Chứng khoán ngày 15/7: DPM, FPT, POW được khuyến nghị
Một số mã cổ phiếu nhà đầu tư cần chú ý trước phiên giao dịch 15/7.
Ngưỡng hỗ trợ của DPM nằm tại mốc 14.500 đồng/cp
CTCK Ngân hàng Đầu tư Phát triển (BSC) : DPM đang vận động đi ngang trong khu vực 13.500-15.500 đồng/cp sau khi có sự hồi phục trong tháng 4. Thanh khoản cổ phiếu trong những phiên gần đây đang có chiều hướng giảm dần.
Các chỉ báo kỹ thuật hiện đa số đang nghiêng về trạng thái tích cực. Phiên 14/7, chỉ báo MACD đã xuất hiện Golden Cross, báo hiệu cổ phiếu có thể thiết lập xu hướng tăng trong ngắn hạn.
Chỉ báo động lượng RSI đang tăng dần và còn cách khá xa vùng quá mua cho thấy áp lực bán là chưa đáng kể.
Ngưỡng hỗ trợ gần nhất của DPM nằm tại mốc 14.500 đồng/cp. Mục tiêu chốt lãi của cổ phiếu nằm tại xung quanh giá 16.000 đồng/cp, cắt lỗ nếu ngưỡng 14.000 đồng/cp bị xuyên thủng.
Khuyến nghị mua FPT với giá 57.200 đồng/cp
CTCK Bản Việt (VCSC): Tổng công ty Đầu tư và Kinh doanh Vốn Nhà nước (SCIC) công bố sẽ bán 5,87% cổ phần (khoảng 46 triệu cổ phiếu) tại CTCP FPT (FPT) thông qua đấu giá trọn lô (cụ thể, nhà đầu tư thắng thầu phải mua toàn bộ cổ phiếu đấu giá), dự kiến thực hiện vào ngày 7/8.
Theo SCIC, các nhà đầu tư nước ngoài không được tham gia vào phiên đấu giá này do FPT hiện đã full room khối ngoại. Giá khởi điểm: 49.400 đồng/cp.
Các khung thời gian đấu giá: nhà đầu tư nộp hồ sơ (bao gồm chứng minh năng lực tài chính): 14/7 – 29/7. Đăng ký và thanh toán tiền cọc: 31/7 – 6/8.
Video đang HOT
VCSC hiện có khuyến nghị mua cho FPT với giá mục tiêu 57.200 đồng/cp, tương ứng tổng mức sinh lời dự phóng 22,7%, bao gồm lợi suất cổ tức 4,1%.
Công ty chứng khoán khuyến nghị cổ phiếu nào?
Khuyến nghị mua POW với giá 12.200 đồng/cp
CTCK Bản Việt (VDSC): Tổng CT Điện lực Dầu khí Việt Nam (POW) đã công bố bản tin tháng 6/2020, bao gồm tổng sản lượng điện thương phẩm đạt 1,8 tỷ kWh (-5,9% YoY) trong tháng 6/2020 và 10,9 tỷ kWh (- 5,4% YoY) trong 6 tháng đầu năm 2020.
Sản lượng điện thương phẩm 6 tháng đầu năm 2020 của POW hoàn thành 51% dự báo cả năm của chúng tôi và phù hợp với kỳ vọng.
Nhìn chung, các nhà máy điện khí của POW diễn biến phù hợp với kế hoạch hàng tháng của công ty, ngoại trừ nhà máy Nhơn Trạch 1. Cụ thể, sản lượng điện thương phẩm của nhà máy Cà Mau 1 & 2 và NT2 lần lượt đạt 104% và 97% mục tiêu tương ứng cho tháng 6/2020.
Trong khi đó, POW cho biết dù công ty đảm bảo đủ nguồn khí trước kế hoạch, nhà máy Nhơn Trạch 1 chỉ hoàn thành 20% mục tiêu của tháng và vận hành thấp hơn mức công suất khả dụng trong tháng 6/2020 khi việc tái đàm phán cho mức sản lượng theo hợp đồng cao hơn với Trung tâm điều độ hệ thống điện Quốc gia vẫn chưa hoàn tất (diễn biến này phù hợp với kỳ vọng của chúng tôi).
