu cầu nghiêm ngặt về chất lượng. TCM là doanh nghiệp có kinh nghiệm làm việc với các đối tác ở Mỹ trước đây nên đã tạo điều kiện cho TCM nhận và xuất đơn hàng khẩu trang và dụng cụ y tế.
Mirae Asset dự phóng doanh thu của TCM năm 2020 sẽ giảm 7% so với cùng kỳ.
Theo kỳ vọng của Mirae Asset, sức mua của người tiêu dùng sẽ có chuyển biến phục hồi từ cuối năm 2020. TCM tiếp tục tận dụng lợi thế từ chuỗi giá trị hoàn chỉnh, và TCM sẽ khai thác được cơ hội mới từ hiệp định EVFTA.
Qua đó, Mirae Asset khuyến nghị mua TCM với giá mục tiêu 22.800 đồng/cp.
Thị trường chứng khoán chìm sâu trong sắc đỏ
Thị trường chứng khoán vừa có phiên giảm điểm rất mạnh với thanh khoản ở mức rất cao.
VN-Index vẫn có khả năng sẽ xuất hiện sự hồi phục tăng điểm trở lại.
Đóng cửa phiên giao dịch, chỉ số VN-Index giảm 32,2263 điểm (3,63%) xuống 867,37 điểm; HNX-Index giảm 3,83% xuống 116,06 điểm và UPCom-Index giảm 2,72% xuống 55,75 điểm.
Thanh khoản thị trường tăng lên khá mạnh với giá trị khớp lệnh 3 sàn đạt 11,8 nghìn tỷ đồng. Trên toàn thị trường có tới 93 mã giảm sàn.
Việc thị trường tăng "nóng" trong thời gian gần đây khiến xu hướng chốt lời gia tăng, cùng việc chỉ số Dow Jones Future hiện đang mất 500 điểm đã ảnh hưởng tiêu cực tới tâm lý giới đầu tư.
Hàng loạt cổ phiếu trên thị trường giảm sâu, trong đó nhiều Bluechips như CTG, MSN, GAS, HSG, POW, PNJ, VRE, PLX, MWG, BID... đều giảm sàn. Ngoài ra, nhiều cổ phiếu tăng "nóng" thời gian gần đây như DBC, KSB, DRH, SJS,... cũng bị bán mạnh và đồng loạt giảm sàn.
Đà giảm diễn ra trên hầu hết các nhóm ngành, từ ngân hàng, chứng khoán đến bất động sản, dầu khí, dệt may, khu công nghiệp...
BID, GAS và VIC là 3 mã tác động tiêu cực nhất tới thị trường chứng khoán khi lấy đi của VN-Index lần lượt 3,34; 2,8 và 2,54 điểm.
Theo Công ty Chứng khoán Bảo Việt (BVSC), thị trường nhiều khả năng sẽ tiếp tục chịu áp lực bán mạnh vào đầu phiên giao dịch cuối tuần. Tuy nhiên, VN-Index vẫn có khả năng sẽ xuất hiện sự hồi phục tăng điểm trở lại để thử thách vùng kháng cự 883-891 điểm trong một vài phiên kế tiếp.
"Về tổng thế, sau khi xuyên thủng ngưỡng điểm trên, thị trường nhiều khả năng sẽ bước vào nhịp điều chỉnh ngắn và có thể lùi về các vùng hỗ trợ mạnh 800-820 điểm trong ngắn hạn", BVSC khuyến nghị.
Cũng theo BVSC, nhóm cổ phiếu vốn hóa vừa và nhỏ có thể sẽ còn tiếp tục chịu áp lực chốt lời mạnh trong những phiên tới khi nhiều cổ phiếu thuộc nhóm này đã đạt được mức tăng trưởng đột biến chỉ trong một thời gian ngắn. Nhóm cổ phiếu vốn hóa lớn cũng sẽ gặp nhiều khó khăn, nhất là khi hoạt động tái cơ cấu danh mục của các quỹ ETFs đang ở phía trước.
Công ty Chứng khoán Sài Gòn - Hà Nội (SHS) cũng dự báo, trong phiên giao dịch cuối tuần 12/6, VN-Index có thể sẽ tiếp tục rung lắc với vùng kháng cự gần nhất trong khoảng 870-880 điểm. Nhà đầu tư đang có tỷ trọng cổ phiếu cao có thể canh bán ra khi VN-Index hồi phục về vùng kháng cự 870-880 điểm. Ở chiều ngược lại, những nhà đầu tư đang có tỷ trọng tiền mặt lớn có thể giải ngân trở lại nếu thị trường điều chỉnh về vùng hỗ trợ quanh 840 điểm.
VN-Index tăng gần 14 điểm Chốt phiên giao dịch, VN-Index tăng 13,7 điểm (1,55%), dừng ở mức 899,92 điểm với 313 mã tăng, 77 mã giảm và 47 mã đứng giá. Thị trường chứng khoán Việt Nam trong phiên giao dịch ngày đầu tuần 8-6 bật tăng mạnh, có thời điểm tăng gần 20 điểm, vượt mốc 900 điểm. Thông tin Quốc hội thông qua Nghị quyết phê...