Chứng khoán ngày 18/9: Chờ thanh khoản cải thiện
Tình trạng phân hóa ở các nhóm cổ phiếu có thể tiếp tục tiếp diễn khi thanh khoản chưa được cải thiện, ngưỡng hỗ trợ ngắn hạn của chỉ số VN-Index quanh vùng 950 điểm.
Chứng khoán Mỹ giảm điểm
Chứng khoán Mỹ giảm điểm trong phiên giao dịch ngày thứ hai (17/9) với đà lao dốc của nhóm cổ phiếu công nghệ do áp lực chốt lời. Bên cạnh đó, việc Tổng thống Mỹ Donald Trump áp thuế đối với 200 tỷ USD hàng hóa Trung Quốc tiếp tục gây nên nỗi lo sợ trên thị trường.
Đóng cửa phiên giao dịch thứ hai (17/9), chỉ số Dow Jones giảm 92,55 điểm (-0,35%) xuống mốc 26.062 điểm, chỉ số S&P 500 giảm 16,18 điểm (-0,56%) xuống 2.889 điểm và chỉ số Nasdaq Composite giảm 114,25 điểm (-1,43%) xuống mốc 7.896 điểm.
Giá dầu WTI giảm trong phiên giao dịch ngày thứ hai (17/9) và đóng cửa ở mốc 68,91 USD/ thùng (-0,1%), giá dầu Brent đóng cửa ở mốc 78,05 USD/ thùng (-0,05%). Những lo ngại về chiến tranh thương mại Mỹ – Trung có thể sẽ khiến nhu cầu dầu toàn cầu giảm. Tuy nhiên, các lệnh trừng phạt của Mỹ đối với Iran sẽ là mối đe dọa đối với nguồn cung.
Chỉ số đi ngang trong biên độ hẹp với tâm lý giằng co
Chỉ số VN-Index biến động trong biên độ hẹp với thanh khoản giảm. Sự yếu đi của lực cầu của các nhóm mang tính dẫn dắt như ngân hàng, bất động sản và nhóm cổ phiếu large cap phân hóa là nguyên nhân chính khiến cho chỉ số khó vượt được kháng cự quanh 1.000 điểm
Nhóm cổ phiếu large cap phân hóa mạnh với các cổ phiếu kéo chỉ số giảm điểm là: VJC, VIC, SAB, MWG, FPT trong khi đó tín hiệu tích cực xuất hiện ở các cổ phiếu như : VNM, PLX, GAS.
Video đang HOT
Nhóm cổ phiếu ngân hàng giảm điểm với lực bán tập trung ở các cổ phiếu: VCB, MBB, CTG, BID, ACB, TPB, HDB trong khi tín hiệu tích cực xuất hiện ở TCB và VPB.
Nhóm cổ phiếu dầu khí tiếp tục vai trò dẫn dắt với đà tăng tiếp tục duy trì ở các cổ phiếu như: GAS, PVS, PVD, PVB, BSR, POW, PXS, PLC.
Dòng tiền đổ vào cổ phiếu có tính chất đầu cơ như OGC khiến cổ phiếu này tăng trần và đóng cửa ở mốc 3.030 đồng/ cổ phiếu, khối lượng khớp lệnh đạt 4,1 triệu cổ phiếu.
Khối ngoại mua ròng 62,7 tỷ đồng trên HOSE và mua ròng 2,2 tỷ đồng trên HNX. Các mã cổ phiếu tiếp tục chịu áp lực bán của khối ngoại là BMP (bán ròng 20,1 tỷ đồng), VJC (bán ròng 17,8 tỷ đồng), GAS (bán ròng 15,1 tỷ đồng), VIC (bán ròng 10,8 tỷ đồng). Ở chiều mua, khối ngoại mua ròng VNM ( mua ròng 82,5 tỷ đồng), HPG ( mua ròng 21 tỷ đồng), PLX (mua ròng 20,7 tỷ đồng), GEX (mua ròng 12,2 tỷ đồng), HDB (mua ròng 12 tỷ đồng).
Kết thúc phiên giao dịch ngày thứ hai (17/09), chỉ số VN-Index đóng cửa tại mốc 987,61 điểm, giảm 3,73 điểm (-0,38%), giá trị giao dịch đạt 3,9 nghìn tỷ đồng với 117 mã tăng giá, 45 mã tham chiếu và 179 mã giảm giá. Chỉ số HNX-Index đóng cửa tại mốc 112,76 điểm, giảm 0,61 điểm (-0,54%), giá trị giao dịch đạt 572,36 tỷ đồng với 79 mã tăng, 62 mã tham chiếu, 71 mã giảm. Chỉ số Upcom-Index đóng cửa tại mốc 51,82 điểm, giảm 0,13 điểm (-0,25%) với giá trị giao dịch đạt 244,95 tỷ đồng.
Trên phương diện kỹ thuật, biên độ giao động của chỉ số VN-Index thu hẹp dần, khoảng giao động mới trong vùng 985 – 995 điểm với tâm lý giằng co. Tình trạng phân hóa ở các nhóm cổ phiếu có thể tiếp tục tiếp diễn khi thanh khoản chưa được cải thiện, ngưỡng hỗ trợ ngắn hạn của chỉ số VN-Index quanh vùng 950 điểm.
