Chứng khoán ngày 27/8: Cổ phiếu nào được khuyến nghị?
Một số mã cổ phiếu nhà đầu tư cần chú ý trước phiên giao dịch 27/8.
Ngưỡng hỗ trợ của DRC nằm tại mốc 16.800 đồng/cp
CTCK BSC (BSI):DRC đang ở trong trạng thái tăng giá ngắn hạn sau khi có sự điều chỉnh nhẹ vào phiên thứ 6 tuần trước.
Thanh khoản cổ phiếu trong những phiên gần đây vẫn đang duy trì giá trị ổn định. Các chỉ báo kỹ thuật hiện đều đang ở trong trạng thái tích cực.
Phiên 26/8, các đường EMA xuất hiện Golden Cross, đồng thời chỉ báo động lượng RSI ở trên giá trị 50.000 đồng/cp nhưng chưa đi vào vùng quá mua, nên cổ phiếu có thể duy trì đà tăng trong những phiên tới.
Ngưỡng hỗ trợ gần nhất của DRC nằm tại khu vực 16.800 đồng/cp. Mục tiêu chốt lãi của cổ phiếu nằm tại xung quanh giá 18.100 đồng/cp, cắt lỗ nếu ngưỡng 16.000 đồng/cp bị xuyên thủng.
Khuyến nghị phù hợp cho HDB với giá 30.700 đồng/cp
CTCK Bản Việt (VCSC) :Duy trì giá mục tiêu 30.700 đồng/cp nhưng điều chỉnh khuyến nghị còn phù hợp thị trường từ mua cho Ngân hàng TMCP Phát triển TP. HCM (HDB) sau khi giá cổ phiếu đã tăng 13% trong 3 tháng qua tại ngày 24/8.
Giá mục tiêu không đổi chủ yếu đến từ tổng thu nhập dự báo giai đoạn 2020-2024 hầu như không đổi (-1%) so với dự báo trước đây.
Tỷ lệ các khoản vay tái cơ cấu nằm trong ở mức trung bình trong nhóm các ngân hàng trong danh mục theo dõi đạt 3,4% tính đến 6 tháng 2020. VCSC dự phóng các khoản vay tái cơ cấu sẽ không vượt quá 5% dư nợ vay hợp nhất 2020. Kỳ vọng tỷ lệ xử lý nợ sẽ tăng trong năm 2021 và 2022.
Video đang HOT
Thu nhập ròng dự phóng 2020 tăng 6% lên 4,3 nghìn tỷ đồng ( 7,5% YoY) so với dự báo trước đây do (1) tăng 2% trong LN trước dự phòng và (2) mức giảm 10% trong chi phí dự phòng.
Chọn cổ phiếu nào được khuyến nghị phiên 26/8?
Trong khi điều chỉnh giảm 2,8 điểm % giả định tỷ lệ cho vay/huy động (LDR) hợp nhất do tăng trưởng huy động cao hơn dự kiến trong 6 tháng 2020, VCSC duy trì kỳ vọng rằng NIM của HDB sẽ tăng trong năm 2020, chủ yếu đến từ sự cải thiện NIM tại ngân hàng mẹ từ mức cơ sở thấp.
VCSC cho rằng HDB (hiện đang giao dịch ở mức định giá cao hơn nhẹ so với ngân hàng khác) là gần phù hợp với P/B dự phóng 2020 đạt 1,2 lần khi ngân hàng có đủ khoản đệm vốn theo quy định cần thiết để tận dụng các cơ hội tăng trưởng. Giá mục tiêu tương ứng P/B 2020 đạt 1,29 lần so với P/B dự phóng cho VPB là 1,35 lần.
Rủi ro: rủi ro thực hiện khi triển khai mảng thẻ tín dụng tại HD Saison (HDS); gặp khó khăn trong kiểm soát chi phí tín dụng; dịch COVID-19 kéo dài dẫn đến mức tăng trong nợ xấu.
Khuyến nghị phù hợp cho VJC với giá 89.900 đồng/cp
CTCK Bản Việt (VCSC): Khuyến nghị phù hợp thị trường cho CTCP Hàng không Vietjet (VJC) với giá 89.900 đồng/cp.
