Chứng khoán ngày 23/6: Nên quan tâm đến cổ phiếu nào?
Một số mã cổ phiếu nhà đầu tư cần chú ý trước phiên giao dịch 23/6.
Mua PDR quanh vùng 24.000-25.000 đồng/cp
CTCK Ngân hàng BIDV (BSC): Cổ phiếu PDR của Công ty cổ phần Phát triển Bất động sản Phát Đạt đang hình thành nhịp hồi phục sau khi chạm lại ngưỡng đáy ngắn hạn 22.5. Thanh khoản cổ phiếu hiện vẫn nằm dưới ngưỡng trung bình 20 phiên và ở mức yếu.
Chỉ báo MACD vẫn đang cho thấy dấu hiệu chuyển sang xu hướng tích cực trong khi chỉ báo RSI đang cho thấy nhịp hồi phục sau khi chạm kênh Bollinger dưới.
Đường giá cổ phiếu cũng đã quay lại dải mây Ichimoku, cho thấy xu hướng tăng giá trung hạn đang hình thành.
Như vậy, nhà đầu tư có thể mở vị thế quanh vùng giá 24.000-25.000 đồng/cp và có thể cân nhắc chốt lãi tại vùng kháng cự 29.000-30.000 đồng/cp trong các phiên giao dịch tới. Cắt lỗ nếu cổ phiếu mất ngưỡng hỗ trợ ngắn hạn 23.000 đồng/cp.
Khuyến nghị mua VEA với giá 43.600 đồng/cp
CTCK Bản Việt (VCSC) : Mức cổ tức tiền mặt này dựa theo lợi nhuận của công ty mẹ (riêng) trong năm 2019 sau khi trừ đi đóng góp cho quỹ khen thưởng & phúc lợi, tương ứng với 1% lợi nhuận của công ty mẹ trong năm 2019. Mức cổ tức này – sẽ được thanh toán trong năm 2020 – là cao hơn nhẹ so với dự báo là 5.100 đồng/cp.
Video đang HOT
Trong khi đó, cho năm 2020, VEA đặt kế hoạch doanh thu công ty mẹ 1,2 nghìn tỷ đồng ( 71% YoY) và LNST công ty mẹ đạt 6,7 nghìn tỷ đồng (-4% YoY), tương ứng với cổ tức tiền mặt khoảng 5.019 đồng/cp cho năm tài chính 2020 (lợi suất cổ tức 11,1%; sẽ được thanh toán năm 2021) so với dự báo hiện tại của chúng tôi là 5.300 đồng/cp.
Kế hoạch lợi nhuận hợp nhất 2020 hiện chưa được công bố. VCSC lưu ý rằng LNST sau lợi ích CĐTS hợp nhất của VEA chủ yếu đến từ LN được chia từ 3 công ty liên kết (theo phương pháp vốn chủ sở hữu), bao gồm Honda Việt Nam, Toyota Việt Nam và Ford Việt Nam.
Trong khi đó, lợi nhuận của công ty mẹ chủ yếu đến từ thu nhập cổ tức được chia bởi các công ty này – bên cạnh thu nhập tài chính khác (chủ yếu là lãi tiền gửi).
Trong tài liệu ĐHCĐ, VEA cũng đề xuất chuyển niêm yết từ sàn UpCom lên sàn HOSE hoặc HNX trong năm 2020.
VCSC hiện đang có khuyến nghị mua dành cho VEA với giá mục tiêu 43.600 đồng/cp, tương ứng với tổng mức sinh lời dự phóng 8,2%.
Khuyến nghị khả quan cho PVS với giá 14.200 đồng/cp
CTCK Bản Việt (VCSC) :Tổng CTCP Dịch vụ Kỹ thuật Dầu khí Việt Nam (PVS) đặt kế hoạch doanh thu 2020 đạt 15 nghìn tỷ đồng (-11,6% YoY) và LNST trước lợi ích CĐTS đạt 640 tỷ đồng (-20,8% YoY).
Các kế hoạch này là cao hơn lần lượt 15,4% và 14,3% kế hoạch tương ứng cho năm 2019 và dựa theo giả định giá dầu thô 60 USD/thùng. Ngoài ra, kế hoạch doanh thu và LNST là tương ứng với 101% và 104% dự báo. Bất chấp các khó khăn hiện tại do dịch COVID-19, ban lãnh đạo vẫn cho rằng sẽ có thể hoàn thành kế hoạch 2020.