Chứng khoán phái sinh
Ở thị trường phái sinh, các hợp đồng tương lai phái sinh chỉ số VN30-Index đồng loạt giảm điểm. Hợp đồng tháng 9 (VN30F1809) đóng cửa ở mốc 950,5 điểm. Hợp đồng tháng 10/2018 (VN30F1810) đóng cửa ở mốc 949,2 điểm và hợp đồng tháng 12/2018 (VN30F1812) đóng cửa ở mốc 947 điểm.
Biên độ giao động của các chỉ số cơ sở ngày càng thu hẹp do tình trạng phân hóa giữa các nhóm cổ phiếu khiến chỉ số hợp đồng tương lai giảm điểm, tình trạng này có thể tiếp tục kéo dài và xuất hiện nhịp giảm điểm nếu thanh khoản không được cải thiện. Nhà đầu tư có thể mở vị thế bán.
THÀNH LONG
Theo thegioitiepthi.vn
Cứu cánh cho các ngân hàng nhà nước trong tăng vốn điều lệ
Tăng vốn điều lệ cho các ngân hàng thương mại cổ phần nhà nước là vấn đề nóng bỏng khi thời điểm áp dụng chuẩn Basel II đang đến gần. Việc Chính phủ đang xem xét để chấp thuận cho cho các ngân hàng này được tăng vốn điều lệ bằng cách trả cổ tức bằng cổ phiếu được xem là cứu cánh khi thực tế cho thấy, nỗ lực tăng vốn điều lệ thông qua bán cổ phần cho nhà đầu tư chiến lược, đặc biệt là nhà đâu tư nước ngoài không hề dễ dàng.
Việc tăng vốn điều lệ cho các ngân hàng thương mại cổ phần nhà nước cần sớm hơn. Ảnh: ST.
Tăng vốn điều lệ là vấn đề cấp bách
Câu chuyện tăng vốn điều lệ cho các ngân hàng thương mại cổ phần Nhà nước gồm Vietcombank, VietinBank, BIDV, Agribank để cải thiện các chỉ số tài chính, qua đó có thêm điều kiện để có thể tăng mạnh tín dụng bằng đã được nhắc tới từ năm 2016 khi dự kiến việc áp dụng Basel II sẽ được áp dụng vào năm 2016. Sau đó, việc áp dụng chuẩn Basel II cũng đã được lùi tới 2020, trong thời gian đó, đề xuất tăng vốn điều lệ cho các ngân hàng này càng ngày càng khó khăn bởi năm 2017, nghị quyết sử dụng ngân sách trung hạn của Quốc hội năm 2018 đã không cơ cấu việc bố trí nguồn ngân sách để tăng vốn cho các ngân hàng thương mại nhà nước. Nhiều lần đề xuất Chính phủ được tăng vốn điều lệ qua việc chia cổ tức bằng cổ phiếu để có nguồn vốn giữ lại phục vụ hoạt động kinh doanh cũng như vốn đáp ứng chuẩn Basel II song đề xuất này của các ngân hàng không được chấp thuận. Để cải thiện vấn đề này, các ngân hàng này đã xoay xở để tăng vốn như: Thay đổi cơ cấu sở hữu cổ đông thông qua các đợt phát hành cổ phiếu tăng vốn cho nhà đầu tư, gồm nhà đầu tư nước ngoài hoặc cho công chúng và nhà đầu tư trong nước, tuy nhiên, vấn đề này gặp phải khá nhiều trở ngại.
Chia sẻ về vấn đề này, mới đây, tại một hội nghị lớn của ngành ngân hàng, đại diện Vietcombank, ông Nghiêm Xuân Thành, Chủ tịch HĐQT đã có những đề xuất tới Chính phủ trong việc nâng cao năng lực tài chính cho các ngân hàng thương mại Nhà nước, trong đó có Vietcombank. Theo đó, kiến nghị Chính phủ và Ngân hàng Nhà nước xem xét bổ sung vốn điều lệ cho các ngân hàng thương mại nhà nước, bởi hiện nay việc tăng vốn điều lệ là cấp bách hơn bao giờ hết, ông Nghiêm Xuân Thành nhấn mạnh: "Theo tính toán, tỷ lệ an toàn vốn hiện nay thì các ngân hàng đã chạm đến ngưỡng tỷ lệ an toàn, chứ chưa tính đến việc phải áp dụng theo Basel II. Còn nếu áp dụng theo Basel II thì tỷ lệ này đã chắc chắn chưa đạt. Chưa bao giờ việc tăng vốn lại cấp bách như hiện nay. Với tỷ lệ CAR đang có, nếu áp chuẩn Basel II thì các ngân hàng phải nâng vốn lên thậm chí gấp đôi mới đạt". Đồng thời, đại diện Vietcombank kiến nghị cho phép các ngân hàng này được giữ lại cổ tức hàng năm để tăng vốn điều lệ.
