Chứng khoán ngày 21/8: Sắc xanh đồng thuận, VN-Index tăng hơn 6 điểm
Thị trường chứng khoán ngày 21/8: VN-Index tăng hơn 6 điểm sau phiên giao dịch cuối tuần nhờ sự dẫn dắt chính từ nhóm cổ phiếu ngân hàng.
Diễn biến của chỉ số VN-Index trong phiên giao dịch ngày 21/8. Nguồn: TVSI
Phiên giao dịch cuối tuần ngày 21/8 khép lại với sắc xanh đồng thuận trên các chỉ số. Cụ thể, VN-Index tăng 6,57 điểm (tương đương 0,77%) lên 854,78 điểm. Tổng khối lượng giao dịch đạt hơn 286,817 triệu đơn vị, giá trị hơn 4.958 tỷ đồng.
Tương tự, chỉ số HNX-Index kết phiên tăng 1,46 điểm (tương đương 1,2%) lên 122,64 điểm. Chỉ số UPCoM-Index cũng tăng nhẹ 0,15 điểm (tương đương 0,27%) lên 57,39 điểm.
Sau nhịp điều chỉnh nhẹ hôm qua, chỉ số sàn HOSE đã đảo chiều tăng trở lại ngay từ những phút đầu mở cửa và duy trì được sắc xanh trong phiên sáng nay nhờ lực cầu khá tốt xuất hiện ở những mã vốn hóa lớn.
Bước sang phiên chiều, diễn biến tiếp tục đi theo hướng tích cực hơn. Sắc xanh khá đồng thuận trên bảng điện tử giúp VN-Index nhanh chóng nới rộng độ cao và dao động quanh ngưỡng 855 điểm.
Nhóm cổ phiếu ngân hàng hầu hết đều tăng giá qua đó góp công lớn hỗ trợ VN-Index. Có thể kể đến như CTG tăng 4,29%, BID tăng 1,83%, VPB tăng 2,58%, TCB tăng 1,75%, MBB tăng 1,47%, STB tăng 3,76%…
Ngoài ra, tác động tích cực đến chỉ số chung còn có GAS tăng 1,41%, MSN tăng 1,15%, HPG tăng 1,04%, GVR tăng 1,28%, BVH tăng 1,21%, FPT tăng 0,74%, VRE tăng 0,57%, PLX tăng 0,43%…
Trong khi, ở nhóm cổ phiếu trụ cột, VHM và VCB là hai cái tên vẫn hiện sắc đỏ nhưng biên độ giảm không quá lớn.
Video đang HOT
Trên sàn Hà Nội, dẫn dắt HNX-Index tiếp mạch đi lên phải nhắc tới ACB tăng 1,92%, VCS tăng 4,26%, PVS tăng 1,67%, SHS tăng 1,83%, THD tăng 7,79%, NTP tăng 0,67%…
Theo dự báo của Công ty CP Chứng khoán Bảo Việt (BVSC), tuần tới, VN-Index sẽ có diễn biến tăng điểm trong một vài phiên đầu tuần. Chỉ số sẽ thử thách vùng kháng cự 858-860 điểm và áp lực rung lắc có thể sẽ xuất hiện khi chỉ số tiếp cận vùng điểm này.
Tuy nhiên, về tổng thể, BVSC kỳ vọng chỉ số sẽ sớm vượt qua vùng cản này để hướng đến thử thách vùng kháng cự mạnh hơn nằm tại 875-883 điểm trong thời gian tới.
Bên cạnh đó, hoạt động tái cơ cấu danh mục của các quỹ đầu tư theo bộ chỉ số MSCI Frontier Market Index sẽ diễn ra vào tuần cuối tháng 8 và có thể tạo ra biến động mạnh ở các cổ phiếu bluechip nằm trong danh mục của các bộ chỉ số này.
Chiến lược đầu tư được đưa ra là duy trì tỷ trọng danh mục ở mức quanh 50% cổ phiếu. Nhà đầu tư có thể xem xét mở các vị thế bán trading khi chỉ số thử thách lại vùng kháng cự 850-860 điểm. Đối với các nhà đầu tư đã thực hiện bán giảm tỷ trọng, tạm thời đừng ngoài thị trường.
Giao dịch chứng khoán chiều 10/6: ROS bị chốt lời, VN-Index gặp may
Đã không có thêm sự cố nào xảy ra trong đợt khớp lệnh ATC giống như phiên hôm qua. Sắc tím tràn ngập bảng điện tử và số mã tăng chiếm ưu thế, nhưng VN-Index suýt chút nữa mất điểm.
