Chứng khoán ngày 18/6: Thị trường rung lắc nên mua cổ phiếu nào?
Một số mã cổ phiếu nhà đầu tư cần chú ý trước phiên giao dịch 18/6.
Khuyến nghị MSH quanh vùng 34.000-35.000 đồng/cp
CTCK Ngân hàng BIDV (BSC): Cổ phiếu MSH của CTCP May Sông Hồng đang hình hành nhịp hồi phục sau khi chạm lại ngưỡng hỗ trợ ngắn hạn 32.300 đồng/cp. Thanh khoản cổ phiếu đã vượt lên ngưỡng trung bình 20 phiên, đồng thuận với đà tăng giá của cổ phiếu.
Chỉ báo MACD vẫn đang cho thấy dấu hiệu điều chỉnh trong khi chỉ báo RSI đang cho thấy nhịp hồi phục. Đường giá cổ phiếu cũng đã quay lại dải mây Ichimoku, cho thấy xu hướng tăng giá trung hạn đang thành hình.
Như vậy, nhà đầu tư có thể mở vị thế quanh quanh vùng giá 34.000-35.000 đồng/cp và có thể cân nhắc chốt lãi tại vùng kháng cự 40.000-42.000 đồng/cp trong các phiên giao dịch tới. Cắt lỗ nếu cổ phiếu mất ngưỡng hỗ trợ ngắn hạn 32.300 đồng/cp.
Mua DHC với giá mục tiêu 53.600 đồng/cp
CTCK Bản Việt (VCSC) : Kế hoạch kinh doanh 2020: LNST sau lợi ích CĐTS 200 tỷ đồng ( 10% YoY), tương ứng với 98% và 69% dự báo. DHC cho biết tăng trưởng doanh thu và lợi nhuận nhờ đóng góp cả năm của nhà máy Giao Long 2 mới đi vào vận hành vào tháng 9/2019.
Trong khi đó, DHC cho biết biên LN ròng giảm trong năm 2020 – dựa theo kế hoạch của công ty – do các rủi ro liên quan đến dịch COVID-19 như thiếu hụt giấy thùng sóng carton cũ đầu vào (OCC) và nhu cầu tiêu thụ giấy yếu.
Video đang HOT
Theo VCSC, kế hoạch LNST của DHC là khá thận trọng khi công ty đã hoàn thành 45% kế hoạch lợi nhuận năm trong quý 1/2020.
Cổ tức tiền mặt năm tài chính 2019: 2.000 đồng/cổ phiếu, đã thanh toán hết thông qua hai đợt tạm ứng vào tháng 12/2019 và tháng 3/2020.
Cổ tức năm tài chính 2020: 30% mệnh giá. Tỉ lệ cụ thể giữa cổ phiếu và tiền mặt sẽ được xác định trong tương lại. Hiện tại VCSC đang dự phóng mức cổ tức tiền mặt khoảng 2.500 đồng/cổ phiếu cho năm tài chính 2020 (tương ứng với lợi suất cổ tức 7,4%).
VCSC hiện đang có khuyến nghị mua cho DHC với giá mục tiêu 53.600 đồng/cp, tương ứng với tổng mức sinh lời 67%, bao gồm lợi suất cổ tức 7,4%.
Khuyến nghị khả quan cho DPM với giá 15.200 đồng/cp
CTCK Bản Việt (VCSC) :Theo tài liệu ĐHCĐ, Tổng CT Phân bón và Hóa chất Dầu khí (DPM) công bố kế hoạch cho năm 2020, bao gồm doanh thu đạt 9,2 nghìn tỷ đồng ( 20,2% YoY) và LNST đạt 433 tỷ đồng ( 14,6% YoY), các mục tiêu này không thay đổi so với kế hoạch sơ bộ đã công bố vào đầu năm 2020.
So với kế hoạch năm 2019 của công ty, mục tiêu doanh thu năm 2020 cao hơn 6,8%, trong khi đó, DPM đặt mục tiêu LNST tăng 2,5 lần so với kế hoạch năm 2019, chủ yếu đến từ doanh số bán urê cao hơn 14,7% khi DPM có kế hoạch bảo trì định kỳ trong 1 tháng trong năm 2020 so với giai đoạn bảo trì kéo dài 72 ngày trong năm 2019 do các sự cố kỹ thuật.
So với dự báo, kế hoạch doanh thu và LNST năm 2020 tương ứng 116,1% và 60,9% con số dự phóng tương ứng, VCSC cho rằng mức chênh lệch này đến từ việc công ty thường có quan điểm thận trọng trong việc đặt mục tiêu lợi nhuận.
Đáng chú ý, DPM đề xuất tăng cổ tức tiền mặt thêm 20% lên 1.200 đồng/cp (lợi suất 8,7%), cao hơn 20% so với dự báo hiện tại. Trong năm 2020, DPM đặt mục tiêu cổ tức tiền mặt ở mức 1.000 đồng/CP (lợi suất 7,3%), phù hợp với dự báo.
VCSC hiện có khuyến nghị khả quan với giá mục tiêu 15.200 đồng/cp (tổng mức sinh lời dự phóng 17,8%, bao gồm lợi suất cổ tức 7,3%). DPM hiện được giao dịch tại P/E dự phóng năm 2020 là 9,4 lần và P/B là 0,6 lần, dựa theo dự báo.
