Chứng khoán ngày 10/12: Những cổ phiếu nào được khuyến nghị?
Một số mã cổ phiếu nhà đầu tư cần chú ý trước phiên giao dịch 10/12.
Mở vị thế BVH nằm tại mốc 58.000 đồng/cp
CTCK BIDV (BSC): BVH đang nằm trong xu hướng tăng giá dài hạn. Thanh khoản cổ phiếu vượt ngưỡng trung bình 20 phiên, đồng thuận với đà tăng giá của cổ phiếu.
Chỉ báo MACD đang và chỉ báo RSI đều ủng hộ xu hướng tăng giá ngắn hạn. Đường giá cổ phiếu cũng đang nằm trên dải mây Ichimoku đã giúp BVH duy trì xu hướng tăng giá trung hạn.
Như vậy, nhà đầu có thể mở vị thế cổ phiếu quanh ngưỡng giá 58.000 đồng/cp và cân nhắc chốt lãi khi cổ phiếu trở về vùng giá 65.000 đồng/cp, cắt lỗ nếu mất ngưỡng hỗ trợ 55.000 đồng/cp.
Khuyến nghị mua VRE với giá mục tiêu 40.000 đồng/cp
CTCK Bản Việt (VCSC): Khuyến nghị mua cho CTCP Vincom Retail (VRE) trong khi tăng giá mục tiêu 14% đạt 40.000 đồng/cp, chủ yếu do 1) cập nhật mô hình giá mục tiêu đến cuối năm 2021, 2) giả định tỷ lệ vốn hóa (cap rate) thấp hơn cho các trung tâm thương mại (TTTM) VCC và VMM, và 3) tỷ lệ WACC thấp hơn đến từ giả định chi phí vốn chủ sở hữu thấp hơn.
VCSC duy trì dự báo LNST sau lợi ích CĐTS năm 2020 đạt 2,1 nghìn tỷ đồng (-27% YoY) khi KQKD 9 tháng năm 2020 nhìn chung phù hợp với kỳ vọng. VCSC cũng kỳ vọng việc nâng cấp cơ cấu khách thuê sắp tới tại một số TTTM và kỳ vọng cho lưu lượng khách gia tăng tại các TTTM của VRE trong mùa lễ hội cuối năm sẽ hỗ trợ lợi nhuận của VRE trong quý 4/2020.
Chọn cổ phiếu nào phiên 10/12?
Video đang HOT
VCSC duy trì dự báo LNST sau lợi ích CĐTS năm 2021 đạt 3 nghìn tỷ đồng ( 45% so với năm 2020) sẽ được hỗ trợ bởi sự phục hồi của mảng cho thuê bán lẻ từ mức cơ sở thấp của năm 2020 một phần do gói hỗ trợ khách thuê thấp hơn cũng như đóng góp từ các dự án đại TTTM mới.
VCSC dự báo tốc độ tăng trưởng kép (CAGR) giai đoạn 2021-2024 đạt 16% cho tổng diện tích sàn bán lẻ gộp (GFA) của VRE khi chúng tôi kỳ vọng VRE sẽ thực hiện trở lại kế hoạch triển khai TTTM trong năm 2021 sau khi trì hoãn phần lớn các TTTM mới trong năm 2020.
Định giá của VRE hấp dẫn tại P/E năm 2021 đạt 21,2 lần so với trung vị P/E của các công ty cùng ngành trong khu vực là 29,6 lần (dựa theo dự báo chung của Bloomberg).
Rủi ro: hoạt động bán lẻ có khả năng bị ảnh hưởng nếu có đợt bùng phát dịch COVID-19 khác.
Khuyến nghị khả quan cho VIB với giá mục tiêu 25.700 đồng/cp
CTCK Bản Việt (VCSC): Nâng giá mục tiêu cho Ngân hàng TMCP Quốc tế Việt Nam (VIB) thêm 25,4% đạt 25.700 đồng/cp nhưng duy trì khuyến nghị phù hợp thị trường dành cho VIB khi giá cổ phiếu đã tăng 49,7% trong 3 tháng qua.
