Chứng khoán ngày 11/12: VN-Index tăng điểm cuối phiên
Thị trường diễn biến với những nhịp tăng giảm đan xen. Về cuối phiên, hàng loạt cổ phiếu vốn hoá lớn tăng điểm kéo thị trường kết thúc trong sắc xanh.
VN-Index tăng điểm cuối phiên . Ảnh minh họa: TTXVN
Đóng cửa phiên giao dịch 11/12 chỉ số VN-Index tăng 1,48 điểm (0,15%) lên 961,78 điểm.
Khối lượng giao dịch đạt hơn 216 triệu cổ phiếu, trị giá hơn 4.386 tỷ đồng. Toàn sàn có 161 mã tăng và 152 mã giảm.
HNX – Index đóng cửa ở mức 102,38 điểm, tăng 0,34 điểm (0,33%). Khối lượng giao dịch đạt trên 24 triệu cổ phiếu, trị giá hơn 263 tỷ đồng. Toàn sàn có 69 mã tăng và 53 mã giảm.
Thị trường diễn biến với những nhịp tăng giảm đan xen. Về cuối phiên, hàng loạt cổ phiếu vốn hoá lớn tăng điểm kéo thị trường kết thúc trong sắc xanh.
Nhóm ngân hàng có vai trò nâng đỡ thị trường trong phiên hôm nay khi VCB tăng 0,6%, TCB tăng 1,3%, MBB tăng 3,3%, BID tăng 0,5%.
Bên cạnh đó, thị trường đón nhận lực đẩy từ một số cổ phiếu vốn hoán lớn khác như MWG, NVL, GAS, VRE. Trong phiên này MWG tăng 1,8%, NVL tăng 1,4%, GAS tăng 0,2%, VRE tăng 0,3%.
Video đang HOT
Chiều ngược lại, thị trường chịu áp lực bởi các cổ phiếu như VHM giảm 0,4%, PLX giảm 1,6%, MSN giảm 1,6%, CTG giảm 1%.
Khối ngoại tiếp tục bán ròng trong phiên hôm nay.
Trên HOSE, khối ngoại bán ròng hơn 4,3 triệu đơn vị, giá trị hơn 138 tỷ đồng.
MSN tiếp tục dẫn đầu danh sách bán ròng của khối ngoại trong phiên hôm nay với giá trị hơn 57 tỷ đồng.
Tiếp đến là SGN hơn 44 tỷ đồng, VHM trên 21 tỷ đồng, PVD trên 14 tỷ đồng.
VRE dẫn đầu danh sách mua ròng với giá trị hơn 41 tỷ đồng, tiếp đến là E1VFVN30 trên 7 tỷ đồng, DXG trên 6,8 tỷ đồng.
Trên HNX, khối ngoại bán ròng hơn 403.862 đơn vị, giá trị hơn 99 triệu đồng. SHB dẫn đầu danh sách bán ròng với giá trị hơn 2 tỷ đồng.
Chứng khoán châu Á hầu hết đi lên trong phiên giao dịch chiều ngày 11/12. Dù vậy, đà tăng không diễn ra đồng đều trên tất cả các thị trường do giới đầu tư đang chờ đợi diễn biến các cuộc họp ngân hàng trung ương chủ chốt và quan ngại về cuộc chiến thương mại Mỹ-Trung cũng chưa “hạ nhiệt”.
Trong khi đó, đồng bảng Anh mất giá sau khi các cuộc thăm dò ý kiến cho thấy cuộc tổng tuyển cử tại Anh vào cuối tuần này sẽ diễn ra khá căng thẳng.
Kết thúc phiên này, chỉ số MSCI khu vực châu Á Thái Bình Dương (ngoại trừ Nhật Bản) tăng 0,5%. Tại thị trường Sydney, chỉ số S&P/ASX 200 tăng 45,70 điểm (0,68%) lên 6.752,60 điểm, bất chấp diễn biến khá trầm lắng vào đầu phiên.
Tương tự, tại thị trường Seoul, chỉ số Kospi của Hàn Quốc cũng nới dài đà tăng, ghi nhận phiên “xanh sàn” thứ tư liên tiếp khi tăng 7,62 điểm (0,36%), lên 2.105,62 điểm.
Trong khi đó, tại Trung Quốc, hai thị trường chứng khoán chủ lực là Thượng Hải và Hong Kong cũng đồng loạt lên điểm, nhờ kỳ vọng vào khả năng Mỹ trì hoãn đánh thuế mới đối với hàng hóa Trung Quốc.