SSI đặt mục tiêu lợi nhuận giảm hơn 20%, thấp nhất trong 5 năm gần đây
Công ty Chứng khoán SSI (HoSE: SSI) vừa công bố kế hoạch kinh doanh năm 2020 với chỉ tiêu lãi trước thuế hợp nhất đạt 868 tỷ đồng, giảm 21%, thấp nhất trong 5 năm gần đây.
Năm 2020 SSI đặt mục tiêu 2.750 tỷ đồng doanh thu và 868 tỷ đồng lợi nhuận trước thuế - giảm lần lượt 15% và 21% so với cùng kỳ.
Công ty Cổ phần Chứng khoán SSI vừa công bố tài liệu họp đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2020 dự kiến tổ chức vào ngày 27/6/2020.
Một số nội dung đáng chú ý tại đại hội gồm có thông qua kết quả kinh doanh 2019, kế hoạch kinh doanh 2020, thay đổi địa điểm đặt trụ sở chính, phát hành cổ phiếu ESOP...
Trong tài liệu công bố, năm 2019, SSI đạt 3.235 tỷ đồng doanh thu hợp nhất và 1.106 tỷ đồng lợi nhuận trước thuế. SSI nhận định 2020 là một năm khó khăn do các lĩnh vực kinh doanh của Công ty đều ít nhiều bị ảnh hưởng. Nhưng đây cũng chính là thời cơ phù hợp để SSI rà soát và triển khai mô hình kinh doanh mới.
Năm 2020 SSI đặt mục tiêu 2.750 tỷ đồng doanh thu và 868 tỷ đồng lợi nhuận trước thuế - giảm lần lượt 15% và 21% so với cùng kỳ. Đây là kế hoạch lãi thấp nhất trong 5 năm trở lại đây của SSI.
Về kế hoạch hành động, SSI đã thực hiện tái cấu trúc, thành lập Tiểu ban Chiến lược (trực thuộc HĐQT) cuối năm 2019 và đầu năm 2020 chính thức triển khai các dự án đầu tiên theo lộ trình đề ra. Cùng với việc nghiêm túc rà soát và đánh giá lại bộ máy nhân sự, đồng thời cải tiến các quy trình nghiệp vụ, SSI tiếp tục tối ưu bộ máy theo mô hình tinh gọn nhằm nâng cao hiệu quả.
Trong II/2020 quý cuối năm, công ty sẽ ra mắt nền tảng giao dịch trực tuyến mới nhằm cung cấp cổng giao dịch chủ động, toàn diện trên tất cả các trình duyệt web, hệ điều hành iOS, Android với nhiều tính năng nâng cao, sẵn sàng phục vụ đáp ứng nhu cầu cho cả nhà đầu tư cơ bản và chuyên nghiệp.
Đối với hoạt động đầu tư tự doanh, danh mục của công ty được cân đối lại nhằm tăng tỷ trọng vào các trái phiếu có lợi suất cao và thuộc nhóm có tài sản đảm bảo thanh khoản cao, giảm tỷ trọng cổ phiếu nhằm giảm thiểu rủi ro, tạo nguồn doanh thu ổn định.
Về kết quả kinh doanh quý I/2020, SSI ghi nhận tổng doanh thu 936,5 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế 15,1 tỷ đồng, lần lượt tăng 34,38% và giảm tới 92,12% so với cùng kỳ năm trước.
Trong đó, lợi nhuận mảng môi giới chỉ ghi nhận 66 triệu đồng, giảm tới 99,71% so với cùng kỳ. Doanh thu mảng cho vay ký quỹ ghi nhận 145,5 tỷ đồng, giảm 7,15% so với cùng kỳ. Đặc biệt, chi phí lỗ từ các tài sản tài chính ghi nhận thông qua lãi/lỗ (FVTPL) lên tới 489,1 tỷ đồng, tăng 533% so với cùng kỳ, chính vì lợi nhuận môi giới giảm, các mảng khác đều giảm mạnh nên làm kết quả kinh doanh giảm sâu.
SSI nhận định dịch bệnh Covid-19 đã khiến triển vọng kinh tế toàn cầu trở nên u ám, nhiều nền kinh tế lớn có thể rơi vào suy thoái. Sự gián đoạn của chuỗi cung ứng toàn cầu, cùng với việc hạn chế đi lại, giao thương tạo ra áp lực không nhỏ đối với Việt Nam khi còn phụ thuộc vào bên ngoài về cả thị trường đầu vào và đầu ra.
Thị trường chứng khoán cũng phản ánh bối cảnh chung qua những tháng đầu năm với diễn biến tiêu cực. VN-Index giảm 31% trong quý I - mức giảm lớn nhất kể từ sau khủng hoảng kinh tế toàn cầu năm 2008. Mức bán ròng của khối ngoại cũng đạt con số kỷ lục, lên tới 8.700 tỷ VNĐ trong quý I, tiếp tục bán ròng trong tháng 4 và 5.
Viettel Post đặt mục tiêu LNST 2020 tăng 30% lên 496 tỷ đồng Viettel Post cũng dự kiến doanh thu năm 2020 tăng trưởng 143% so với năm 2019, lên mức 19.232 tỷ đồng. Ngày 6/6 tới đây Tổng công ty bưu chính Viettel (Viettel Post - mã chứng khoán VTP) sẽ tổ chức Đại hội cổ đông thường niên năm 2020. Hiện Tổng công ty đã công bố tài liệu dự kiến trình Đại hội...