Chứng khoán ngày 26/6: Thanh khoản tăng vọt, chỉ số vẫn giảm
Dòng tiền ào ạt chảy vào thị trường, khối ngoại cũng mua ròng tích cực, nhưng các chỉ số vẫn kết phiên trong sắc đỏ.
Giao dịch chứng khoán tại Công ty Chứng khoán MB- MBS. Ảnh: Văn Giáp/BNEWS/TTXVN
Kết thúc phiên giao dịch ngày 26/6, chỉ số VN – Index giảm 1 điểm xuống 959,13 điểm. Khối lượng giao dịch đạt trên 252,3 triệu cổ phiếu, tương ứng giá trị hơn 5.571,6 tỷ đồng. Toàn sàn có 143 mã tăng giá, 47 mã đứng giá và 151 mã giảm giá.
HNX – Index giảm 0,2 điểm xuống 103,95 điểm. Khối lượng giao dịch đạt trên 35,78 triệu cổ phiếu, tương ứng giá trị trên 432,47 tỷ đồng. Toàn sàn có 72 mã tăng giá, 60 mã đứng giá và 61 mã giảm giá.
Nhóm cổ phiếu ngân hàng đồng loạt giảm sâu là nguyên nhân chính kéo thị trường giảm điểm. Trong nhóm cổ phiếu ngân hàng chỉ còn 2 mã tăng giá là BID tăng 1,2%, BAB tăng 0,5%. Hai mã NVB và VIB may mắn giữ được mức giá tham chiếu.
Tất cả các mã ngân hàng còn lại chìm trong sắc đỏ. Cụ thể, VCB giảm tới 2,6%, TCB và EVF đều giảm 1,7%, SHB giảm 1,4%, LPB và STB đều giảm 1,3%, KLB và VPB đều giảm 1%, TPB giảm 0,9%, EIB giảm 0,8%, ACB và CTG đều giảm 0,7%…
Thêm vào đó, các mã lớn như: HPG giảm 0,9%, FPT giảm 0,8% VHM giảm 0,6%. Thị trường giảm nhẹ là do còn lực đỡ của một số mã quan trọng là VIC, VJC, VNM, VRE tăng nhẹ, trong khi MSN tăng tới 1,8%, NVL tăng 2,4%, MWG tăng 1,1%, REE tăng 0,8%.
Bên cạnh đó, nhóm cổ phiếu dầu khí cũng diễn biến tích cực. Cụ thể, GAS tăng tới 1,2%, PVC tăng 1,4%, PVD tăng 1,9%, PVS tăng 0,9%, PVB tăng 0,5%, PLX tăng tới 1,5%.
Nhóm cổ phiếu chứng khoán diễn biến phân hóa với sắc xanh, đỏ đan xen. Ở chiều tăng giá có VDS tăng 2,7%, SBS tăng 7%, EVS tăng 2,8%, SHS tăng 1%. Ở chiều giảm giá có HCM giảm 1,3%, VCI giảm tới 4,3%, VIX giảm 1,4%, SSI giảm 0,2%…
Video đang HOT
Phiên giao dịch hôm nay, khối ngoại mua ròng mạnh trên toàn thị trường. Theo đó, trên sàn HOSE, khối ngoại mua ròng hơn 3,64 triệu đơn vị, giá trị mua ròng đạt 159,05 tỷ đồng. VIC là mã cổ phiếu được mua ròng mạnh nhất sàn này, đạt hơn 36,7 tỷ đồng, VNM giảm 15,8 tỷ đồng
Trên sàn HNX, khối ngoại mua ròng 593.400 cổ phiếu, giá trị mua ròng đạt được 9,26 tỷ đồng. Các mã được mua mạnh là PVS (hơn 10,5 tỷ đồng), trong khi không có mã nào bán bị bán ròng quá 1 tỷ đồng.
Trên thị trường UPCOM, khối ngoại mua ròng 754.340 cổ phiếu, giá trị mua ròng đạt 55,39 tỷ đồng. Trên sàn này, khối ngoại mua ròng mạnh nhất mã TBD (trên 50,5 tỷ đồng), trong khi bán ròng mạnh mã VEA (5,52 tỷ đồng), HND (1,58 tỷ đồng).
Trước đó, trong phiên ngày 25/6, trong bối cảnh các nhà đầu tư tìm đến những tài sản an toàn hơn như đồng yen, trái phiếu và vàng.
Trong đó, thị trường chứng khoán Phố Wall dẫn đầu chiều hướng giảm trong phiên này theo sau số liệu kinh tế đáng thất vọng của Mỹ và những bình luận thận trọng của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) về khả năng cắt giảm lãi suất.
Khép phiên này, chỉ số công nghệ Nasdaq Composite giảm mạnh nhất với 1,5% xuống 7.884,72 điểm. Chỉ số công nghiệp Dow Jones hạ 0,7% xuống 26.548,22 điểm, còn chỉ số S&P 500 để mất 1% xuống 2.917,38 điểm sau số liệu cho thấy niềm tin của người tiêu dùng Mỹ đã rơi xuống mức thấp của 21 tháng.
Giá cổ phiếu của các “đại gia” công nghệ; trong đó có Amazon, Alphabet – công ty mẹ của Google, và Facebook cũng sụt giảm mạnh.