Trong phiên sáng, nhiều lệnh bán không thể thực hiện được trong đợt ATC hôm qua đã được nhà đầu tư thực hiện trong nửa đầu phiên sáng nay, đẩy VN-Index giảm mạnh xuống vùng 890 điểm.
Tuy nhiên, rất nhanh chóng, với dòng tiền chảy mạnh, VN-Index đã nảy trở lại lên trên tham chiếu khi chốt phiên với sắc xanh chiếm thế áp đảo, trong đó hàng chục mã tăng trần, chủ yếu là các mã nhỏ.
Bước vào phiên giao dịch chiều, sau khi nới nhẹ đà tăng đầu phiên, VN-Index nhanh chóng bị đẩy trở lại tham chiếu và giằng co nhẹ quanh mốc này trước khi gặp may có được sắc xanh nhạt, giữ được mốc tâm lý quan trọng 900 điểm, dù trên bảng điện tử, sắc xanh chiếm ưu thế.
Chốt phiên, VN-Index tăng nhẹ 0,57 điểm ( 0,06%), lên 900 điểm với 220 mã tăng, trong khi có 164 mã giảm, trong đó có tới 54 mã tăng trần và chỉ 10 mã giảm sàn. Tổng khối lượng giao dịch đạt 542,9 triệu đơn vị, giá trị 7.135,6 tỷ đồng, tăng nhẹ về khối lượng, giảm nhẹ về giá trị giao dịch so với phiên hôm qua, nhưng phiên hôm qua không tính đợt ATC. Còn so với phiên giao dịch đầu tuần, thanh khoản hôm nay giảm 5% về khối lượng và 15% về giá trị. Trong đó, giao dịch thỏa thuận đóng góp 28,6 triệu đơn vị, giá trị 762,4 tỷ đồng.
VN-Index đóng cửa gần như không đổi khi sắc xanh và sắc tím trần ngập bảng điện tử là do nhiều mã lớn giảm giá, dù mức giảm không mạnh. Có thể kể đến như VIC, VHM, VHM, GAS, SAB, HPG, MSN, HVN, FPT...
Trong khi đó, nhóm ngân hàng vẫn giữ được đà tăng tốt, như CTG tăng 1,86% lên 24.650 đồng, TCB tăng 1,39% lên 21.850 đồng, MBB tăng 2,76% lên 18.600 đồng, TPB tăng 1,62% lên 22.000 đồng, đặc biệt STB tăng trần lên 11.500 đồng với 30,78 triệu đơn vị được khớp. Các mã VCB, VPB, BID tăng nhẹ, EIB đứng giá, còn HDB giảm nhẹ.
Trong các mã thị trường, trong khi ROS bị chốt lời sau chuỗi 4 phiên tăng trần, nền đóng cửa giảm 5,96% xuống 3.470 đồng, thậm chí có lúc xuống sàn 3.440 đồng, khớp tới 60,2 triệu đơn vị, thì ITA, DLG, HBC, KBC, OGC, HHS, TDH, DRH, FCN... lại đóng cửa với sắc tím đậm.
Trong đó, ITA tăng trần lên 5.670 đồng, khớp 52,6 triệu đơn vị, chỉ đứng sau ROS về thanh khoản, còn dư mua giá trần hơn 7,4 triệu đơn vị. DLG lên 1.730 đồng, khớp 12,4 triệu đơn vị và còn dư mua giá trần gần 2,4 triệu đơn vị...
Trong khi đó, TNI dù mở cửa với mức giá trần 9.080 đồng, nhưng sau đó lực bán mạnh đã đẩy mã này xuống sàn 7.900 đồng, trước khi hồi phục trở lại. Đóng cửa, TNI tăng 3,18% lên 8.760 đồng, khớp gần 5,3 triệu đơn vị.
Các mã khác có sắc tím hôm nay có thể kể đến EVG, LMH, TTB, JVC, FIT, FTM, DAH, TDG, VOS, QBS...
Trên HNX, đà tăng của chỉ số chính trên sàn này thu hẹp dần trong phiên chiều và có lúc đã chớm đỏ trước khi lấy lại sắc xanh vào cuối phiên nhờ sự hỗ trợ của ACB và SHB.
