Chứng khoán ngày 15/8: Cổ phiếu vốn hoá lớn đồng loạt tăng điểm
Về cuối phiên, hàng loạt cổ phiếu vốn hoá lớn bất ngờ tăng giá mạnh tạo lực đẩy cho thị trường khiến chỉ số VN-Index đảo chiều tăng mạnh.
Cổ phiếu vốn hóa lớn đồng loạt tăng điểm. Ảnh: Văn Giáp/BNEWS/TTXVN
Đóng cửa phiên giao dịch 15/8, chỉ số VN-Index tăng 10,47 điểm (1,08%) lên 979,38 điểm. Khối lượng giao dịch đạt hơn 182,9 triệu cổ phiếu, trị giá hơn 4.298 tỷ đồng. Toàn sàn có 141 mã tăng và 171 mã giảm.
HNX – Index đóng cửa ở mức 101,66 điểm, giảm 0,32 điểm (0,32%). Khối lượng giao dịch đạt trên 26,5 triệu cổ phiếu, trị giá hơn 346 tỷ đồng. Toàn sàn có 53 mã tăng và 81 mã giảm.
Sắc đỏ bao phủ thị trường ngay từ đầu phiên giao dịch. Tuy nhiên về cuối phiên, hàng loạt cổ phiếu vốn hoá lớn bất ngờ tăng giá mạnh tạo lực đẩy cho thị trường khiến chỉ số VN-Index đảo chiều tăng mạnh. Nhóm VN30 chỉ có 4 mã giảm giá và 6 mã đứng giá, còn lại ngập trong sắc xanh.
Thị trường đón nhận lực đẩy lớn từ các cổ phiếu như VIC tăng 2%, VNM tăng 2,8%, SAB tăng 2,9%, VHM tăng 1,2%, VRE tăng 2%.
Ngoài ra, ở nhóm cổ phiếu ngân hàng có VCB tăng 3,5%, TCB tăng 0,7% cũng là những yếu tố góp phần tích cực cho đà tăng của thị trường. Chiều ngược lại, CTG, TPB giảm và góp phần thu hẹp đà tăng của thị trường.
Thị trường cũng bị kìm hãm đà tăng bởi các cổ phiếu như PLX giảm 1,4%, HVN giảm 1,5%, VJC giảm 1%, HPG giảm 0,9%.
Video đang HOT
Khối ngoại tiếp tục bán ròng trong phiên hôm nay. Trên HOSE, khối ngoại bán ròng hơn 2,6 triệu đơn vị, giá trị hơn 65 tỷ đồng.
HPG dẫn đầu danh sách bán ròng của khối ngoại trong phiên hôm nay với giá trị hơn 46 tỷ đồng. Tiếp đến là VJC hơn 38,7 tỷ đồng, VRE trên 8 tỷ đồng, SSI trên 6 tỷ đồng.
MSN dẫn đầu danh sách mua ròng với giá trị hơn 13 tỷ đồng, tiếp đến là DRC trên 6,2 tỷ đồng, VCB trên 6,1 tỷ đồng.
Trên HNX, khối ngoại bán ròng 81.181 đơn vị, trị giá 9,7 tỷ đồng, VCS dẫn đầu danh sách bán ròng với giá trị hơn 8,7 tỷ đồng.
Trong phiên giao dịch ngày 15/8, nhiều thị trường chứng khoán châu Á giảm điểm sau khi chỉ số Dow Jones trải qua phiên giao dịch tồi tệ nhất trong năm tại Phố Wall khi những lo ngại về nguy cơ suy thoái toàn cầu gia tăng khiến nhiều nhà đầu tư quay lưng với chứng khoán.
Mở cửa phiên này, chỉ số Nikkei 225 tại thị trường Tokyo giảm gần 2% trước khi phục hồi nhẹ và khép phiên với mức giảm 1,2% còn 20.405,65 điểm. Thị trường Sydney giảm gần 3%, trong khi các thị trường Bangkok và Singapore cũng để mất 1,2%.
Tuy nhiên, trái với xu hướng đi xuống của phần lớn các thị trường trong khu vực, chỉ số Hang Seng tại Hong Kong tăng 0,8% lên 25.495,46 điểm sau khi mở phiên với mức giảm đến 1,5%, trong khi chỉ số Shanghai Composite tại Thương Hải ghi thêm 0,3% lên 2.815,80 điểm sau khi để mất 1,7% khi mở phiên./.
Đỗ Huyền/BNEWS/TTXVN
Top 10 cổ phiếu tăng/giảm mạnh nhất tuần: Nhóm ngân hàng bùng nổ
Thị trường có một tuần giao dịch tích cực cả về điểm số và thanh khoản, dưới sự dẫn dắt của các cổ phiếu ngân hàng lớn cùng sự nâng đỡ về tâm lý do khối ngoại duy trì lực mua ròng khá mạnh với gần 825 tỷ đồng.
Kết thúc tuần giao dịch, VN-Index tăng 6,94 điểm ( 0,7%) lên 982,34 điểm. Giá trị giao dịch trên HOSE tăng 5% lên 18.714 tỷ đồng, khối lượng giảm 0,7% xuống 795 triệu cổ phiếu.