Chốt phiên này, chỉ số Shanghai Composite và Hàng Seng lần lượt tăng 0,2% và 0,8%, lên 2.924,42 điểm và 26.645,43 điểm./.
Theo Đỗ Huyền/BNEWS/TTXVN
Sau 30 phiên giảm sàn liên tiếp, cổ phiếu FTM đã bất ngờ tăng trần 5 phiên
Sau chuỗi giảm sàn, bắt đầu từ phiên giao dịch ngày 27/9 FTM bất ngờ tăng trần 5 phiên liên tiếp khiến nhiều nhà đầu tư "cắt non" tiếc nuối.
Kết thúc giao dịch tuần qua, VN-Index giảm 10,25 điểm (-1,03%), xuống 987,59 điểm. Giá trị giao dịch trên HOSE tăng 15% lên 21.655 tỷ đồng, khối lượng tăng 14,4% lên 960 triệu cổ phiếu.
HNX-Index tăng 0,389 điểm ( 0,4%) lên 105,16 điểm. Giá trị giao dịch trên HNX giảm 7,1% xuống 1.753 tỷ đồng, khối lượng giảm 18,4% xuống 123 triệu cổ phiếu.
FTM đã tăng trần 5 phiên liên tiếp.
Tuần qua, nhóm cổ phiếu thị trường, có tính đầu cơ cao đã hoạt động mạnh mẽ nhất trên sàn HOSE. Trong đó, thu hút dòng tiền nhất là Công ty Cổ phần Đầu tư và Phát triển Đức Quân (Mã: FTM), sau phiên ồ ạt bắt đáy cuối tuần trước đã liên tiếp có thêm cả 5 phiên tăng kịch trần trong tuần này, với khối lượng khớp lệnh bùng nổ và luôn trong trạng thái dư mua giá trần.
Cổ phiếu FTM sau 30 phiên giảm sàn liên tiếp đã rơi từ mức giá 23.600 đồng/cổ phiếu xuống dưới 2.600 đồng/cổ phiếu, khiến nhiều nhà đầu tư lao đao.
Mới đây, ông Nguyễn Chí Cường, một nhà đầu tư cá nhân, vừa thông báo đã bán ra gần 2,4 triệu cổ phiếu FTM trong tổng số hơn 5,33 triệu cổ phiếu sở hữu trước đó, giảm lượng sở hữu sau giao dịch xuống còn gần 2,95 triệu cổ phiếu (tỷ lệ 5,89%). Giao dịch thực hiện ngày 27/9/2019.
Ông Cường đã "cắt non" cổ phiếu FTM, khi ngay sau đó FTM đã có 5 phiên tăng trần liên tiếp, đóng cửa phiên giao dịch hôm nay 3/10 ở mức 3.880 đồng/cổ phiếu.
Bi kịch FTM vẫn tiếp tục "đốt cháy" tài khoản nhà đầu tư và công ty chứng khoán. 11 công ty chứng khoán và 1 ngân hàng thương mại đã thống kê mức tổng dư nợ cho vay ký quỹ (margin) đối với mã chứng khoán FTM của Công ty Đầu tư và Phát triển Đức Quân là 200 tỷ đồng. Các công ty chứng khoán xác minh được các chủ tài khoản margin có nhiều mối liên hệ với ông Lê Mạnh Thường - nguyên Chủ tịch Hội đồng quản trị của công ty.
Tuần qua, nhóm ngân hàng mặc dù phân hóa, nhưng đa số nhích nhẹ, qua đó, hãm bớt đà giảm của thị trường với VCB ( 0,1%), BID ( 0,6%), VPB ( 0,7%), HDB ( 3,2%), TCB ( 1,7%), EIB ( 2,42%)...
Trong khi đó, nhóm dầu khí có diễn biến tiêu cực nhất khi mất 4,3% do ảnh hưởng từ giá dầu thế giới suy yếu với GAS (-4,3%), PLX (-4,1%), PVD (-6,6%), PVS (-3,6%), PVB (-3,1%), BSR (-2,2%)...
NGỌC VY
Theo Vtc.vn
Chứng khoán 9/12: Cả nhóm thép đang tăng giá gây ngỡ ngàng Tranh thủ tâm lý nhà đầu tư đang có nhiều sự lưỡng lự, các cổ phiếu có tính thị trường đang tiếp tục được hướng đến. Nhóm thép đang là tâm điểm. Về cuối phiên sáng, nhóm dẫn dắt đã xuất hiện những cổ phiếu cống hiến nhiều hơn đó là GAS ( 1,4%) và VRE ( 1,6%) trong đó VRE giao dịch...