Chứng khoán ngày 16/1: Khối ngoại tung tiền mua, MWG thanh khoản đột biến
Phiên giao dịch khá bình lặng hôm nay được khuấy động một chút với giao dịch thỏa thuận lớn của MWG. Tuy vậy đó cũng chỉ là trong buổi sáng, còn toàn bộ thời gian sau đó, thị trường rất đuối.
MWG phiên này giao dịch đột biến về thanh khoản, cả trên sàn khớp lệnh lẫn thỏa thuận. Giao dịch thỏa thuận rất lớn với 6,2 triệu cổ phiếu được chuyển nhượng ngay từ buổi sáng, tương đương gần 565,1 tỷ đồng giá trị. Phiên sáng MWG cũng giữ ngôi đầu về thanh khoản trên sàn khớp lệnh với gần 123 tỷ đồng.
Thế nhưng đến chiều thì ngay cả MWG cũng nguội lạnh. Cổ phiếu này chỉ giao dịch thêm 28,3 tỷ đồng nữa qua khớp lệnh và khoảng 69 tỷ đồng qua thỏa thuận. Giá MWG từ sáng đã không hưởng lợi gì từ mức thỏa thuận kịch trần và đến chiều thì tụt sâu hơn, đóng cửa giảm 0,47% so với tham chiếu.
Giao dịch thỏa thuận lớn như vậy và ở mức giá cao thường là thương vụ đã “đi đêm” từ trước, cũng như không có liên quan gì đến giá đang khớp. Vì thế MWG mới giao dịch kém như vậy trên sàn khớp lệnh. Khối ngoại mua MWG gần 6,19 triệu cổ phiếu sau khi room hở ra do phát hành cổ phiếu cho người lao động.
Tính chung cả phiên hôm nay MWG chiếm trên 18% tổng giá trị giao dịch của cả hai sàn, đẩy mức giao dịch chung lên 4.318 tỷ đồng, tăng 37% so với phiên hôm qua. Thế nhưng trên sàn khớp lệnh, kể cả khi MWG thanh khoản kỷ lục trong 7 tháng, thì giao dịch vẫn giảm gần 3% so với hôm qua.
VN-Index đóng cửa giảm nhẹ 0,11% hay 0,98 điểm do tác động của một số cổ phiếu vốn hóa lớn. Đến cuối đợt khớp lệnh liên tục, chỉ số đã phục hồi thành công lên trên tham chiếu, tăng nhẹ 0,56 điểm. Thay đổi phút chót chủ yếu do VNM sụt giảm thêm 900 đồng nữa và chốt giảm chung cuộc 1,41%. VCB cũng bay thêm 200 đồng, giảm 0,89%, BID giảm thêm 300 đồng, chốt dưới tham chiếu 0,92%. VHM đóng cửa tăng 0,5% nhưng riêng đợt cuối đánh mất 700 đồng. Chỉ có từng đó cổ phiếu trụ đủ lớn là có biến động gây áp lực lên chỉ số.
Video đang HOT
Tuy nhiên nhìn chung blue-chips hôm nay mất vai trò dẫn dắt thị trường. Các chỉ số điều chỉnh trước hết là do nhóm này suy yếu. Chỉ có một số mã lớn giảm tương đối như VNM, VJC, VCB, SAB, MSN, CTG, BID nhưng các mã tăng lại không đủ mạnh. VPB tăng 3,12%, VRE tăng 1,45% là khá nhất thì vốn hóa chưa áp đảo. VIC, GAS, VHM chỉ tăng nhẹ.
Độ rộng của VN30-Index lúc đóng cửa là 10 mã tăng/17 mã giảm, toàn sàn HSX là 133 mã tăng/142 mã giảm.
Nhà đầu tư nước ngoài hôm nay ghi nhận giao dịch mua rất lớn do thương vụ MWG. Tổng giá trị mua trên HSX là 950,5 tỷ đồng, cao nhất kể từ đầu tháng 11 năm ngoái. Giá trị bán đạt 358,6 tỷ đồng. Sàn HNX được mua 12,8 tỷ đồng và bán 2,2 tỷ đồng. Vốn vào ròng hai sàn là trên 602 tỷ đồng.
