Chứng khoán ngày 18/8: Cổ phiếu nào nên chú ý?
Khuyến nghị khả quan cho VIC với giá 133.000 đồng/cp
CTCK Bản Việt (VCSC): Tập đoàn Vingroup (VIC) đã đăng ký bán 100,5 triệu cổ phiếu của CTCP Vinhomes (VHM) từ ngày 19/8/2021 đến 17/9/2021. Sau giao dịch này, VIC sẽ giảm sở hữu tại VHM từ 2,34 tỷ cổ phiếu (72,34% cổ phần) xuống 2,23 tỷ cổ phiếu (69,34% cổ phần).
Ngoài ra, Viking Asia Holdings II Pte. Ltd. (thuộc KKR Group) đăng ký bán 32 triệu cổ phiếu VHM từ ngày 19/8/2021 đến 17/9/2021 để giảm tỷ lệ sở hữu trực tiếp từ 5,5% xuống 4,6%.
Dựa trên giá đóng cửa của VHM là 116.000 đồng/CP vào ngày 16/08, VIC sẽ thu về tổng số tiền ước tính là 11,7 nghìn tỷ đồng từ việc bán cổ phiếu VHM.
Qua trao đổi với ban lãnh đạo, VIC sẽ tái sử dụng số vốn này chủ yếu để đầu tư thêm vào mảng công nghiệp, bao gồm các mẫu xe điện của VinFast và phục vụ kế hoạch xuất khẩu sang các thị trường lớn hơn.
VHM đang thực hiện kế hoạch trả cổ tức cho năm tài chính 2020 bao gồm 1.500 đồng/CP (lợi suất cổ tức 1,3%) và 30% bằng cổ phiếu dự kiến sẽ được chi trả vào đầu tháng 10.
Theo đó, bên mua khối lượng cổ phiếu VHM (mà VIC đăng ký bán) sẽ có thể vẫn nhận được cổ tức trong điều kiện việc giao dịch hoàn thành trước ngày giao dịch không hưởng quyền dự kiến vào khoảng giữa tháng 9.
VCSC cũng lưu ý rằng VHM gần đây đã thành công trong việc bán 60,0 triệu cổ phiếu quỹ (tương đương 1,79% tổng số cổ phiếu VHM) với giá bình quân 108.637 đồng/CP từ ngày 26/7/2021 đến ngày 11/8/2021.
Như vậy, VHM đã thu về tổng số tiền ước tính 6,5 nghìn tỷ đồng từ việc bán cổ phiếu quỹ. Giá bán bình quân 108.637 đồng/CP cao hơn 18% so với mức giá 92.425 đồng/CP mà VHM đã mua vào cuối năm 2019.
Các giao dịch bán tổng cộng lên đến 132 triệu cổ phiếu VHM có thể giúp tăng thêm tính thanh khoản giao dịch của cổ phiếu VHM (giá trị/khối lượng giao dịch trung bình trong 30 ngày của VHM hiện là khoảng 7,5 triệu cổ phiếu/khoảng 36 triệu USD).
VCSC đang có khuyến nghị KHẢ QUAN cho VIC với giá mục tiêu 133.000 đồng/ cổ phiếu và khuyến nghị MUA cho VHM với giá mục tiêu 135.000 đồng/cổ phiếu.
Video đang HOT
CTCK khuyến nghị cổ phiếu nào phiên 18/8?
Mở vị thế mua POM quanh ngưỡng 15.900 đồng/cp
CTCK BIDV (BSC) : POM đang nằm trong xu hướng hồi phục từ vùng đáy 14.0. Thanh khoản cổ phiếu vượt ngưỡng trung bình 20 phiên đồng thuận với đà tăng giá cổ phiếu.
Đường giá cổ phiếu đã vượt lên MA20 và MA50, báo hiệu xu hướng tăng giá tích cực. Chỉ báo RSI và chỉ báo MACD đều đang ủng hộ xu hướng tăng giá này.
Nhà đầu tư có thể mở vị thế quanh ngưỡng giá 15.9, chốt lãi tại ngưỡng 20.0 và cắt lỗ nếu cổ phiếu mất ngưỡng hỗ trợ 14.0.
