Chứng khoán, ngân hàng, BĐS: Ngóng chờ vốn ngoại
Kinh tế Việt Nam hội nhập sâu rộng với thế giới. Những lĩnh vực như bất động sản, chứng khoán, ngân hàng, may mặc, điện tử, nông nghiệp, đang hứa hẹn sẽ nhận được nhiều quan tâm của nhà đầu tư nước ngoài trong năm 2016 và hút vốn mạnh.
Vốn ngoại khởi sắc
Bộ trưởng KH&ĐT Bùi Quang Vinh cho biết, các năm trước vốn FDI giải ngân mỗi năm của Việt Nam khoảng 11,5 tỷ USD. Nhưng năm 2015, vốn giải ngân tăng mạnh lên hơn 14 tỷ USD, với đóng góp lớn từ dự án Samsung Bắc Ninh (3 tỷ USD). Theo ông Vinh, đây là một tín hiệu tốt, dù FDI vẫn chịu nhiều “điều tiếng” khi nhận nhiều ưu đãi hơn DN trong nước.
Bất động sản dự báo tiếp tục khiến nhà đầu tư nước ngoài quan tâm. Ảnh: L.H.V.
Tuy vậy, theo ông Vinh đóng góp của các DN FDI cho Việt Nam rất lớn, đặc biệt về giải quyết việc làm, với 5-7 triệu việc làm thường xuyên (như 1 dự án Samsung Thái Nguyên đã tạo ra hơn 200.000 việc làm). Do đó, theo ông Vinh, cần ủng hộ việc thu hút vốn FDI, nhưng phải chọn lọc các dự án chất lượng cao và tác động giúp DN Việt mạnh lên.
Ngay những ngày đầu năm 2016, một loạt dự án FDI có số vốn lớn cũng được cấp phép đầu tư vào Việt Nam, như: Tập đoàn tài chính AON Holdings bỏ ra 380 triệu USD mua lại tòa nhà Keangnam Landmark; Siêu thị Metro Việt Nam chính thức về tay Tập đoàn Berli Jucker (BJC, Thái Lan) với giá trị 879 triệu USD; Tập đoàn ANA Holdings – hãng hàng không lớn nhất Nhật Bản bỏ ra gần 110 triệu USD mua cổ phần Vietnam Airlines.
Theo các chuyên gia và hãng dự báo, triển vọng thu hút FDI trong năm 2016 của Việt Nam được dự báo sẽ sáng hơn cả năm 2015. Đặc biệt Việt Nam tham gia hàng loạt Hiệp định thương mại tự do (FTA) thế hệ mới, như Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP), FTA Việt Nam – EU, Cộng đồng kinh tế ASEAN (AEC)…
Video đang HOT
Vốn FDI sẽ chảy vào đâu?
Với việc Việt Nam hội nhập sâu rộng với kinh tế thế giới, hàng loạt FTA quan trọng có hiệu lực, đã và sắp được ký kết, các chuyên gia dự báo vốn FDI sẽ tiếp tục chảy mạnh vào Việt Nam. Những lĩnh vực được các công ty chứng khoán dự báo sẽ thu hút nhiều vốn FDI nhất trong năm 2016 là dệt may (đón đầu TPP), bán lẻ, tiêu dùng, bất động sản, ngân hàng, công nghệ thông tin.
Những năm gần đây, vốn FDI vào bất động sản luôn nằm trong tốp 3 lĩnh vực thu hút được nhiều vốn ngoại nhất. Xu hướng này được dự báo sẽ tiếp tục trong năm 2016, khi nhu cầu thuê đất khu công nghiệp, bất động sản thương mại, nhà ở, văn phòng tiếp tục tăng.