Giá mục tiêu thấp hơn chủ yếu đến từ các mức điều chỉnh giảm (1) 12% trong EBITDAR dự phóng năm 2020 và (2) 21% trong tổng LNST sau lợi ích CĐTS dự phóng giai đoạn 2020-2023. Các mức giảm này chủ yếu đến từ mức giảm 34% trong dự báo sản lượng hành khách của chúng tôi cho VJC (tính theo RPK) trong cùng kỳ.
Trong năm 2020, VCSC dự báo VJC sẽ ghi nhận khoản lỗ trị giá 2,6 nghìn tỷ đồng trong mảng vận chuyển, chủ yếu đến từ (1) mức giảm 68% trong RPK do trì hoãn việc nối lại các chuyến bay quốc tế (chúng tôi hiện kỳ vọng quá trình này sẽ được thực hiện trong tháng 12/2020); (2) mức giảm 4% YoY trong giá vé máy bay trong nước (tính theo lợi suất hành khách).
Lợi nhuận hợp nhất dự kiến ở mức dương (5 tỷ đồng) khi kỳ vọng khoản lỗ từ mảng vận chuyến của VJC sẽ được bù đắp bởi mảng kinh doanh liên quan đến việc bán máy bay bao gồm bán và cho thuê lại (SALB) và quyền từ chối đầu tiên (ROFR).
VCSC cho rằng sẽ có sự phục hồi đáng kể của ngành hàng không Việt Nam tương tự đà phục hồi mạnh mẽ từ các đại dịch và cú shock kinh tế khác trong quá khứ. Tuy nhiên, khả năng phục hồi lần này có thể cần nhiều thời gian hơn do diễn biến phức tạp của dịch COVID-19 trên toàn cầu.
Theo dự báo, tổng sản lượng hành khách của VJC chỉ có thể quay về mức trước khi bùng phát dịch từ đầu năm 2023. Do đó, VCSC cho rằng vẫn còn khá sớm để cân nhắc việc bắt đáy cổ phiếu này.
Yếu tố hỗ trợ: các chuyến bay quốc tế hoạt động trở lại sớm hơn dự kiến, giá dầu duy trì ở mức thấp.
COVID-19 khiến giới siêu giàu Việt 'bay' hàng ngàn tỉ đồng
Sự ám ảnh của phiên giao dịch ngày thứ Hai đen tối (24-2) đã khiến phiên giao dịch kế tiếp (25-2) cuốn bay mất mốc 900 điểm của thị trường chứng khoán.
Tình hình dịch bệnh lây lan trên khắp thế giới đã đặt áp lực lên thị trường chứng khoán Việt Nam. Các công ty lớn trên sàn, những người giàu nhất Việt Nam đã chứng kiến dòng tiền bốc hơi hàng ngàn tỉ đồng vào ngày thứ Hai đen tối.
Ngày thứ Hai đen tối
Phiên giao dịch đầu tuần (ngày 24-2), thị trường chứng khoán Việt Nam chao đảo, rung lắc dữ dội. Bảng điểm đỏ rực, lệnh bán tháo ồ ạt, vốn hóa bốc hơi. Thị trường rớt một mạch 30 điểm khiến chỉ số VnIndex còn 903 điểm, thổi bay luôn 300.000 tỉ đồng vốn hóa trên thị trường là những điểm nhấn khó quên trong ngày giao dịch này.
Sự thiệt hại được phơi bày ngay sau khi thị trường đóng cửa. Cổ phiếu các ngân hàng giảm giá nhiều nhất. Cổ phiếu của Ngân hàng BIDV bay mất 6,46% giá trị, tương đương 3.200 đồng. Với hơn 4 tỉ cổ phiếu đang lưu hành, giá trị vốn hóa của ngân hàng này bay mất gần 13.000 tỉ đồng.
Tương tự, cổ phiếu Ngân hàng Techcombank cũng rớt điểm mạnh với gần 1.600 đồng. Với hơn 35 tỉ cổ phiếu đang lưu hành, Techcombank có số phận không khác gì BIDV khi bốc hơi mất 5.700 tỉ đồng.
