Chứng khoán ngày 14/8: Dòng tiền chốt lời kéo lùi VN-Index
Thị trường chứng khoán ngày 14/8: Sự gia tăng của dòng tiền chốt lời ở phiên chiều khiến VN-Index không thể bảo toàn sắc xanh phiên cuối tuần.
Diễn biến của VN-Index trong phiên giao dịch ngày 14/8. Nguồn: TVSI
Phiên giao dịch cuối tuần ngày 14/8 khép lại với sắc đỏ quay trở lại trên các chỉ số. Cụ thể, VN-Index giảm 4,31 điểm (tương đương 0,5%) xuống 850,74 điểm. Tổng khối lượng giao dịch đạt hơn 304,706 triệu đơn vị, giá trị hơn 5.162 tỷ đồng. Giao dịch thỏa thuận đóng góp hơn 19,614 triệu đơn vị, giá trị hơn 424,328 tỷ đồng.
Tương tự, chỉ số HNX-Index giảm 0,64 điểm (tương đương 0,54%) xuống 116,23 điểm. Còn chỉ số UPCoM-Index giảm nhẹ 0,12 điểm (tương đương 0,22%) xuống 56,74 điểm.
Sau phiên khởi sắc hôm qua, thị trường có dấu hiệu điều chỉnh khi VN-Index chớm đỏ ngay từ những phút đầu mở cửa. Tuy nhiên, nhịp rung lắc này chỉ diễn ra trong thời gian ngắn, lực cầu dần chiếm lại ưu thế giúp chỉ số sàn HOSE đã có thời điểm chạm mốc 860 điểm.
Tại ngưỡng kháng cự trên, áp lực chốt lời có phần gia tăng đã khiến chỉ số dần “đuối sức” và lùi về sát tham chiếu ở cuối phiên sáng.
Bước sang phiên chiều, diễn biến thậm chí đi theo hướng tiêu cực hơn. Lực bán tiếp tục gia tăng sức ép đã nhanh chóng đẩy VN-Index chìm vào sắc đỏ.
Video đang HOT
Gây áp lực không nhỏ cho VN-Index phải nhắc tới một số “ông lớn” trong nhóm ngân hàng như VCB giảm 1,2% BID giảm 1,64%, CTG giảm 1,05%, VPB giảm 1,61%.
Ngoài ra, kéo lùi chỉ số chung còn có VIC giảm 0,68%, HPG giảm 1,63%, BVH giảm 2,34%, NVL giảm 1,56%, VJC giảm 0,98%, GVR giảm 0,91%…
Ở chiều ngược lại, những nỗ lực của SAB tăng 1,09%, VHM tăng 0,38%, VNM tăng 0,26%, MWG tăng 1,09%, POW tăng 0,5%… là không đủ để kéo chỉ số đảo chiều thành công.
Trên sàn Hà Nội, tạo gánh nặng chính lên HNX-Index thuộc về SHB giảm 1,57%, ACB giảm 0,78%, PVI giảm 1,95%, PVS giảm 1,63%, CEO giảm 1,43%, VIF giảm 1,12%…
Trong khi, VCG vẫn là “điểm sáng” với mức tăng 9,85% lên mức giá trần 29.000 đồng/CP qua đó tạo lực đỡ giúp chỉ số của sàn không bị “thủng” sâu.
Theo dự báo của Công ty CP Chứng khoán Bảo Việt (BVSC), VN-Index có thể chịu áp lực điều chỉnh trong một vài phiên đầu tuần tới và nhận được sự hỗ trợ tại vùng quanh 840 điểm.
Về tổng thể, các chuyên gia của BVSC vẫn kỳ vọng vào khả năng chỉ số sẽ sớm vượt qua vùng kháng cự 858-860 điểm để hướng đến thử thách vùng kháng cự mạnh 878-883 điểm trong ngắn hạn.
Trong tuần tới, diễn biến thị trường cũng có thể chịu biến động mạnh vào giữa tuần do thứ 5 sẽ là ngày đáo hạn hợp đồng tương lai tháng 8. Ngoài ra, hoạt động tái cơ cấu danh mục của các quỹ đầu tư theo bộ chỉ số MSCI Frontier Market Index sẽ diễn ra vào những tuần cuối tháng 8 và có thể tạo ra biến động mạnh ở các cổ phiếu bluechips nằm trong danh mục của các bộ chỉ số này.