TS. Phan Hữu Thắng, nguyên Cục trưởng Đầu tư Nước ngoài (Bộ KH&ĐT) cho biết, lĩnh vực công nghiệp chế biến, chế tạo vẫn thu hút được nhiều sự quan tâm của nhà đầu tư nước ngoài nhất. Tuy vài năm gần đây thị trường bất động sản Việt Nam phải đối mặt với nhiều khó khăn, nhưng theo TS Thắng, bất động sản vẫn là lĩnh vực khá hấp dẫn và tiếp tục nằm trong tốp đầu về thu hút vốn FDI trong giai đoạn 2016-2020.
Riêng với ngành sản xuất sợi, nhuộm, dệt may cùng với dự báo sẽ tăng mạnh về vốn FDI thời gian tới để hưởng lợi từ TPP, nhưng theo TS Thắng, cần xem xét Việt Nam có thể làm tới đâu để cấp phép cho nhà đầu tư nước ngoài phù hợp. Nhằm tránh cho Việt Nam chỉ mãi đi gia công, với phần giá trị gia tăng thấp như đi xuất khẩu thuê cho bên ngoài ngay tại thị trường của mình. Từ đó làm mất cơ hội hưởng lợi do các FTA, đặc biệt TPP mang lại.
Ngoài các lĩnh vực trên, dự báo về dòng vốn FDI trong năm 2016 còn nhắc tới lĩnh vực nông nghiệp (dù đây là lĩnh vực luôn đội sổ về thu hút vốn FDI kể từ khi Việt Nam mở cửa với đầu tư nước ngoài). Năm 2015, vốn FDI vào nông nghiệp đã có những tín hiệu tốt, đặc biệt dòng vốn từ Nhật Bản. Đến nay, có nhiều doanh nghiệp Nhật Bản đang quan tâm và đã đầu tư trồng rau, hoa tại Đà Lạt (Lâm Đồng).
Năm 2015, tổng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) đăng ký đầu tư vào Việt Nam đạt trên 22,7 tỷ USD; Trong đó, vốn giải ngân ước đạt 14,5 tỷ USD. Những dự án FDI lớn đầu tư vào Việt Nam năm 2015 phải kể đến như: Dự án Cty Samsung Display Việt Nam với vốn đầu tư tăng thêm là 3 tỷ USD; Dự án Nhà máy điện Duyên Hải 2 với tổng vốn đầu tư 2,4 tỷ USD; Dự án Cty TNHH liên doanh thành phố Đế Vương tổng vốn đầu tư 1,2 tỷ USD…
Theo_24h
Thị trường chứng khoán 2016 chưa thể bật mạnh
Trao đổi với phóng viên Báo Đầu tư, ông Yun Hang Jin, Giám đốc khối thị trường mới nổi Công ty Korea Investment & Securities (Hàn Quốc) cho rằng, Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) và việc nới room cho nhà đầu tư nước ngoài tại các doanh nghiệp Việt Nam sẽ mở cơ hội cho việc hút vốn đầu tư gián tiếp nước ngoài (FII). Tuy nhiên, thị trường chứng khoán năm 2016 chưa thể bật mạnh.
Ông Yun Hang Jin, Giám đốc khối thị trường mới nổi Công ty Korea Investment & Securities (Hàn Quốc)
Nhiều người cho rằng, việc Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) vừa tăng thêm 0,25% lãi suất cơ bản đối với USD sẽ khiến nhà đầu tư nước ngoài bán ròng cổ phiếu. Ông nghĩ sao về điều này?
Khối ngoại sẽ có tâm lý lo ngại, vì vậy, khi giá cổ phiếu lên mức có thể đạt được kỳ vọng thì họ sẽ chốt lời. Thị trường chứng khoán đang diễn biến theo hướng, khi giá lên mức cao, khối ngoại sẽ xem xét để bán ra và khi giá xuống họ sẽ xem xét để mua vào. Đáng chú ý là, việc Việt Nam nới "room" cho nhà đầu tư nước ngoài cùng với TPP sẽ là cơ hội tốt để Việt Nam thu hút dòng vốn FII.
Bên cạnh lãi suất USD tăng, việc đồng nhân dân tệ của Trung Quốc tham gia rổ tiền tệ quốc tế có ảnh hưởng đến chứng khoán cuối năm không, thưa ông?