Chưa hết, người đứng đầu Techcombank là ông Hồ Hùng Anh, với vai trò chủ tịch HĐQT ngân hàng này, được xem là tỉ phú USD thế giới, đứng thứ sáu trong bảng xếp hạng người giàu nhất Việt Nam, sở hữu 39,3 triệu cổ phiếu Teckcombank cũng nhìn thấy tài sản mình vơi đi hơn 60 tỉ đồng.
Người phụ nữ Việt Nam duy nhất có tên trong bảng xếp hạng người giàu thế giới, cũng là người giàu thứ hai tại Việt Nam là bà Nguyễn Thị Phương Thảo, Tổng giám đốc VietJet, cũng phải nhìn tài sản ra đi trong phiên giao dịch đầu tuần. Với việc sở hữu hơn 200 triệu cổ phiếu VietJet, mỗi cổ phiếu mất 2.000 đồng khiến bà Thảo bị "bốc hơi" hơn 400 tỉ đồng tài sản.
Nỗi sợ toàn cầu
Thị trường chứng khoán Việt Nam không phải là nơi duy nhất giảm điểm mạnh. Từ Âu sang Á cùng chịu chung số phận đỏ sàn. Phiên lao dốc đầu tuần đã thổi bay gần 474 tỉ USD vốn hóa trên thị trường chứng khoán châu Âu. Chỉ số Stoxx 600 của châu Âu sụt hơn 3%, chỉ số Kospi của Hàn Quốc giảm 3,9%. Tại Hong Kong, chỉ số Hang Seng giảm 1,8%,...
Theo một chuyên gia, việc dịch COVID-19 lan rộng khỏi Trung Quốc đã gây hoảng sợ cho nền kinh tế toàn cầu. Các nhà đầu tư đã nhìn thấy bóng ma suy thoái kinh tế đang ảnh hưởng lên nhiều ngành kinh doanh, mà chưa xác định được khi nào phục hồi.
Công ty chứng khoán Bảo Việt đánh giá diễn biến bệnh dịch tại Hàn Quốc mới đây sẽ có ảnh hưởng tiêu cực lên nền kinh tế Việt Nam bởi một số lý do sau:
Thứ nhất, việc dịch bệnh bùng phát tại Hàn Quốc có thể khiến lượng khách du lịch từ nước này vào Việt Nam giảm mạnh.
Thêm vào đó, xuất khẩu và nhập khẩu của Việt Nam, vốn đã chịu tác động tiêu cực khi dịch bệnh bùng phát tại Trung Quốc, có thể cũng sẽ bị ảnh hưởng không mấy tích cực do xuất khẩu của Việt Nam sang Hàn Quốc và Trung Quốc chiếm tới 23,2% tổng giá trị xuất khẩu. Ở chiều ngược lại, nhập khẩu của Việt Nam từ hai quốc gia này cũng chiếm tới 48,3% tổng giá trị hàng hóa nhập khẩu của nước ta.
Đáng chú ý, việc dịch bệnh bùng phát tại Hàn Quốc có thể sẽ gián đoạn chuỗi cung ứng các nguyên vật liệu đầu vào phục vụ ngành công nghiệp chế biến chế tạo của Việt Nam. Trong đó, các sản phẩm điện tử của Samsung - chiếm gần tới 30% giá trị xuất khẩu của Việt Nam có thể sẽ bị thiếu sản phẩm đầu vào.
PHƯƠNG MINH
Theo plo.vn
Các chỉ số chứng khoán Mỹ chốt phiên 21/5 cùng giảm điểm Chốt phiên 21/5, chỉ số Dow Jones giảm 101,78 điểm, xuống 24.474,12 điểm, chỉ số S&P 500 giảm 23,10 điểm, xuống 2.948,51 điểm, còn chỉ số Nasdaq Composite giảm 90,90 điểm, xuống 9.284,88 điểm. Các chỉ số chứng khoán Mỹ chốt phiên 21/5 cùng giảm điểm. Ảnh minh họa: TTXVN Chứng khoán Mỹ chốt phiên 21/5 giảm điểm, khi các nhà đầu tư...