Trên thực tế, thời gian qua các ngân hàng này đã có những nỗ lực để cải thiện vốn điều lệ bằng cách phát hành cổ phiếu ra công chúng nhưng bất thành. Trong khi các nhà đầu tư trong nước chưa đủ tiềm năng, thì nhiều nhà đầu tư nước ngoài với tiềm lực tài chính rất tốt và bày tỏ sự quan tâm lớn tới việc đầu tư vào các ngân hàng song điều này đang bị cản đường bởi những vướng mắc về cơ chế.
Tăng vốn trong năm 2018?
Về những vướng mắc trong việc tăng vốn điều lệ trong bán cổ phiếu cho nhà đầu tư tại các ngân hàng này, cụ thể với Vietcombank, từ năm 2016 đến này, vì nhiều lý do ngân hàng này chưa thể bán hơn 7% vốn cho Quỹ đầu tư quốc gia của Singapore (GIC). Theo chia sẻ của đại diện Vietcombank, ngân hàng này đã được Chính phủ, Ngân hàng Nhà nước cho phép phát hành cổ phiếu riêng lẻ cho nhà đầu tư nước ngoài. Tuy nhiên quá trình thực hiện gặp khó khăn do quy định phải bán lô lớn và giá cũng không được thấp hơn giá định giá và giá thị trường, yêu cầu nhà đầu tư phải nắm giữ 1 năm không được giao dịch. Với quy định này là rất khó khăn khi mà giá cổ phiếu trên thị trường liên tục biến động. Tương tự như Vietcombank, ngân hàng VietinBank thời gian qua chưa nhận sáp nhập xong ngân hàng PGBank do còn vướng mắc về một số vấn đề, trong đó có tỷ lệ hoán đổi, còn ngân hàng BIDV cũng chưa tìm được đối tác để bán tối đa 30% cổ phần như mục tiêu đề ra từ năm 2014.
Liên quan đến vốn điều lệ, đại diện ngân hàng Agribank mới đây cũng cho biết, ngân hàng này gánh vác nhiệm vụ cung ứng vốn cho tam nông tới trên 70% tổng dư nợ, lãi suất đầu vào huy động trên 6%, cho vay 6,5% trong khi vốn thiếu. Vì thế, ngân hàng này mong muốn được nhận một số nguồn vốn từ phía Chính phủ như vốn uỷ thác, vốn khác nhàn rỗi, và sẵn sàng chấp nhận cả phương án đấu thầu.
Về vấn đề này, Phó thủ tướng Vương Đình Huệ cho biết, Chính phủ đang yêu cầu Bộ Tài chính sớm phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Ngân hàng Nhà nước xây dựng trình Chính phủ xem xét phê duyệt cho các ngân hàng thương mại cổ phần nhà nước tăng vốn điều lệ. "Chúng tôi đã làm việc với Bộ Tài chính trong quá trình xây dựng kế hoạch tài chính năm nay và cũng đang bàn với các cơ quan của Quốc hội để trình Chính phủ. Năm nay là năm chúng ta phải tăng vốn điều lệ cho các ngân hàng thương mại cổ phần nhà nước từ cổ tức sau thuế. Cùng với việc cổ phần hóa Agribank năm 2019 thì sẽ tiếp tục cho bán bớt vốn của các ngân hàng BIDV và Vietcombank, còn VietinBank hiện đã hết room. Chính phủ cũng đã chỉ đạo giải pháp tăng vốn cho 4 ngân hàng thương mại cổ phần Nhà nước", Phó Thủ tướng cho biết.
Thông tin này được xem là niềm hy vọng cho các ngân hàng thương mại nhà nước khi mà những nỗ lực tăng vốn điều lệ gặp nhiều khó khăn trong thời gian qua. Theo chuyên gia tài chính ngân hàng Cấn Văn Lực, lẽ ra việc tăng vốn điều lệ cho các ngân hàng này phải được làm sớm hơn và khẩn trương hơn, vì hệ thống ngân hàng thương mại của chúng ta thời gian vừa qua luôn luôn được các tổ chức tế khuyến nghị những bất cập liên quan đến an toàn vốn. "Chúng ta liên tục tăng trưởng tín dụng 16-15% nhưng vốn chủ sở hữu của các ngân hàng thương mại chỉ tăng 9-10%, dẫn đến hệ số an toàn vốn của ngân hàng thương mại là tương đối thấp nếu đối chiếu với thông lệ quốc tế và Basel II. Rõ ràng là chúng ta cần sớm phải sớm tăng vốn điều lệ cho hệ thống ngân hàng dể tránh rủi ro lớn đối với hệ thống ngân hàng", chuyên gia Cấn Văn Lực nói.
Hoài Anh
Theo baohaiquan.vn
Cho vay bất động sản núp bóng tín dụng tiêu dùng: Tách hay giữ? Nếu tính gộp cho vay mua nhà, sửa nhà vào cho vay bất động sản thì tỷ trọng cho vay bất động sản trong tổng dư nợ tín dụng có thể lên tới 20%. Ảnh minh họa Theo quy định của Ngân hàng Nhà nước, tín dụng bất động sản là các khoản vay ngân hàng với mục đích đầu tư bất động...