Ở bên kia bờ Đại Tây Dương, thị trường chứng khoán châu Âu cũng phần lớn hòa chung xu hướng giảm này; trong đó, chỉ số DAX 30 trên sàn Frankfurt giảm 0,4% xuống 12.228,44 điểm, còn chỉ số CAC 40 tại Paris hạ 0,1% xuống 5.514,57 điểm. Trong khi đó, chỉ số FTSE 100 nhích nhẹ 0,1% lên 7.422,43 điểm. Chỉ số tổng hợp EURO STOXX 50 giảm 0,3% xuống 3.444,36 điểm./.
Theo bnews.vn
Thị trường chứng khoán Mỹ chứng kiến một tuần ảm đạm
Thị trường chứng khoán Mỹ đã chứng kiến một tuần ảm đạm, với việc cả ba chỉ số chính đều sụt giảm.
Các giao dịch viên tại sàn giao dịch chứng khoán ở New York, Mỹ. Ảnh: THX/TTXVN
Thị trường chứng khoán Mỹ đã chứng kiến một tuần ảm đạm, với việc cả ba chỉ số chính đều sụt giảm, giữa bối cảnh chính sách lãi suất tại Mỹ và sự giảm tốc của kinh tế toàn cầu tác động đến tâm lý của các nhà giao dịch trên thị trường.
Sau khi đi lên trong phiên đầu tuần (18/3), chứng khoán Mỹ ít biến động trong phiên 19/3.
Các báo cáo trái chiều về tiến trình đàm phán thương mại Mỹ-Trung giữa lúc Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) bắt đầu cuộc họp chính sách là những yếu tố chủ đạo chi phối thị trường Phố Wall phiên này.
Ngày 19/3, báo Wall Street dẫn lời các quan chức Mỹ cho biết Đại diện Thương mại Mỹ Robert Lighthizer và Bộ trưởng Tài chính Mỹ Steven Mnuchin có kế hoạch thăm Bắc Kinh từ ngày 25/3 để hội đàm với Phó Thủ tướng, đồng thời là Trưởng đoàn đàm phán bên phía Trung Quốc, ông Lưu Hạc.
Về phần mình, ông Lưu Hạc cũng thăm lại thủ đô Washington vào tuần đầu tiên của tháng Tư.
Hai nước đang hy vọng đạt được một thỏa thuận thương mại để chấm dứt tranh chấp này vào cuối tháng Tư tới.
Trong phiên giao dịch ngày 20/3, chứng khoán Phố Wall giảm điểm sau khi Fed quyết định giữ nguyên lãi suất ở mức 2,25-2,5%.
Sau cuộc họp, Fed thông báo quyết định giữ nguyên lãi suất và dự định không tăng lãi suất trong năm 2019, một sự thay đổi so với kế hoạch ban đầu sẽ tăng lãi suất 2 lần trong năm nay.
Bên cạnh đó, Chủ tịch Fed Jerome Powell đã hạ dự báo tăng trưởng kinh tế trong nước năm 2019.
Theo nhà phân tích Patrick O'Hare của Briefing.com, quyết định của Fed đã làm dấy lên một số quan ngại về sự báo hiệu triển vọng kinh tế thế giới trong thời gian tới.
Tới phiên giao dịch ngày 21/3, chứng khoán Phố Wall đi lên, phớt lờ những quan ngại về tình hình kinh tế Mỹ. Apple là một trong những cổ phiếu dẫn đầu đà tăng trong phiên này nhờ kỳ vọng vào sản phẩm mới, dự kiến sẽ được ra mắt vào tuần tới.
Trong phiên này, giá cổ phiếu của Apple tăng 3,6% với sự kiện ra mắt dịch vụ truyền phát mới (streaming) đang được chờ đợi vào ngày 25/3 tới.
Trong phiên cuối tuần (22/3), chứng khoán Mỹ giảm mạnh, với ba chỉ số ghi dấu ngày giảm mạnh nhất kể từ ngày 3/1, giữa những số liệu yếu kém từ kinh tế Mỹ và châu Âu.
Thống kê cho thấy hoạt động chế tạo tại Mỹ trong tháng Ba yếu hơn dự kiến, trong khi những báo cáo về kinh tế châu Âu và Nhật Bản cũng không khá hơn.
Chốt phiên này, chỉ số công nghiệp Dow Jones giảm 460,19 điểm (1,77%) xuống 25.502,32 điểm, chỉ số S&P 500 giảm 54,17 điểm(1,9%) xuống 2.800,71 điểm; còn chỉ số công nghệ Nasdaq Composite giảm 196,29 điểm (2,5%) xuống 7.642,67 điểm.
Các chỉ số chứng khoán Mỹ hầu hết tăng điểm trong quý I/2019 khi thị trường kỳ vọng Mỹ và Trung Quốc sẽ đạt được một thỏa thuận về thương mại và Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) đưa ra những bình luận "ôn hòa" và kiên nhẫn trong lộ trình tăng lãi suất./.
Trà My (Tổng hợp)
Theo bnnews
Chứng khoán ngày 20/6: Dòng tiền khỏe giúp cổ phiếu bật tăng Thị trường đi lên cùng với sự tích cực của dòng tiền.Kết thúc phiên giao dịch ngày 20/6, chỉ số VN - Index tăng tới 9,49 điểm lên mức 959,18 điểm. Khối lượng giao dịch đạt trên 185 triệu đơn vị, tương ứng giá trị gần 4.411 tỷ đồng. Toàn sàn có 184 mã tăng giá, 52 mã đứng giá và 119 mã...