Sản lượng điện thương phẩm của nhà máy điện than Vũng Áng tăng mạnh 58% YoY trong tháng 6/2020, đến từ nguồn cung than đủ trong năm 2020 so với tình trạng thiếu hụt than trong 6 tháng đầu năm 2019.
Sản lượng điện thương phẩm chung của nhà máy thủy điện Hủa Na và Đắk Đrinh của POW cải thiện đáng kể, chỉ giảm 1% YoY trong tháng 6/2020 so với mức giảm 45% YoY trong 5 tháng đầu năm 2020.
VCSC hiện có khuyến nghị mua cho POW với giá mục tiêu 12.200 đồng/cp và tổng mức sinh lời dự phóng 19%, bao gồm lợi suất cổ tức 3%.
Thị trường chứng khoán: Thiếu động lực để bứt phá nhưng vẫn có cơ hội đầu tư ở một số ngành
Giới chuyên gia cho rằng thị trường chứng khoán đang thiếu động lực để bứt phá trong ngắn hạn...
Ảnh: Quý Hòa.
Theo nhận định của Công ty Chứng khoán Mirae Asset, thị trường chứng khoán Việt Nam có lẽ đã tìm thấy vùng cân bằng mới ở vùng giá hiện tại.
Sự điều chỉnh của thị trường trong tháng 6 là điều cần thiết trong bối cảnh VN-Index trải qua giai đoạn tăng trưởng vượt kì vọng (tăng 37% kể từ mức đáy 659 điểm được xác lập ngày 24.3), sau khi Việt Nam kiểm soát thành công dịch bệnh.
Mirae Asset cho rằng sự phục hồi mạnh mẽ của thị trường trong thời gian qua cũng được tiếp sức bởi dòng vốn giá rẻ đến từ chính sách kích thích kinh tế.
Định giá thị trường đã tăng nhanh bất chấp một sự giảm tốc mạnh mẽ trong tăng trưởng EPS, dù điều này phần nào được bù đắp bởi chi phí vốn giảm (tỉ lệ chiết khấu giảm đi). Sau giai đoạn hưng phấn, thị trường đang đánh giá lại các yếu tố cơ bản của nền kinh tế theo sau khi tăng trưởng GDP quý II tiêu cực.
Cụ thể, theo số liệu ước tính của Tổng cục Thống kê Việt Nam, GDP quý II/2020 ước tính tăng trưởng 0,36%, mức thấp nhất trong vòng 10 năm qua.
Theo nhận định của Mirae Asset, VN-Index thiếu các nhân tố hỗ trợ mới để bứt phá trong ngắn hạn khi đang còn nhiều yếu tố đang tác động đến tâm lý của thị trường chung. Tình hình dịch bệnh tiếp tục diễn biến phức tạp trên phạm vi toàn cầu, đe dọa đến triển vọng mở cửa của nhiều nền kinh tế.
Triển vọng lợi nhuận doanh nghiệp trong quý II kém khả quan do chịu tác động mạnh nhất từ dịch bệnh COVID-19. Thêm vào đó, các va chạm địa chính trị tiếp tục leo thang giữa các quốc gia chủ chốt gồm Mỹ - Trung - Ấn Độ cũng có tác động đến nền kinh tế cũng như thị trường chứng khoán.
Mirae Asset cho rằng VN-Index đang bước vào giai đoạn củng cố, tích lũy trong vùng 800-860 điểm trong tháng 7. Dòng tiền tham gia thị trường duy trì ở mức cao tiếp tục là nhân tố giữ thị trường tránh một đợt điều chỉnh toàn diện. Xu hướng phân hóa có thể sẽ trở lại khi kết quả kinh doanh quý II được công bố trong thời gian tới. Và điều đặc biệt là thị trường đang mong đợi vaccine ngừa COVID hiệu quả và an toàn, và nếu điều này sớm xảy ra chứng khoán thế giới sẽ có thêm nhân tố mới để bứt phá.
