Chứng khoán ngày 28/9: FCN, PVT, LNG được khuyến nghị
Một số mã cổ phiếu nhà đầu tư cần chú ý trước phiên giao dịch 28/9.
Ngưỡng hỗ trợ của FCN nằm tại mốc 11.000 đồng/cp
CTCK BS C (BSI): FCN đang ở trong trạng thái tiếp tục tăng giá sau khi đã có sự sụt giảm khá mạnh vào nửa cuối tháng 7 do ảnh hưởng của làn sóng COVID thứ hai.
Phiên 25/9, thanh khoản tăng cao đã đẩy giá cổ phiếu tăng ấn tượng 6,07%, qua đó chính thức vượt qua mức đỉnh cũ của tháng 6 ở ngưỡng 11.200 đồng/cp. Các chỉ báo xu hướng hiện đều ủng hộ cho trạng thái tích cực của FCN.
Tuy nhiên, do chỉ báo RSI đã đi vào vùng quá mua nên cổ phiếu có thể sẽ xuất hiện sự điều chỉnh trong ngắn hạn.
Ngưỡng hỗ trợ gần nhất của FCN nằm tại xung quanh giá 11.000 đồng/cp. Mục tiêu chốt lãi của cổ phiếu nằm tại mức 13.000 đồng/cp, cắt lỗ nếu mệnh giá 10.000 đồng/cp bị xuyên thủng.
Khuyến nghị mua PVT với giá 13.300 đồng/cp
CTCK Bản Việt (VCSC): Tổng CTCP Vận tải Dầu khí công bố kết quả kinh doanh sơ bộ 9 tháng 2020 với doanh thu đạt 5,3 nghìn tỷ đồng (-8,3% YoY) và LNTT đạt 565 tỷ đồng (-21,6% YoY).
Mức giảm trong LNTT chủ yếu đến từ giá thuê tàu chở dầu thô thấp hơn, giá thuê ngày thấp hơn của kho nổi và chi phí HĐKD cao hơn do dịch COVID-19.
Trong quý 3/2020, doanh thu đã tăng 11,2% YoY trong khi LNTT giảm 21,2% YoY do sản lượng vận chuyển dầu thô thấp hơn khi BSR đã thực hiện trùng tu 51 ngày kể từ ngày 12/8/2020.
CTCK khuyến nghị gì cho phiên giao dịch 28/9.
Tuy nhiên, doanh thu và LNST 9 tháng 2020 đã hoàn thành lần lượt 77,3% và 76,6% dự báo tương ứng cả năm, và phù hợp phần lớn với dự báo của VCSC.
VCSC hiện có khuyến nghị mua dành cho PVT với giá mục tiêu 13.300 đồng/cp (tổng mức sinh lời dự phóng 6,5% bao gồm lợi suất cổ tức 5,3%). Theo giá đóng cửa 25/9, PVT hiện đang giao dịch với EV/EBITDA 3,8 lần trong năm 2020.
Video đang HOT
Khuyến nghị trung lập cho LNG với giá 28.300 đồng/cp
CTCK Rồng Việt (VDSC): Khuyến nghị trung lập cho LNG ở mức 28.300 đồng/cp. Với mức cổ tức tiền mặt kỳ vọng 1.500 đồng/cp trong 12 tháng tới, tổng mức sinh lời là 5,9%.
Doanh thu thuần 1H2020 đạt 387,6 tỷ đồng (tăng 38% YoY) nhờ doanh thu cho thuê đất tăng mạnh 80% YoY (đạt 317 tỷ đồng). Biên LNG có phần sụt giảm ở các mảng kinh doanh nên lợi nhuận gộp chỉ tăng 28% YoY, đạt 163,7 tỷ đồng.
LNST đạt 111 tỷ đồng, tăng mạnh 41% YoY. Như vậy, sau nửa đầu năm, LHG đã hoàn thành 46% doanh thu và 78% lợi nhuận kế hoạch.
Ước tính, LHG sẽ có thể cho thuê thêm tầm 10ha trong nửa cuối năm 2020, đảm bảo cho khả năng hoàn thành kế hoạch doanh thu và lợi nhuận 2020. Cụ thể, ước tính doanh thu và LNST cả năm 2020 đạt lần lượt 623 tỷ ( 4%) và 152 tỷ ( 13%).