Giá mục tiêu cao hơn được dẫn dắt bởi 1) mức giảm trong chi phí vốn CSH và hiệu ứng tích cực từ cập nhật mô hình định giá đến cuối 2021, 2) mức tăng trung bình 12,5% trong dự báo LNST sau lợi ích CĐTS 2020-2023 và 2) áp dụng mức P/B dự phóng cao hơn đạt 1,25 lần so với 1,19 báo cáo trước đây.
Mức tăng trong dự phóng lợi nhuận giai đoạn 2021-23 là nhờ mức tăng trung bình 12% trong dự báo thu nhập lãi ròng (NII) phần nào bị ảnh hưởng bởi mức tăng trung bình 8,1% trong dự phóng chi phí dự phòng.
Trong năm 2020, VCSC điều chỉnh tăng trưởng tín dụng dự báo lên 24% từ 20% ở báo cáo trước, cùng với mức tăng 15 điểm cơ bản trong giả định NIM dẫn đến mức tăng 7,4% trong dự phóng lợi nhuận lãi thuần. Ngoài ra, chi phí dự phòng thấp hơn 28,4% sau khi các khoản vay tái cơ cấu theo TT01 thấp hơn dự kiến giúp hỗ trợ mức tăng 18,7% trong LNST sau lợi ích CĐTS.
ROE và ROA dự phóng 2021 đạt lần lượt 25,1% và 2,0% so với trung vị ngành đạt lần lượt 17,2% và 1,9%. Tuy nhiên, VCSC cho rằng định giá của VIB hiện đang khá phù hợp với P/B 2021 đạt 1,4 so với trung vị ngành là 1,1 lần.
Rủi ro: (1) tăng vốn là cần thiết để duy trì tăng trưởng cho vay trong dài hạn, tạo ra rủi ro pha loãng; (2) cạnh tranh gia tăng có thể tạo ra áp lực với lên NIM; (3) các yếu tố vĩ mô tiêu cực nếu có sẽ tạo ra áp lực lên khả năng dự phòng của VIB trong bối cảnh tỷ lệ LLR thấp và dư nợ vay ôtô cao.
Chứng khoán ngày 8/12: Những cổ phiếu nào được khuyến nghị?
Một số mã cổ phiếu nhà đầu tư cần chú ý trước phiên giao dịch 8/12.
Mở vị thế mua HT1 quanh vùng giá 17.000 đồng/cp
CTCK BIDV (BSC): HT1 đang nằm trong xu hướng tăng giá trung hạn từ ngưỡng giá 14.000 đồng/cp. Thanh khoản cổ phiếu vượt ngưỡng trung bình 20 phiên, đồng thuận với đà tăng giá của cổ phiếu.
Chỉ báo MACD đang ủng hộ nhịp tăng giá nhưng chỉ báo RSI đang cho thấy tín hiệu điều chỉnh ngắn hạn 1 hoặc 2 phiên. Tuy nhiên, việc đường giá cổ phiếu cũng đã vượt lên dải mây Ichimoku đã giúp HT1 duy trì xu hướng tăng giá trung hạn.
Như vậy, nhà đầu có thể mở vị thế cổ phiếu quanh vùng giá 17.000 đồng/cp và cân nhắc chốt lãi khi cổ phiếu trở về vùng giá 20.000 đồng/cp, cắt lỗ nếu mất ngưỡng hỗ trợ 15.000 đồng/cp.
Khuyến nghị phù hợp thị trường cho BMI với giá mục tiêu 31.000 đồng/cp
CTCK Bản Việt (VCSC): Khuyến nghị của Tổng CTCP Bảo Minh (BMI) từ khả quan thành phù hợp thị trường dù nâng giá mục tiêu thêm 18,3% lên 31.000 đồng/cp do giá cổ phiếu đã tăng 28,6% trong 3 tháng qua.