Việc Fed tăng lãi suất sẽ tác động đến tâm lý của nhà đầu tư. Tuy nhiên, tác động này chỉ trong một - hai tuần, sau đó sẽ được ổn định trở lại. Lý do là, việc Fed tăng lãi suất đã được dự báo từ trước, nên tác động này đã được đưa vào giá cả của các hàng hóa. Đồng thời, Fed tăng lãi suất lần này cũng chỉ trong biên độ thấp, nên sẽ không tác động nhiều đến chứng khoán.
Nhiều người cho rằng, việc Fed tăng lãi suất sẽ tạo áp lực lên tỷ giá và điều này cũng sẽ tác động đến tâm lý nhà đầu tư. Tuy nhiên, rủi ro tỷ giá đối với nhà đầu tư không lớn, vì tỷ giá thời gian qua đã được điều chỉnh và nếu có điều chỉnh trong thời gian tới thì khả năng tỷ giá cũng chỉ tăng thêm khoảng 1%.
Theo ông, tình hình kinh tế Việt Nam nói chung và hoạt động sản xuất - kinh doanh của các doanh nghiệp niêm yết nói riêng có cải thiện vào cuối năm nay và đầu năm 2016?
Nền kinh tế Việt Nam tăng trưởng khá vững chắc. Cán cân thanh toán thặng dư, GDP tăng trưởng khả quan. Quý IV luôn được xem là thời điểm hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp sôi động nhất trong năm. Kết quả kinh doanh của các doanh nghiệp trong quý này cũng thường đạt mức cao hơn so với các quý trước đó. Vì vậy, việc các doanh nghiệp niêm yết công bố lợi nhuận quý IV cũng sẽ tác động tích cực đến tâm lý của nhà đầu tư.
Chỉ số Nhà quản trị mua hàng (PMI) do HSBC mới đưa ra giảm 0,5 điểm, một phần do giá dầu giảm, ảnh hưởng đến kinh tế toàn cầu. Tuy nhiên, bên cạnh điểm trừ thì cũng có những điểm cộng tác động tích cực đến tình hình kinh tế vĩ mô và hoạt động của doanh nghiệp, như TPP sắp được hoàn tất hoặc việc Quốc hội đặt mục tiêu tăng trưởng GDP trong năm tới là 6,5%...
Từ tình hình như vậy, thị trường chứng khoán trong năm tới chưa thể kỳ vọng bật mạnh, nhưng cũng sẽ khó tạo "sóng gió" cho nhà đầu tư. Quá trình cổ phần hóa các doanh nghiệp nhà nước đang từng bước được đẩy mạnh. Các doanh nghiệp lớn được cổ phần hóa và niêm yết sẽ gia tăng nguồn hàng cho nhà đầu tư lựa chọn.
Ông đánh giá thế nào về diễn biến VN-Index trong năm nay?
Thị trường chứng khoán lúc này không có thông tin khác, mà chủ yếu được dẫn dắt bởi tâm lý thị trường. VN-Index trong năm 2015 dao động trong khoảng 570 - 630 điểm. Lực đẩy thị trường ngày càng cao, tâm lý thị trường vững và lượng bán không nhiều. Tuy nhiên, nếu không có lực mua mạnh trên thị trường thì tâm lý của nhà đầu tư vẫn trong trạng thái chờ đợi. Năm nay, VN-Index chuyển động theo hình chữ &'V'.
Theo Vân Linh
Gần 16.200 tỷ đồng cần phải thoái vốn trong 2 tháng cuối năm Báo cáo mới nhất của Bộ Tài chính cho biết, lũy kế số thoái vốn vào 5 lĩnh vực nhạy cảm từ năm 2012 đến tháng 10/2015 mới chỉ đạt gần 10.000 tỷ đồng (bằng 42% số cần phải thoái cuối năm 2011). Theo Bộ Tài chính, đến tháng 10/2015, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt đề án tái cơ cấu của...