Tuy vậy, điểm rơi về kết quả kinh doanh sẽ vào quý 4, do đặc điểm thanh toán tiền thuê và ghi nhận doanh thu của ngành, trong khi kết quả quý 3/2020 dự kiến sẽ thấp hơn quý 2/2020.
Rủi ro lớn nhất ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh của LHG là khoản chi phí đền bù liên quan đến khu tái định cư Long Hậu 1 vẫn chưa được giải quyết. Giá trị khoản phải trả tổng cộng ước tính là 328 tỷ đồng.
Hiện phía Long Hậu đã thanh toán 123 tỷ đồng (58 tỷ đồng năm 2007 và 65 tỷ đồng năm 2018) song hai bên vẫn chưa thống nhất số tiền đền bù cuối cùng. Trong kịch bản xấu nhất, LHG sẽ phải thanh toán nốt số tiền 205 tỷ đồng còn lại, cao hơn đáng kể so với mức LNST hàng năm của doanh nghiệp.
Tuy vậy, VDSC đã điều chỉnh khoản mục này vào mô hình định giá (theo phương pháp RNAV), do đó, việc hạch toán chi phí (trường hợp LHG phải tiếp tục thanh toán khoản trên) sẽ không có ảnh hưởng đến kết quả định giá hiện tại.
Nhận định chứng khoán tuần tới: Xu hướng phục hồi có thể sẽ tiếp diễn
Thị trường chứng khoán tuần qua (từ 14 -18/9) diễn biến khá tích cực. Chỉ số VN - Index đã lấy lại mốc 900 điểm đi kèm với việc thanh khoản gia tăng.
Giới phân tích từ các công ty chứng khoán cho rằng, thị trường vẫn đang trong xu hướng phục hồi tích cực và hướng lên các ngưỡng kháng cự cao hơn.
Chứng khoán trong nước tăng điểm
Công ty cổ phần Chứng khoán Phú Hưng (PHS) nhận định, xu hướng phục hồi vẫn đang tiếp diễn và VN - Index có thể có cơ hội vượt qua vùng kháng cự 905 điểm (đỉnh cũ tháng 6/2020) và hướng lên thử thách ngưỡng kháng cự mục tiêu 940 điểm. Trong khi đó, HNX - Index cũng có diễn biến tương tự, ngưỡng kháng cự tiếp theo có thể quanh vùng 134,4 điểm.
"Nhìn chung, thị trường vẫn đang trong xu hướng phục hồi tích cực và hướng lên các ngưỡng kháng cự cao hơn. Do đó, chúng tôi duy trì khuyến nghị nhà đầu tư nên tận dụng các phiên rung lắc kỹ thuật để tái cơ cấu lại danh mục của mình vào các cổ phiếu có cơ bản tốt, thu hút được dòng tiền mạnh và có dự báo kết quả kinh doanh quý 3 tăng trưởng khả quan", chuyên gia của PHS nêu quan điểm.
Theo Công ty cổ phần Chứng khoán Rồng Việt - VDSC, sau chuỗi ngày tích lũy và thị trường đã có một phiên cuối tuần bứt lên khỏi vùng sideway (xu hướng giá dịch chuyển trong vùng được tạo bởi ngưỡng kháng cự và hỗ trợ mạnh). Các cổ phiếu tăng giá lan tỏa rộng trên toàn thị trường.
Tuy nhiên khi thị trường tích lũy trong thời gian khá lâu và sau đó "bùng nổ" sẽ ảnh hưởng đến sự chốt lời ngắn hạn. Do vậy, sẽ có áp lực cung đẩy ra thị trường, vì thế công ty chứng khoán này khuyến nghị các nhà đầu tư cần bình tĩnh để có sự thích nghi với các diễn biến tiếp theo.
Trong khi đó, Công ty cổ phần Chứng khoán Sài Gòn - Hà Nội (SHS) cho rằng, trên góc nhìn kỹ thuật, với phiên tăng cuối tuần, VN - Index đã vượt qua được ngưỡng quan trọng quanh 900 điểm, qua đó mở ra dư địa tăng tiếp theo với kháng cự gần nhất là quanh ngưỡng 910 điểm. Tuy nhiên, việc khối ngoại bán ròng trong tuần qua với khoảng 1.200 tỷ đồng trên hai sàn là một chỉ báo tiêu cực.
SHS dự báo trong tuần giao dịch tiếp theo (21-25/9), VN - Index có thể sẽ tiếp tục tăng điểm với kháng cự gần nhất quanh mốc 910 điểm.