Chốt phiên, HNX-Index tăng 0,56 điểm ( 0,46%), lên 120,68 điểm với 113 mã tăng, trong khi chỉ có 64 mã giảm. Tổng khối lượng giao dịch đạt 74,9 triệu đơn vị, giá trị 778,9 tỷ đồng, giảm 13,8% về khối lượng và 4,7% về giá trị so với phiên hôm qua. Trong đó, giao dịch thỏa thuận đóng góp 2,1 triệu đơn vị, giá trị 32,7 tỷ đồng.
Trong các mã lớn, ACB tăng nhẹ 0,39% lên 25.600 đồng, khớp 6,5 triệu đơn vị, SHB tăng 0,62% lên 16.200 đồng, khớp 4,87 triệu đơn vị, PVI tăng 1,62% lên 31.400 đồng, trong khi PVS giảm 0,73% xuống 13.600 đồng, khớp 6,9 triệu đơn vị.
Trong các mã nhỏ, HUT đóng cửa ở mức trần 2.700 đồng, khớp 7 triệu đơn vị, đứng đầu sàn HNX, nhưng không có dư mua giá trần. CEO cũng leo lên mức trần 10.300 đồng khi chốt phiên, khớp 5,2 triệu đơn vị.
Ngoài ra, còn phải kể đến hàng loạt mã khác tăng trần, chủ yếu là các mã nhỏ, như BII, ACM, KVC, NHP, VIG, PVC, S99, AAV...
Thị trường UPCoM cũng có diễn biến giống 2 sàn niêm yết khi giằng co nhẹ quanh tham chiếu và đóng cửa gần như không đổi.
Chốt phiên, UPCoM-Index tăng 0,01 điểm ( 0,02%), lên 57,3 điểm với 107 mã tăng và 92 mã giảm. Tổng khối lượng giao dịch đạt 45 triệu đơn vị, giá trị 605 tỷ đồng, trong đó giao dịch thỏa thuận đóng góp 9,4 triệu đơn vị, giá trị 170,7 tỷ đồng.
LPB, BSR, OIL vẫn là 3 mã có thanh khoản tốt nhất trên thị trường này với lần lượt 7,7 triệu đơn vị, 5,8 triệu đơn vị và 3,1 triệu đơn vị, trong đó LPB và BSR đứng ở mức tham chiếu 9.400 đồng, 7.700 đồng, còn OIL tăng 4,49% lên 9.300 đồng.
3 mã có thanh khoản tốt tiếp theo là PPI (1,9 triệu đơn vị), PXL (gần 1,8 triệu đơn vị) và TDP (1,1 triệu đơn vị), tỏng đó PPI đóng cửa ở mức trần 600 đồng, PXL tăng 3,96% lên 10.500 đồng, còn TDP giảm 13,04% xuống 20.000 đồng.
VIB là mã cuối cùng khớp trên 1 triệu đơn vị hôm nay, đóng cửa giảm 0,56% xuống 17.800 đồng.
Trên thị trường phái sinh, các hợp đồng tương lai chỉ số VN30 đều tăng mạnh hôm nay, bất chấp VN30 chỉ tăng khiêm tốn. Cụ thể, VN30-Index tăng 0,25% lên 839,11 điểm, trong khi VN30F2006 tăng 1,49% lên 839,3 điểm với 185.721 hợp đồng được chuyển nhượng, khối lượng mở 24.282 hợp đồng. Các hợp đồng còn lại đều tăng trên 1%.
Trên thị trường chứng quyền, sắc đỏ lại chiếm ưu thế với 21 mã tăng, trong khi có tới 37 mã giảm. Trong đó, CSTB2001 là mã có thanh khoản tốt nhất với hơn 1,07 triệu đơn vị được chuyển nhượng, đóng cửa tăng 190,9% lên 640 đồng. Tiếp đến là CROS2001 với hơn 1,06 triệu đơn vị, đóng cửa ở tham chiếu 10 đồng.
Nhóm cổ phiếu thực phẩm và ngân hàng có thể dẫn dắt đà tăng Chỉ số VN-Index và HNX-Index đang nằm trong Top 15 thị trường chứng khoán châu Á tăng trưởng tốt nhất. Triển vọng thị trường Việt Nam vẫn hấp dẫn do có nhiều yếu tố hỗ trợ. Tâm lý nhà đầu tư toàn cầu lạc quan trở lại sau thời gian cách ly xã hội nhằm phòng chống dịch Covid-19, số lượng việc làm...