Chứng khoán ngày 17/11: Những cổ phiếu nào được khuyến nghị?
Một số mã cổ phiếu nhà đầu tư cần chú ý trước phiên giao dịch 17/11.
Ngưỡng hỗ trợ TCB nằm quanh 22.000-22.500 đồng/cp
CTCK BIDV (BSC): TCB đang ở trong trạng thái tích lũy trong khu vực 22.000-23.000 đồng/cp sau khi có quãng thời gian tăng trung hạn từ vùng hỗ trợ 18.000 đồng/cp. Thanh khoản cổ phiếu những ngày giao dịch gần đây vẫn đang giữ giá trị tốt và ổn định.
Các chỉ báo xu hướng hiện đang ở trong trạng thái tích cực. Phiên 16/11, đường EMA12 vừa cắt lên trên đường EMA26 đồng thời chỉ báo RSI cũng ở trên ngưỡng trung lập nên cổ phiếu có thể thiết lập đà tăng trong ngắn hạn.
Ngưỡng hỗ trợ gần nhất của TCB nằm tại khu vực 22.000-22.500 đồng/cp. Mục tiêu chốt lãi của cổ phiếu nằm tại mức 25.000 đồng/cp, cắt lỗ nếu ngưỡng 21.500 đồng/cp bị xuyên thủng.
Khuyến nghị mua cho HPG với giá 36.800 đồng/cp
CTCK Bản Việt (VCSC): Khuyến nghị mua cho CTCP Tập đoàn Hòa Phát (HPG) trong khi tăng giá mục tiêu thêm 27% lên 36.800 đồng/cp, do
(1) điều chỉnh tăng trung bình 18% dự báo LNST sau lợi ích CĐTS giai đoạn 2020-2024, (2) cập nhật mô hình định giá theo phương thức dòng tiền tự do đến cuối năm 2021 và (3) tỷ lệ WACC thấp hơn do giả định chi phí vốn chủ sở hữu thấp hơn.
VCSC tăng dự báo LNST sau lợi ích CĐTS năm 2020 thêm 27% lên 11,2 nghìn tỷ đồng ( 49% YoY) nhờ đóng góp cao hơn dự kiến của doanh số phôi thép và thép cuộn cán nóng (HRC) cũng như khả năng của HPG trong việc thu mua quặng sắt với mức giá thuận lợi.
Tăng dự báo lợi nhuận năm 2020 của mảng nông nghiệp thêm 16% đạt 1,7 nghìn tỷ đồng ( 201% YoY) khi KQKD quý 3/2020 vượt kỳ vọng.
Video đang HOT
Những cổ phiếu nào được khuyến nghị phiên 17/10?
Tăng dự báo LNST sau lợi ích CĐTS năm 2021 đạt 12,5 nghìn tỷ đồng ( 12% YoY), đến từ Khu Phức hợp Gang thép Dung Quất (DQSC) gia tăng hoạt động cho Giai đoạn 1 (thép xây dựng) và đóng góp cả năm của Giai đoạn 2 (HRC).
Duy trì HPG là lựa chọn hàng đầu để gia tăng sự hiện diện trong ngành xây dựng Việt Nam, vốn đang hưởng lợi từ việc Chính phủ gia tăng chi đầu tư công sau dịch COVID-19.
Vị thế dẫn đầu của HPG với quy mô và hiệu quả hoạt động đã được chứng minh – cùng với sự gia tăng trong công suất sản xuất và danh mục sản phẩm của DQSC – cho phép công ty tận dụng tăng trưởng xây dựng trong nước trong tương lai.
VCSC dự báo tốc độ tăng trưởng kép (CAGR) giai đoạn 2020-2025 đạt 10% nhờ CAGR doanh thu dự phóng đạt 8%.
VCSC nhận thấy định giá hiện tại của HPG là hấp dẫn, với P/E dự phóng năm 2020/2021 là 9,7/8,5 lần (dựa theo dự báo của chúng tôi) so với giá trị trung bình 12 tháng của trung vị P/E trượt của các công ty cùng ngành trong khu vực là 10,1 lần, trong bối cảnh HPG triển vọng tăng trưởng và khả năng sinh lời vượt trội so với các công ty cùng ngành trong khu vực.
Rủi ro: Biên lợi nhuận giảm mạnh hơn dự kiến do giá đầu vào biến động mạnh.