Thị trường hồi phục trở lại trong tuần qua (từ 14 - 18/9) với thanh khoản khớp lệnh tiếp tục có sự gia tăng. Cụ thể, kết thúc tuần giao dịch, VN - Index tăng 11,98 điểm (1,3%) lên 900,95 điểm; HNX - Index tăng 2,994 điểm (2,4%) lên 129,2 điểm.
Thanh khoản suy giảm so với tuần trước đó do có ít các giao dịch thỏa thuận nhưng vẫn cao hơn mức trung bình 20 tuần với khoảng hơn 6.700 tỷ đồng giao dịch mỗi phiên trên hai sàn.
Cụ thể, giá trị giao dịch trên HOSE giảm 12,6% xuống 30.208 tỷ đồng tương ứng với khối lượng giao dịch tăng 3,4% lên 1.773 triệu cổ phiếu; giá trị giao dịch trên HNX tăng 13,6% lên 3.462 tỷ đồng tương ứng với khối lượng giao dịch tăng 12,5% lên 290 triệu cổ phiếu.
Với việc thị trường hồi phục trở lại trong tuần qua thì gần như toàn bộ các nhóm ngành cổ phiếu chính đều có sự tăng trưởng. Nhóm cổ phiếu công nghệ thông tin tăng mạnh nhất với 3,1% giá trị vốn hóa, chủ yếu nhờ mức tăng của trụ cột là FPT tăng 4,2%.
Tiếp theo là nhóm nguyên vật liệu với mức tăng 2,7% giá trị vốn hóa, với các cổ phiếu tiêu biểu như HPG tăng 5,1%, HSG tăng 19,3%, NKG tăng 4,7%...
Nhóm cổ phiếu trụ cột thị trường là ngân hàng tăng 1,4% giá trị vốn hóa. Cụ thể, VCB tăng 0,7%, CTG (0,8%), BID (1,4%), VPB (1,8%), MBB (5%), TCB (2,3%), ACB (4,3%)...
Nhóm cổ phiếu chế biến thủy sản cũng có diễn biến tích cực trong tuần qua. Theo đó, cổ phiếu TS4 tăng 9%, IDI tăng 9,3%, MPC tăng hơn 7,8%, ANV tăng 5%, VHC tăng 2,8%.
Ngành dầu khí và công nghiệp có cùng mức tăng 1,8% giá trị vốn hóa; ngành tiện ích cộng đồng tăng 1,1%; tài chính (1,2%), hàng tiêu dùng (1%), dược phẩm và y tế (1,2%), dịch vụ tiêu dùng (1,2%)...
Theo các chuyên gia đến từ Công ty cổ phần Chứng khoán MB - MBS, phiên cuối tuần qua, thi trương tăng điêm trong bôi canh cac thi trương lơn trên thê giới vân chưa ôn đinh la điêu tich cưc. Tuy vây, sư thân trong cua nha đâu tư khi thi trương cơ sơ tăng trên diên rông va thi trương phai sinh cung co basis (sự khác biệt giữa giá của hợp đồng tương lai và giá trị của tài sản cơ bản) ở mức dương la điêu cân chu y.
"Rât co thê nha đâu tư cân thi trương vươt đinh 905 điêm môt cach ro rang, khi đo mơi thưc sư lôi keo đươc dong tiên đưng ngoai quay trơ lai. Cơ hôi se ro rang hơn nêu thi trương My đa xong nhip điêu chinh", các chuyên gia từ MBS nhận định.
Chứng khoán thế giới - còn nhiều âu lo
Thị trường chứng khoán Mỹ ghi nhận tuần giảm thứ ba liên tiếp và chỉ số tổng hợp S&P 500 đóng cửa phiên 18/9 dưới mức trung bình của 50 ngày vừa qua lần đầu tiên kể từ tháng 4/2020.
Diễn biến trên xảy ra trước triển vọng không chắc chắn về một gói kích thích tài chính mới từ Mỹ, quan ngại về căng thẳng giữa Mỹ và Trung Quốc và những âu lo về tốc độ phục hồi kinh tế chậm chạp.
Theo đó, chỉ số công nghiệp Dow Jones đóng cửa phiên 18/9 ở mức 27.657,42 điểm, giảm 244,56 điểm (tương đương 0,9%). Trong khi đó, chỉ số S&P 500 chốt phiên với mức giảm 37,54 điểm (1,1%) xuống còn 3.319,47 điểm.