Chiến lược đầu tư được đưa ra là duy trì tỷ trọng danh mục ở mức quanh 50% cổ phiếu. Nhà đầu tư có thể xem xét mở các vị thế bán trading khi chỉ số thử thách lại vùng kháng cự 852-860 điểm. Đối với các nhà đầu tư đã thực hiện bán giảm tỷ trọng, tạm thời đừng ngoài thị trường.
Cổ phiếu y tế "lên ngôi" trên sàn chứng khoán
Diễn biến dịch bệnh Covid-19 dường như không ảnh hưởng tới thị trường chứng khoán khi VN-Index có phiên tăng mạnh thứ 2 liên tiếp.
VN-Index dự báo sẽ tiếp tục có diễn biến tăng điểm. Ảnh Internet.
Chốt phiên giao dịch chứng khoán 4/8, VN-Index tăng 12,92 điểm (tương đương 1,59%) lên mốc 827,57 điểm. HNX-Index tăng 2,08 điểm (tương đương 1,88%) lên mốc 112,5 điểm. Upcom-Index tăng 0,38 điểm (0,69%) lên mốc 55,89 điểm.
Tuy nhiên, thanh khoản vẫn khá thấp khi giá trị giao dịch chỉ đạt hơn 4,9 nghìn tỷ đồng.
Toàn thị trường có 433 mã tăng giá cùng 67 mã tăng trần. Mã tăng trần áp đảo mã giảm giá vì chỉ có 139 mã giảm cùng 20 mã giảm sàn.
Trong phiên này, VCB, VNM và BID là những mã tác động tích cực nhất tới thị trường khi mang lại cho VN-Index lần lượt 3,36; 1,05 và 0,8 điểm. Ở chiều ngược lại, HPX, CAV và HNG tác động tiêu cực nhất khi lấy đi 0,08; 0,06 và 0,06 điểm.
Về diễn biến nhóm ngành, 10 trên 10 nhóm ngành tăng điểm trong phiên giao dịch này. Dẫn đầu là ngành Y tế (tăng 2,62%), được hỗ trợ bởi DHG (5,78%), TRA (1,61%) và IMP (1,25%). Ở vị trí thứ hai là ngành Nguyên vật liệu nhờ sự tăng điểm của APH (6,84%), HSG (1,97%) và VIS (6,57%).
Theo Công ty Chứng khoán Bảo Việt (BVSC), VN-Index dự báo sẽ tiếp tục có diễn biến tăng điểm trong phiên kế tiếp. Tuy nhiên, chỉ số có thể gặp áp lực rung lắc, điều chỉnh khi tiếp cận vùng kháng cự 832-837 điểm trước khi tiếp tục quá trình tăng điểm.
Về tổng thể, đà tăng điểm từ vùng hỗ trợ 780-800 điểm của thị trường vẫn được kỳ vọng sẽ tiếp diễn với đích đến quanh 852-858 điểm trong ngắn hạn. Kỳ công bố báo cáo kết quả kinh doanh quý II của doanh nghiệp đã bước vào giai đoạn thoái trào và không còn tạo nhiều sức ảnh hưởng đối với thị trường.
"Trong giai đoạn này, thị trường sẽ tương đối thiếu vắng thông tin hỗ trợ nên biến động của thị trường dự kiến sẽ chịu sự chi phối chính từ những diễn biến mới của dịch Covid-19. Đồng thời, diễn biến thị trường sẽ có sự phân hóa mạnh theo từng câu chuyện riêng lẻ của các doanh nghiệp niêm yết", BVSC phân tích.
Công ty Chứng khoán Sài Gòn - Hà Nội cũng dự báo, trong phiên giao dịch 5/8, VN-Index có thể sẽ giảm trở lại với ngưỡng hỗ trợ gần nhất quanh 800 điểm. Những nhà đầu tư đã giải ngân thăm dò một phần danh mục trong tuần trước tiếp tục quan sát thị trường và có thể cân nhắc bán ra nếu như thị trường có nhịp tăng đến gần ngưỡng kháng cự quanh 840 điểm (MA20) trong phiên tới.
Giao dịch chứng khoán sáng 4/8: Nhóm cổ phiếu nhỏ tiếp tục dẫn sóng Trong khi chỉ số VN-Index có dấu hiệu chững lại và gặp khó ở vùng cản 820-830 điểm do các bluechip hết đà, thì dòng tiền chảy mạnh vào thị trường, đặc biệt ở nhóm cổ phiếu vừa và nhỏ đang là tâm điểm trên bảng điện tử. Phiên giao dịch đầu tiên của tháng 8 hôm qua ghi nhận đà tăng mạnh...