KQKD sơ bộ 6 tháng 2020: PVS công bố doanh thu sơ bộ 6 tháng 2020 đạt 7,3 nghìn tỷ đồng (- 17,8% YoY) và LNST trước CĐTS đạt 350 tỷ đồng (-36,8%), hoàn thành 49,5% và 57,0% dự báo.
Kế hoạch cổ tức tiền mặt: Trong tài liệu ĐHCĐ thường niên, PVS đặt kế hoạch cổ tức tiền mặt 2019 và 2020 là 700 đồng/CP (lợi suất cổ tức 5,5%). Tuy nhiên, nhiều khả năng PVS sẽ đề xuất cổ tức tiền mặt cao hơn cho năm 2019 tại ĐHCĐ thường niên của công ty.
Tiến độ của các dự án trong ngắn hạn: Theo Tổng Giám đốc PVS, tiến độ của trạm LNG Thị Vải hiện đang vượt kế hoạch, là tín hiệu tích cực theo quan điểm của chúng tôi.
Trong khi đó, tiến độ xây dựng EPC cho dự án Sao Vàng – Đại Nguyệt (SV-DN) đã bị chậm do tác động của dịch COVID-19. Tuy nhiên, ban lãnh đạo vẫn kỳ vọng FSO SV-DN sẽ bắt đầu đóng góp từ đầu năm 2021 so với dự báo hiện tại của chúng tôi là giữa năm 2021.
VCSC hiện đang có khuyến nghị khả quan cho PVS với giá mục tiêu 14.200 đồng/cp (tổng mức sinh lời dự phóng 17,3%, bao gồm lợi suất cổ tức 5,5%). Theo giá đóng cửa, PVS hiện đang giao dịch với P/E cốt lõi dự phóng 2020 là 9,7 lần và EV/EBITDA -1,0 lần.
Chứng khoán 27/12: Xu hướng điều chỉnh quay trở lại
Thị trường chứng khoán khởi đầu phiên thứ 6 cuối cùng của năm 2019 tương đối ảm đạm với sắc đỏ bao trùm trên nhiều cổ phiếu Bluechips.
Ảnh minh họa.
Một loạt các cổ phiếu vốn hóa lớn như VIC (-0,35%), VHM (-0,36%), MSN (-0,88%), VNM (-0,26%), SAB (-0,17%), MWG (-0,44%),... đều giảm điểm tạo áp lực lớn lên chỉ số. Ở chiều ngược lại, GAS ( 0,83%), VCB ( 0,11%), VRE ( 0,6%)... diễn biến tích cực giúp thị trường thu hẹp đà giảm của thị trường.
Nhiều cổ phiếu vốn hóa nhỏ tìm lại sắc xanh trong khi bộ đôi cổ phiếu "nóng" TNA và VRC tiếp tục giảm sàn "trắng bên mua".
Tại thời điểm 9h45p sáng, chỉ số VN-Index tạm thời giảm 2,03 điểm (-0,21%) xuống 956,56 điểm với thanh khoản hơn 608 tỷ đồng.
Khối ngoại tiếp tục mua ròng gần 15 tỷ đồng trên HoSE chủ yếu tập trung vào E1VFVN30. Giao dịch của nhà đầu tư khối ngoại hiện sôi động nhất trên cổ phiếu VRE với giá trị mua vào gần 39 tỷ đồng trong khi bán ra hơn 35 tỷ đồng.
Trên HNX, thế giằng co được duy trì trên nhiều cổ phiếu vốn hóa lớn như ACB, PVS, SHB,... khiến chỉ số HNX-Index tạm thời giảm 0,15 điểm (-0,15%) xuống 102,17 điểm với thanh khoản hơn 50 tỷ đồng.
Trong khi đó, Chỉ số UpCOM-Index lại tăng 0,13 điểm lên 55,79 điểm với thanh khoản hơn 34 tỷ đồng.
THANH HÀ
Theo Bizlive.vn
Cùng chiều với khối ngoại, tự doanh CTCK đẩy mạnh bán ròng 462 tỷ đồng trong tuần từ 6-10/4 Tự doanh CTCK đã bán ròng trong 3 tuần liên tiếp với tổng giá trị 1.027 tỷ đồng. Một số cổ phiếu bluechip bị bán ròng mạnh có FPT, HPG, PLX hay MWG. Kết thúc tuần giao dịch 6-10/4, VN-Index dừng ở mức 757,94 điểm, tăng 8% so với tuần trước. HNX-Index tăng 8,5% lên 106,18 điểm. Như vậy, thị trường chứng khoán...