Chỉ số công nghệ Nasdaq giảm 116,99 điểm (hơn 1%) xuống còn 10.793,28 điểm. Như vậy, tính chung cả tuần, chỉ số Dow Jones giảm gần 0,1%, chỉ số S&P 500 giảm 0,6% và chỉ số Nasdaq giảm 0,6%.
S&P 500 không phải là chỉ số duy nhất giảm xuống dưới mức kỹ thuật trên trong phiên giao dịch 18/9. Chỉ số công nghệ Nasdaq của thị trường chứng khoán Mỹ cũng đã giảm xuống dưới mức trung bình của 50 ngày, lần đầu tiên sau hơn 4 tháng.
John Kolovos, trưởng chiến lược gia tại Macro Risk Advisors cho rằng, đây có thể không phải là một dấu hiệu tốt vì những diễn biến như vậy "khẳng định thêm rằng quá trình điều chỉnh của thị trường đang diễn ra". Tuy nhiên, theo ông Kolovos, một sự phục hồi ngắn hạn có thể đang diễn ra, vì "các mức hỗ trợ thực tế đang phát huy tác dụng trên chỉ số cũng như trên cổ phiếu".
Trong khi đó, các thị trường chứng khoán châu Á biến động trái chiều trong phiên giao dịch 18/9, giữa bối cảnh đại dịch COVID-19 trên toàn cầu vẫn chưa có dấu hiệu dịu xuống trong khi các ngân hàng trung ương lớn đang tính đến việc triển khai thêm những gói cứu trợ tài chính mới.
Kết thúc phiên này, tại thị trường Tokyo (Nhật Bản), chỉ số Nikkei 225 tăng 40,93 điểm (0,18%) lên 23.360,30 điểm. Đà tăng của thị trường chứng khoán Nhật Bản diễn ra giữa bối cảnh các nhà đầu tư đang lạc quan về triển vọng kinh tế Nhật Bản dưới thời của tân Thủ tướng Yoshihide Suga vừa nhậm chức trong tuần này.
Tại thị trường Seoul (Hàn Quốc), chỉ số Kospi cũng tăng nhẹ trong phiên giao dịch cuối tuần nhờ các nhà đầu tư nước ngoài đẩy mạnh mua vào các cổ phiếu Hàn Quốc. Chốt phiên này, chỉ số Kospi tăng 6,23 điểm (0,26%), lên 2.412,40 điểm.
Tuy nhiên, tại thị trường Sydney, chỉ số S&P/ASX 200 lại đi xuống, đánh dấu phiên giảm điểm thứ tư liên tiếp và dẫn tới mức giảm 0,1% trong cả tuần. Đóng cửa phiên 18/9, chỉ số S&P/ASX 200 hạ 18,7 điểm (0,32%) xuống 5.864,50 điểm.
Các thị trường chứng khoán Mumbai của Ấn Độ, Bangkok của Thái lan và Jakarta của Indonesia cũng đồng loạt lên điểm. Tuy nhiên, các thị trường chứng khoán Singapore, Wellington của New Zealand và Manila của Philippines lại đều rơi vào vùng đỏ.
Còn tại Trung Quốc, hai sàn giao dịch chứng khoán chủ chốt là Thượng Hải và Hong Kong đều đóng cửa phiên cuối tuần với sắc xanh mặc dù giới đầu tư vẫn quan ngại về tiến trình đạt được sự đồng thuận giữa Nhà Trắng và Quốc hội Mỹ về gói kích thích kinh tế mới.
Kết thúc phiên 18/9, chỉ số Hang Seng của thị trường Hong Kong tăng 114,56 điểm (0,47%) lên 24.455,41 điểm. Chỉ số Shanghai Composite của thị trường Thượng Hải cũng tiến 67,65 điểm (2,07%) lên 3.338,09 điểm.
Thị trường hạ nhiệt: Cơ hội để mua vào? "Về tổng thể, chúng tôi vẫn duy trì đánh giá tích cực về xu hướng thị trường trong thời gian tới. Do đó, các nhịp điều chỉnh của thị trường được xem là cần thiết để giảm bớt sức nóng cho các nhóm cổ phiếu, giúp thị trường tích lũy thêm xung lực và cũng là cơ hội để tham gia vào các...