Khuyến nghị mua BMP với giá 64.600 đồng/cp
CTCK Bản Việt (VCSC): Khuyến nghị mua dành cho CTCP Nhựa Bình Minh (BMP) trong khi nâng giá mục tiêu thêm 5% đạt 64.600 đồng/cp, do
1) mức điều chỉnh tăng 7% trong LNST sau lợi ích CĐTS trung bình giai đoạn 2020-2024, 2) cập nhật mô hình định giá mục tiêu theo chiết khấu dòng tiền và 3) WACC thấp hơn do giả định chi phí vốn thấp hơn.
VCSC nâng dự báo LNST sau lợi ích CĐTS 2020 thêm 9% lên 504 tỷ đồng ( 19% YoY) khi chúng tôi nâng biên LN gộp 2020 nhờ chi phí nhựa đầu vào cao hơn dự kiến trong quý 3/2020, giúp bù đắp cho dự phóng chi phí SG&A cao hơn. Dù vậy, kỳ vọng tác động của giá nhựa thấp có thể giảm dần trong quý 4/2020 khi giá nhựa đã phục hồi kể từ tháng 6/2020.
VCSC dự báo LNST sau lợi ích CĐTS đạt 510 tỷ đồng (đi ngang YoY) khi chúng tôi kỳ vọng biên LN gộp sẽ giảm từ mức cơ sở cao dự phóng 2020, phần nào được bù đắp bởi chi phí SG&A thấp hơn và tăng trưởng sản lượng ổn định.
Kỳ vọng các kế hoạch tối ưu hóa kinh doanh trong giai đoạn 2019-2020 sẽ tương ứng mang lại biên LN ổn định hơn trong dài hạn. Do đó, dự phóng tốc độ tăng trưởng kép (CAGR) LNST sau lợi ích CĐTS đạt 3% cho BMP trong giai đoạn 2020-2025.
VCSC tiếp tục cho rằng định giá hiện tại của BMP với P/E dự phóng 2020/2021 đạt lần lượt 10,0/9,9 lần (dựa theo dự báo của chúng tôi) là hấp dẫn so với mức P/E trượt trung bình 6 tháng của các công ty ngành là 13,1 lần trong bối cảnh bảng cân đối kế toán lành mạnh và khả năng sinh lời vượt trội so với các công ty cùng ngành.
Rủi ro cho quan điểm tích cực: mức giảm biên LN cao hơn dự kiến do biến động chi phí nhựa đầu vào.
Tài sản của các tỉ phú tăng mạnh trong thời gian ngắn
Chỉ trong 10 phiên giao dịch, giá trị tài sản ròng của các tỉ phú giàu nhất sàn chứng khoán Việt Nam đã tăng tới hàng trăm triệu USD.
Ông Trần Đình Long, Chủ tịch Hội đồng Quản trị Thép Hòa Phát. Ảnh: TL.
Trong hơn 2 tuần giao dịch gần đây, thị trường chứng khoán Việt Nam diễn biến rất tích cực với đà tăng mạnh của chỉ số VN-Index. Lũy kế từ phiên giao dịch 13.10 tới nay, chỉ số VN-Index đã tăng gần 25 điểm với đà tăng mạnh của các cổ phiếu vốn hóa lớn.
Trước những diễn biến tích cực của các cổ phiếu trên thị trường, giá trị tài sản của các tỉ phú cũng tăng nhanh chóng, lên tới hàng trăm triệu USD chỉ trong thời gian ngắn.
Theo số liệu được Forbes cập nhật tại chiều ngày 26.10, Việt Nam đang có 6 đại diện trong danh sách những tỉ phú giàu nhất hành tinh.
Giá trị tài sản của các tỉ phú tại ngày 26.10. Nguồn: Forbes.
Nói về sự gia tăng giá trị tài sản trong khoảng thời gian vừa qua, phải kể đến đầu tiên là tỉ phú Phạm Nhật Vượng, Chủ tịch Hội đồng Quản trị Tập đoàn Vingroup (HOSE: VIC) với việc gia tăng 900 triệu USD chỉ trong 10 phiên giao dịch. Tỉ phú Nhật Vượng là người đàn ông giàu nhất sàn chứng khoán Việt Nam và cũng là một trong những nhân vật kỳ cựu đại diện của Việt Nam trong danh sách xếp hạng tỉ phú toàn cầu. Tại thời điểm cuối ngày 26.10, tài sản của ông Vượng trên sàn chứng khoán Việt Nam đạt 6,8 tỉ USD.