Khuyến nghị mua POW với giá mục tiêu 15.400 đồng/cp
CTCK Bản Việt (VCSC): Điều chỉnh khuyến nghị cho Tổng CT Phân bón và Hóa chất Dầu khí (DPM) từ KHẢ QUAN còn PHÙ HỢP THỊ TRƯỜNG do giá cổ phiếu DPM đã tăng gấp đôi trong 3 tháng qua và cho rằng công ty hiện có định giá khá phù hợp.
VCSC nâng giá mục tiêu từ 19.200 đồng/CP lên 33.900 đồng/CP khi 1) nâng dự báo lợi nhuận giai đoạn 2021-2025 thêm tổng cộng 23% nhờ giả định giá bán urê và amoniac (NH3) cao hơn, 2) số dư tiền mặt cuối kỳ cao hơn dự kiến vào cuối quý 2/2021 và 3) giả định vốn đầu tư thấp hơn.
Kỳ vọng tăng trưởng EPS cốt lõi năm 2021 đạt 68,0% YoY, sẽ được thúc đẩy bởi 1) giá urê tăng 26,0% YoY bù đắp cho giá khí đầu vào tăng 24,8% YoY và sản lượng urê giảm 6,9% YoY, và 2) lợi nhuận mạnh mẽ từ phân khúc NH3 nhờ giá bán tăng mạnh khoảng 60% YoY.
Dự báo EPS cốt lõi năm 2022 giảm 9,2% YoY khi giả định giá bán urê và NH3 giảm lần lượt 4%/khoảng 18% YoY. Dự báo EPS báo cáo năm 2022 sẽ giảm 25,8% YoY do không có khoản lợi nhuận bất thường nào từ việc điều chỉnh KQKD năm 2020 và bồi thường bảo hiểm.
Dự báo tốc độ tăng trưởng kép (CAGR) EPS đạt 12,1% trong giai đoạn 2020-2025 nhờ giá urê/NH3 tăng mạnh hiệu suất hoạt động của nhà máy NPK đạt 100% vào năm 2023.
DPM có tình hình tài chính vững chắc với lượng tiền mặt ròng là 4,2 nghìn tỷ đồng vào cuối quý 2/2021, sẽ hỗ trợ mức cổ tức dự kiến là 1.500 đồng/CP (lợi suất 4,1%) vào năm 2021.
Định giá của DPM khá hợp lý với P/E dự phóng năm 2021 là 13,6 lần và P/B quý gần nhất là 1,7 lần.
Yếu tố hỗ trợ: Cổ tức tiền mặt năm 2021 cao hơn dự kiến. Rủi ro: Giá urê thấp hơn dự kiến trong 6 tháng cuối năm 2021 và 2022; cước phí vận chuyển khí cao hơn dự kiến từ năm 2021 trở đi.
Chứng khoán ngày 21/6: Cổ phiếu nào nên chú ý?
Một số mã cổ phiếu nhà đầu tư cần chú ý trước phiên giao dịch 21/6.
Khuyến nghị khả quan GEX với giá mục tiêu 30.000 đồng/cp
CTCK Bản Việt (VCSC): Tổng CT Thiết bị điện Việt Nam (GEX) đã thông qua kế hoạch lợi nhuận năm 2021 với doanh thu đạt 28,5 nghìn tỷ đồng ( 59% YoY) và LNTT là 1,28 nghìn tỷ đồng ( 8% YoY).
Kế hoạch LNTT này - mà VCSC cho là thận trọng - thấp hơn 15% so với dự báo. VCSC lưu ý rằng kế hoạch này tương ứng lợi nhuận từ đánh giá lại tài sản không đáng kể từ việc hợp nhất VGC.
VCSC nhận thấy khả năng điều chỉnh giảm đối với dự báo LNST điều chỉnh là 2,1 nghìn tỷ đồng (bao gồm lợi nhuận từ đánh giá lại ước tính là 1,0 nghìn tỷ đồng).
GEX công bố LNTT sơ bộ 6 tháng đầu năm 2021 đạt 891 tỷ đồng ( 68% YoY), đạt 59% dự báo cả năm và phù hợp kỳ vọng. Ban lãnh đạo giải thích lợi nhuận tăng trưởng mạnh là do hợp nhất VGC.
ĐHCĐ đã thông qua việc chia cổ tức bằng cổ phiếu năm 2020 là 9% mệnh giá (dựa trên số cổ phiếu sau khi tăng vốn; sẽ thực hiện trong quý 3-quý 4/2021) đồng thời đề xuất mức cổ tức năm 2021 là 10% mệnh giá (công ty không cho biết đây sẽ là cổ tức tiền mặt hay cổ phiếu).