Giá mục tiêu cao hơn chủ yếu do (1) mức tăng tổng cộng 5,4% trong dự báo thu nhập ròng giai đoạn 2020-2024, (2) mức giảm trong tỷ lệ chiết khấu từ 14,2% còn 13,0% và (3) hiệu ứng tích cực từ cập nhật mô hình định giá mục tiêu đến cuối 2021.
Lựa chọn cổ phiếu nào phiên giao dịch 8/12?
VCSC nâng dự phóng LNST sau lợi ích CĐTS 2020/2021 thêm 4,0%/3,5%, được dẫn dắt bởi (1) mức giảm 6,2%/6,0% trong chi phí bồi thường ròng và (2) mức tăng 41,7%/9,2% trong thu nhập tài chính ròng, phần nào bị ảnh hưởng bởi mức giảm 0,4%/0,2% trong doanh thu phí bảo hiểm gộp (GWP) và mức tăng 4,0%/6,7% trong chi phí hoạt động kinh doanh bảo hiểm.
Yếu tố hỗ trợ: diễn biến thoái vốn bởi SCIC và AXA với tổng cộng 67,3% cổ phần.
Rủi ro chính: (1) các thiên tai ảnh hưởng đến khu vực có đông dân cư có thể làm tỷ lệ bồi thường tăng cao; (2) diễn biến giảm giá cổ phiếu của thị trường nói chung và lãi suất tiền gửi giảm sâu hơn sẽ ảnh hưởng đến lợi nhuận.
Khuyến nghị mua cho BVH với giá mục tiêu 68.400 đồng/cp
CTCK Bản Việt (VCSC): Khuyến nghị mua dành cho Tập đoàn Bảo Việt (BVH) và nâng giá mục tiêu 15,0% lên 68.400 đồng/cp.
Mức tăng trong giá mục tiêu chủ yếu đến từ mức tăng 18,6% trong dự phóng thu nhập ròng 2021 cũng như tác động tích cực từ việc cập nhật mô hình định giá đến cuối 2021 và việc giảm 1,2 điểm % trong dự phóng chi phí vốn.
VCSC nâng thu nhập ròng 2020/2021/2022 thêm lần lượt 18,6%/18,6%/22,1% chủ yếu do (1) mức giảm trung bình 2,2% trong chi phí dự phòng toán học dựa trên kỳ vọng về sự phục hồi của lợi suất trái phiếu Chính phủ (2) mức tăng trung bình 2,0% trong thu nhập tài chính ròng
và (3) mức giảm trung bình lần lượt 5,9% và 2,6% trong tỷ lệ bồi thường ròng và chi phí hoạt động kinh doanh bảo hiểm.
3 khoản mục này phần nào bù đắp cho mức giảm trung bình 4,2% trong dự báo doanh thu phí bảo hiểm gộp (GWP).
Rủi ro tăng giá: Bất kỳ sự thay đổi nào trong luật lệ cho phép một mức trần cao hơn trong phương pháp tính lãi suất kỹ thuật để ước lượng chi phí dự phòng toán học có thể dẫn đến chi phí toán học dự phòng thấp hơn so với dự báo.
Rủi ro giảm giá: Thời gian lợi suất trái phiếu duy trì ở mức thấp kéo dài có thể ảnh hưởng đáng kể đến định giá.
Chứng khoán ngày 27/11: Những cổ phiếu nào được khuyến nghị? Một số mã cổ phiếu nhà đầu tư cần chú ý trước phiên giao dịch 27/11. Mở vị thế mua GEG quanh vùng giá 16.500 đồng/cp CTCK BIDV (BSC): GEG đang nằm trong xu hướng tăng giá từ vùng đáy 14.000 đồng/cp. Thanh khoản cổ phiếu vượt ngưỡng trung bình 20 phiên, đồng thuận với đà tăng giá của cổ phiếu. Chỉ báo...