Cơ hội đầu tư trong tháng 7
Mặc dù trong bối cảnh thị trường chứng khoán đang thiếu đi động lực để bứt phá trong ngắn hạn, cơ hội đầu tư vẫn đang hiện hữu ở một số nhóm ngành. Mirae Asset đánh giá tích cực đối với 6/13 nhóm ngành được công ty này thống kê.
Trong đó, ngành bán lẻ được kỳ vọng là một trong những ngành tăng trưởng cao trong nền kinh tế dựa trên doanh thu bán lẻ dự kiến tăng trưởng mạnh, thu nhập hộ gia đình cải thiện và luồng vốn FDI chảy vào Việt Nam. Đối với nhóm cổ phiếu này, MWG và DGW là 2 cổ phiếu được đánh giá cao.
Ngành dược phẩm là một ngành kỳ vọng vẫn duy trì sức tăng trưởng trong năm 2020 nói riêng, cũng như các năm tới bởi đây là ngành thiết yếu của cuộc sống không thể thay thế, đặc biệt trong mùa dịch. Thêm vào đó, chi tiêu thuốc đầu người kỳ vọng duy trì mức tăng trưởng trung bình 8,8%/năm trong giai đoạn 2018-2028. Đồng thời, theo Mirae Asset, nhóm dược cơ cấu tài chính ổn định, khả năng vượt khủng hoảng cao. Hai cổ phiếu IMP và PME được đánh giá tích cực trong nhóm ngành này.
6 nhóm ngành được đánh giá tích cực trong tháng 7.
Đối với ngành thép, 3 cổ phiếu HPG, NKG và HSG cũng được Mirae Asset đánh giá tích cực trong giai đoạn này. Tình hình ngành thép có sự hồi phục ở mảng xuất khẩu khi các thị trường chủ đạo như Mỹ, Nhật, Malaysia đang dần mở cửa. Trong đó, điểm sáng nhất đến từ HPG khi thị trường Trung Quốc hấp thụ tốt phôi thép từ dự án Dung Quất. Mirae Asset cho rằng việc Chính phủ Trung Quốc kích cầu đầu tư công sẽ giúp sản lượng thép xây dựng của Việt Nam không rơi vào tình trạng dư cung quá nhiều. Ngoài ra, giá quặng bị ảnh hưởng bởi sự hạn chế khai thác từ Brazil, nhưng được bù một phần nhờ giá than thế giới giảm.
Khu công nghiệp là một trong số ít ngành có kết quả kinh doanh quý I/2020 tích cực, trên 80% doanh nghiệp trong ngành ghi nhận kết quả kinh doanh quý I tăng trưởng so với cùng kỳ, đặc biệt có nhiều công ty ghi nhận lợi nhuận tăng trưởng trên 50%. Theo Mirae Asset, trong nhóm này, các cổ phiếu nhà đầu tư cần quan tâm là những cổ phiếu có quỹ đất lớn sẵn sàng cho thuê hoặc trong 2 năm tới. Công ty Chứng khoán này đưa ra các cổ phiếu nổi bật như: GVR, PHR, SZC, NTC và KBC.
Xu hướng chuyển đổi số tiếp tục được dự báo có tốc độ tăng trưởng tốt trong những năm tới. Đặc biệt, trong bối cảnh dịch COVID-19 đã và đang thay đổi nhanh chóng hơn nữa cách làm việc và tiêu dùng, hướng tới sử dụng nhiều hơn nữa các phương tiện công nghệ thông tin. Do vậy, nhóm ngành công nghệ thông tin được đánh giá tích cực với cổ phiếu tiêu biểu là FPT.
Nhóm ngành tiện ích cũng là 1 trong những ngành được đánh giá tích cực với các cổ phiếu tiêu biểu là POW, PPC và HND.
Chứng khoán ngày 7/7: FPT, DIG, HPG được khuyến nghị Một số mã cổ phiếu nhà đầu tư cần chú ý trước phiên giao dịch 7/7. Mở vị thế mua FPT tại vùng 46.000-47.000 đồng/cp CTCK Ngân hàng Đầu tư Phát triển (BSC) : FPT đang hình thành mô hình 2 đáy tại ngưỡng 45.000 đồng/cp. Thanh khoản cổ phiếu vẫn đang nằm ở mức yếu và dưới ngưỡng trung bình 20 phiên....