HNX-Index tăng 1,215 điểm ( 1,1%) lên 107,07 điểm. Giá trị giao dịch trên HNX tăng 24,1% lên 2.367 tỷ đồng, khối lượng tăng 22,7% lên 152 triệu cổ phiếu.
Tuần qua, nhóm cổ phiếu trụ cột ngân hàng dẫn dắt thị trường và cũng là nhóm tăng mạnh nhất, khi tăng 4,2%, trong đó VCB - cổ phiếu ngành ngân hàng có giá trị vốn hóa lớn nhất đã tăng 7,2%.
Tiếp theo có CTG ( 1,9%), BID ( 4,5%), TCB ( 2,4%), HDB ( 1%), MBB ( 3,98%), STB ( 2,63%), EIB ( 0,55%), ACB ( 3,7%), SHB ( 3%)...
Ở chiều ngược lại, nhóm nguyên vật liệu có thêm một tuần giảm mạnh nhất với 2,9%, do mức giảm của các cổ phiếu trong nhóm như HPG (-5,9%), VIS (-29,8%), POM (-3%), DPM (-1,9%), BFC (-1,6%), DGC (-5,1%), DPR (-1,8%)...
Tuần qua, cổ phiếu tăng điểm đáng chú ý trên sàn HOSE có PDN, mặc dù PDN điều chỉnh giá do chia cổ tức vào ngày 18/7, nhưng cổ phiếu này vẫn tăng tốt và lên mức đỉnh lịch sử mới tại 85.100 đồng/cổ phiếu (tính theo giá điều chỉnh).
TGG nhận lực cầu bắt đáy khá lớn sau khi giảm về ngưỡng hỗ trợ quanh 2.800 đồng, với 4/5 phiên tăng điểm tuần này, trong đó có 2 phiên tăng kịch trần.
Tương tự, một cổ phiếu nhỏ khác là CCL đã bất ngờ được mua mạnh, mặc dù chưa có thông tin nào mới đáng kể ảnh hưởng đến doanh nghiệp.
Thương vụ PAN chào mua công khai hơn 7,7 triệu cổ phiếu BBC, tương ứng 49,94% số cổ phiếu có quyền biểu quyết đang lưu hành của BBC với giá 68.500 đồng/cổ phiếu đã kéo cả 2 mã này vào Top tăng tốt nhất sàn.
Tuy nhiên tuần qua, nhóm cổ phiếu giảm sâu lại được quan tâm hơn với VIS góp mặt tuần thứ 2 liên tiếp (tuần trước VIS -17%), và ghi nhận tổng cộng 7 phiên giảm sàn liên tiếp tính đến hết ngày 19/7.
Theo kết quả kinh doanh quý II/2019 mới được công bố, VIS đạt 1.333 tỷ đồng doanh thu thuần, giảm nhẹ so với cùng kỳ năm ngoái, nhưng lợi nhuận sau thuế tiếp tục ghi nhận lỗ 32,2 tỷ đồng, mặc dù con số này đã giảm so với quý II/2018 (âm gần 68 tỷ đồng).
Luỹ kế 6 tháng đầu năm 2019, VIS đạt 2.362 tỷ đồng doanh thu thuần, giảm hơn 300 tỷ đồng so với cùng kỳ và thua lỗ 65,8 tỷ đồng.
Tân binh GAB kết thúc "tuần trăng mật" ngắn ngủi với 3 phiên tăng kịch trần, và đã bị chốt lời mạnh với 4 phiên liên tiếp trở lại đây đều giảm sàn và luôn trong tình trạng dư bán sàn lớn.
Trên sàn HNX, cổ phiếu đáng chú ý nhất là D11, khi bất ngờ được kéo mạnh trong khoảng 2 tuần gần đây, với 9 phiên giao dịch đã leo từ mức 12.400 đồng lên 19.000 đồng, tương đương tăng hơn 53%.
Tuy thanh khoản D11 vẫn chỉ ở mức thấp, với vài chục nghìn đơn vị khớp lệnh/phiên, nhưng cũng được coi là tăng đáng kể, khi nhiều tháng trở lại đây giao dịch rất thưa thớt, thậm chí trắng thanh khoản.
Nhóm cổ phiếu tăng/giảm mạnh nhất trên UpCoM tuần này không có điểm nào đáng chú ý, khi thanh khoản ở mức rất thấp, một vài trăm đơn vị khớp lệnh đã có thể khiến các mã cổ phiếu dao động mạnh.
Lạc Nhạn
Theo tinnhanhchungkhoan.vn
Top 10 cổ phiếu tăng/giảm mạnh nhất tuần: Bất động sản công nghiệp nổi sóng Nhờ phiên cuối tuần tăng điểm khá tích cực, VN-Index đã gần như xóa được mức giảm điểm trong các phiên trước đó trong tuần. Tuy nhiên, thanh khoản vẫn là vấn đề lớn cần chú ý, khi tiếp tục ở mức thấp, dưới mức trung bình 20 tuần với chỉ khoảng 3.500 tỷ đồng mỗi phiên. Kết thúc tuần giao dịch, VN-Index...