Cổ phiếu nào nên chú ý phiên 21/6?
Về hoạt động M&A, GEX sẽ mua thêm cổ phần tại CTCP Đầu tư Khu công nghiệp Dầu khí Long Sơn (UPCoM: PXL - vốn hóa thị trường: 800 tỷ đồng) để nắm quyền chi phối. Ngoài ra, GEX muốn tiến hành IPO cho các công ty con của GEX dựa trên giả định rằng GEX vẫn có quyền kiểm soát.
GEX dự kiến sẽ thực hiện thành công kế hoạch tăng vốn cổ phần, phát hành 293 triệu cổ phiếu cho cổ đông hiện hữu và tăng vốn cổ phần từ 4,9 nghìn tỷ đồng lên 7,8 nghìn tỷ đồng vào năm 2021. Giá chào bán là 12.000 đồng/CP. Phương thức phát hành sẽ thông qua phát hành quyền theo tỷ lệ 10:6 (10 cổ phiếu hiện hữu được quyền mua 6 cổ phiếu mới).
Khuyến nghị khả quan cho GEX với giá mục tiêu 30.000 đồng/cp.
Mở vị thế mua PLP tại mức giá 10.250 đồng/cp
CTCK BIDV (BSC) : PLP đang hình thành nhịp hồi phục sau khi tích lũy ngắn hạn tại quanh ngưỡng 9.5. Thanh khoản cổ phiếu vượt ngưỡng trung bình 20 phiên trong phiên giao dịch gần nhất, đồng thuận với đà tăng giá của cổ phiếu.
Chỉ báo MACD và chỉ báo RSI đều ủng hộ xu hướng hồi phục ngắn hạn. Đường giá cổ phiếu cũng đang tiến tới dải mây Ichimoku cho thấy xu hướng tăng giá trung hạn sắp hình thành.
Nhà đầu tư có thể cân nhắc mở vị thế quanh ngưỡng giá 10.25 và chốt lãi khi cổ phiếu tiếp cận ngưỡng giá 12.5. Cắt lỗ nếu mất ngưỡng hỗ trợ 9.5.
Khuyến nghị mua DGC với giá mục tiêu 84.000 đồng/cp
CTCK Bản Việt (VCSC): Giá photpho vàng tại Trung Quốc đã điều chỉnh còn 21.000 RMB/tấn sau khi tăng từ 17.000 lên 25.000 RMB/tấn vào vài tuần trước.
Một nhà máy sản xuất photpho tại tỉnh Vân Nam đã hoạt động trở lại khi đến mùa mưa, từ đó thúc đẩy sản lượng thủy điện của khu vực này. Tuy nhiên, giá photpho hiện tại của DGC và giá photpho tại Trung Quốc vẫn ở mức cao so với quý 1/2021, cho thấy tiềm năng tăng đối với dự báo hiện tại.
Đối với triển vọng dài hạn, VCSC cho rằng giá photpho vàng có thể tiếp tục tăng khi Trung Quốc tăng tốc kế hoạch giảm công suất photpho trong nước trong dài hạn nhằm ưu tiên nguồn cung photpho cho mục đích sử dụng trong nước thay vì xuất khẩu. VCSC cho rằng DGC có thể hưởng lợi chính từ xu hướng này.
VCSC hiện có khuyến nghị MUA cho CTCP Tập đoàn Hóa chất Đức Giang (DGC) với giá mục tiêu 84.000 đồng/CP, tương ứng tổng mức sinh lời dự phóng 5,7%, bao gồm lợi suất cổ tức 2%.
Vinhomes thu về hơn 6.500 tỷ từ bán cổ phiếu quỹ, sắp huy động vốn qua trái phiếu và cổ phiếu CTCP Vinhomes (HoSE: VHM) vừa cho biết đã bán hết 60 triệu cổ phiếu quỹ trong thời gian từ ngày 26/7 đến 11/8. VHM giao dịch với giá bình quân 108.637 đồng/cp. Với mức giá đó, VHM thu về tới hơn 6.500 tỷ đồng sau giao dịch này. Trong khi đó, chốt phiên giao dịch ngày 12/8, cổ phiếu VHM đóng cửa tại...