Trong những phiên giao dịch vừa qua, cổ phiếu VIC cũng ghi nhận đà tăng khá tích cực, đạt mức tăng 11,9% từ phiên giao dịch 13.10 đến nay (26.10).
Tỉ phú Phạm Nhật Vượng có khối tài sản tăng 900 triệu USD chỉ trong 10 phiên giao dịch. Ảnh: TL.
Bên cạnh VIC, cổ phiếu của Ngân hàng Techcombank (HOSE: TCB) cũng có diễn biến rất tích cực, ghi nhận đà tăng 10,6% trong khoảng thời gian trên. Kéo theo đó, tài sản của ông Hồ Hùng Anh, Chủ tịch Hội đồng Quản trị Ngân hàng Techcombank cũng tăng 300 triệu USD so với thời điểm 13.10. Số liệu của Forbes tại ngày 26.10, ông Hùng Anh đang sở hữu khối tài sản trị giá 1,6 tỉ USD. Với khối tài sản này, ông Hùng Anh đã góp mặt vào Top 3 những tỉ phú giàu nhất sàn chứng khoán Việt Nam tính đến thời điểm hiện tại, theo số liệu của Forbes.
Trong thời gian gần đây, các cổ phiếu vốn hóa lớn đang nhận được sự quan tâm của dòng tiền trên thị trường chứng khoán Việt Nam. Cổ phiếu của Tập đoàn Hòa Phát (HOSE: HPG) cũng đạt được mức tăng trưởng ấn tượng.
Kết thúc phiên giao dịch 26.10, cổ phiếu HPG đóng cửa ở mức giá 30.800 đồng/cổ phiếu, là vùng giá cao nhất của HPG kể từ khi niêm yết. Lũy kế từ phiên giao dịch 13.10, giá cổ phiếu HPG đã tăng hơn 9%. Đà tăng này của cổ phiếu co thể đến từ kết quả kinh doanh vượt trội trong quý III/2020.
Cụ thể, trong quý III/2020 Hòa Phát đạt 24.900 tỉ đồng doanh thu, tăng 62,7% và 3.785 tỉ đồng lợi nhuận sau thuế, gấp hơn 2 lần so với cùng kỳ năm trước. Với mức lợi nhuận này, Hòa Phát đã lập kỷ lục về lợi nhuận sau thuế trong một quý.
Diễn biến tích cực của cổ phiếu HPG đã kéo tài sản của Chủ tịch Hội đồng Quản trị Trần Đình Long tăng 200 triệu USD chỉ trong 10 phiên giao dịch.
Trong cùng khoảng thời gian trên, tài sản của ông Nguyễn Đăng Quang, Chủ tịch Hội đồng Quản trị của Công ty Cổ phần Tập đoàn Masan (HOSE: MSN) cũng tăng thêm 200 triệu USD. Tại thời điểm 26.10, ông Quang đang sở hữu khối tài sản trên sàn chứng khoán trị giá 1,4 tỉ USD, là một trong 6 đại diện của Việt Nam trong danh sách những tỉ phú giàu nhất hành tinh.
Trong những phiên giao dịch gần đây, cổ phiếu MSN gây ấn tượng mạnh với giới đầu tư khi đạt một mức tăng trưởng mạnh mẽ về giá. Lũy kế 10 phiên giao dịch gần đây, giá cổ phiếu MSN đã tăng hơn 25,2% trong khi lũy kế từ đầu tháng 10 đến nay, MSN đã tăng 60,9% từ vùng giá 54.600 đồng/cổ phiếu lên mức 87.900 đồng/cổ phiếu (kết phiên 26.10).
Ngày đặc biệt của 2 tỷ phú Việt: Núi tiền nghìn tỷ đổ về Giá cổ phiếu Techcombank thăng hoa, trong khi Hòa Phát của tỷ phú Trần Đình Long báo lãi kỷ lục trong vòng 30 năm. Sự bứt phá của các doanh nghiệp giúp nhiều doanh nhân Việt ghi nhận túi tiền tăng nhanh bất chấp đại dịch. Tập đoàn Hòa Phát (HPG) của tỷ phú Trần Đình Long vừa báo lợi nhuận quý III...