Ngoài MWG, VRE hôm nay cũng được mua ròng ấn tượng hơn 1,1 triệu cổ phiếu. VCB, MSN, FCN, NT2, POW, VHM là các mã khác được mua ròng tốt. Phía bán ròng có SSI, HPG, CTG, HBC, VJC, CII, DXG, GEX, HDB.
Lan Ngọc
Theo vneconomy.vn
Chứng khoán chiều 11/1: Nhà đầu tư nội vẫn dè dặt hơn khối ngoại
Nhà đầu tư trong nước dù đã cải thiện về tâm lý nhưng vẫn chưa dám "xuống tiền" mua cổ phiếu. Thay vào đó, khối ngoại lại mua ròng khá mạnh tay.
VN-Index 11/1.
Điểm số không cải thiện được nhiều do dòng tiền vẫn đang đứng ngoài thị trường. Theo đánh giá của các công ty chứng khoán, mức độ quan tâm của nhà đầu tư nội có cải thiện nhưng quá trình thu hút tiền trở lại sẽ mất rất nhiều thời gian.
Trong khi đó, nhà đầu tư ngoại lại không do dự nhiều trong các quyết định mua vào. Cụ thể, giá trị mua ròng của phiên hôm nay đạt hơn 170 tỷ đồng trong đó riêng VNM là 87 tỷ đồng. Các mã được mua ròng đáng chú ý còn có VRE ( 35 tỷ đồng), MSN ( 25 tỷ đồng).
Nhờ đó, cả 3 mã lớn này đều tăng giá tích cực VNM tăng 1,75%, VRE tăng 1,53%, MSN tăng 0,62%.
VNM cùng với VHM ( 2,68%) đã đóng vai trò đầu tàu kéo điểm số. Ngoài ra, một số mã lớn như VJC ( 1,74%), VCB ( 0,36%), MSN ( 0,62%) cũng có chút đóng góp. Chỉ số VN-Index đóng cửa tăng 0,49% lên 902,71 điểm.
Các mã vốn hóa thấp và trung bình vẫn tạm thời giữ được sự sôi động khi FCN, SJF tăng trần. Một số khác vẫn tăng được trên 4% như ANV ( 5,43%), HAG ( 4,53%), FMC ( 6,23%),DPG ( 4,23%).
HOSE kết phiên có 156 mã tăng so với 117 mã giảm và 71 mã đứng giá tham chiếu. Thanh khoản vẫn chỉ ở mức thấp với 2.841 tỷ đồng, tương đương 131,41 triệu đơn vị. Trong đó, giá trị thỏa thuận đạt 661 tỷ đồng.
Với HNX, sự sôi động không được thể hiện ra. VCG dù đón CEO của Ecopark làm thành viên HĐQT nhưng giá cũng không nhúc nhích. Trong khi đó, vai trò dẫn dắt của các cổ phiếu PVS (-0,56%), ACB (0%), SHB (0%) cũng mờ nhạt.
Sàn này chỉ có một số mã cổ phiếu nhỏ "nổi loạn" như SRA ( 9,71%), ART ( 4,35%) nhưng đây cũng chỉ là các trường hợp cá biệt.
Chỉ số HNX-Index đóng cửa tăng 0,09% lên 101,87 điểm. Thanh khoản đạt 25,6 triệu đơn vị, tương đương 346 tỷ đồng.
Với UPCoM, 2 cổ phiếu VEA ( 4,3%), VTP ( 4,9%) đã có diễn biến tăng tích cực nhờ các giao dịch mua vào của khối ngoại. Chỉ số UPCoM-Index do vậy cũng tăng 0,3% lên 53,18 điểm. Thanh khoản đạt 13 triệu đơn vị, tương đương 249 tỷ đồng.
MAI HƯƠNG
Theo bizlive.vn
Vốn ngoại chọn cổ phiếu đầu ngành Bất chấp xu hướng sụt giảm cả về điểm số và thanh khoản của thị trường, vẫn có những cổ phiếu được khối ngoại bền bỉ mua vào trong suốt quý IV/2018. STB, BID: Điểm sáng cổ phiếu ngân hàng Trong quý IV/2018, STB (Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín) là một trong những cổ phiếu được nhà đầu tư nước ngoài...