Chứng khoán năm 2020 đối diện những rủi ro gì?
Mặc dù chứng khoán có thể đạt mức cao kỷ lục vào dịp cuối năm 2019 nhưng Phố Wall bắt đầu đưa ra cảnh báo về những rủi ro cho thị trường vào năm tới.
Nhà kinh tế trưởng của Ngân hàng Deutsche Bank – Torsten Slok mới đây gửi tới khách hàng danh sách 20 rủi ro đối với nền kinh tế và thị trường chứng khoán vào năm 2020.
Đứng đầu danh sách là sự gia tăng bất bình đẳng giàu nghèo – vấn đề đang là trọng tâm trong chiến dịch tranh cử của nhiều ứng viên Tổng thống Mỹ. Các ứng cử viên Tổng thống của đảng Dân chủ Elizabeth Warren và Bernie Sanders đều kêu gọi áp thêm thuế đối với những người giàu nhất nước Mỹ để thu hẹp khoảng cách giàu nghèo.
20 rủi ro lớn nhất với thị trường chứng khoán 2020 được cảnh báo. (Ảnh: Getty Imgae)
Chia sẻ trên CNBC, Slok cho biết: “ Chiến tranh thương mại và việc điều tra luận tội tổng thống là những rủi ro ngắn hạn có thể được giải quyết trong năm nay, trong khi đó bất bình đẳng gia tăng lại là vấn đề dài hạn“.
Mặc dù căng thẳng thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc gần đây giảm bớt khi hai bên nỗ lực để hoàn tất một thỏa thuận hạn chế, song thị trường vẫn phải đối mặt với căng thẳng chiến tranh thương mại. Tổng thống Donald Trump không đồng ý đẩy lùi thuế quan đối với hàng hóa Trung Quốc, khiến nhiều người hoài nghi về việc hai nước có thể đạt được một thỏa thuận trong thời gian tới.
Chính quyền Trump hiện áp thuế đối với hơn 500 tỷ USD hàng hóa Trung Quốc, trong khi Bắc Kinh áp thuế lên khoảng 110 tỷ USD các sản phẩm của Mỹ.
Deutsche Bank quan ngại rằng những bất ổn liên quan tới chiến tranh thương mại sẽ tiếp tục tạo gánh nặng chi phí cho các doanh nghiệp.
Nhà kinh tế trưởng của Deutsche Bank nói: “ Rủi ro cuối cùng mà các nhà đầu tư phải quan tâm là khả năng chi tiêu tiêu dùng và chi tiêu của doanh nghiệp có thể thay đổi khi các chính sách có thể hoặc không thể được thực hiện trong những năm tới. Chính sách công và bất kỳ khả năng thay đổi nào tới chính sách công đều là yếu tố quan trọng tác động tới quyết định đầu tư“.
Dưới đây là 20 rủi ro với thị trường chứng khoán 2020 được chuyên gia cảnh báo:
1. Gia tăng bất bình đẳng của cải, bất bình đẳng thu nhập và chăm sóc y tế.
2. Thỏa thuận thương mại giai đoạn một vẫn chưa được ký kết, lo lắng về bất ổn sẽ diễn ra sau đó
3. Bất ổn do chiến tranh thương mại tiếp tục kiềm chế đầu tư tài sản cố định của doanh nghiệp
Video đang HOT
4. Tăng trưởng tại Trung Quốc, châu Âu và Nhật Bản tiếp tục chậm lại khiến đồng USD liên tục lên giá
5. Bất ổn liên quan tới vụ luận tội Tổng thống Trump và nguy cơ chính phủ bị đóng cửa
6. Bất ổn liên quan tới cuộc bầu cử Tổng thống và khả năng tác động tới chính sách thuế, quản lý Nhà nước và đầu tư tài sản cố định.
7. Các quy định chống độc quyền, bảo vệ quyền riêng tư và quản lý ngành công nghệ
8. Nhà đầu tư nước ngoài quay lưng lại với thị trường tín dụng và trái phiếu chính phủ Mỹ sau cuộc bầu cử Tổng thống
9. Chính sách mở rộng tài khóa kiểu Lí thuyết tiền tệ hiện đại (Modern Monetary Theory) làm tăng trưởng tăng mạnh ở Mỹ và/hoặc châu Âu
10. Mức nợ chính phủ Mỹ bắt đầu tác động đến lãi suất kỳ hạn dài
11. Sự mất cân đối trong cung – cầu trái phiếu chính phủ Mỹ, khiến lãi suất repo tăng sốc một lần nữa
12. FED không muốn hạ lãi suất trong năm bầu cử
13. Tình trạng tín dụng thắt chặt khi sự phân biệt giữa xếp hạng tín dụng tiêu dùng CCC và BBB ngày càng rõ rệt
14. Tình trạng tín dụng thắt chặt khi sự phân biệt giữa xếp hạng tín dụng doanh nghiệp CCC và BBB ngày càng rõ rệt.
15. Nhiều doanh nghiệp bị hạ khỏi bậc xếp hạng tín nhiệm BBB và chuyển sang nhóm lợi suất cao (High Yield).
16. Giá trị chứng khoán nợ lãi suất âm tăng lên khiến nhà đầu tư toàn cầu quay lại cuộc săn tìm lãi suất ở thị trường tín dụng Mỹ.
17. Lợi nhuận doanh nghiệp suy giảm dẫn tới chi tiêu cho mua lại cổ phiếu đi xuống.
18. Ngành công nghiệp ô tô toàn cầu tụt dốc, tạo rủi ro cho thị trường và nền kinh tế thế giới.
19. Giá nhà ở Australia, Canada và Thụy Điển rơi tự do.
20. Bất ổn liên quan đến Brexit (Anh rời Liên minh châu Âu EU) vẫn kéo dài dai dẳng.
Bằng Lăng
Theo CNBC
Trước Rạng Đông, "bà hỏa" đã không ít lần ghé thăm các doanh nghiệp trên sàn chứng khoán
Cách đây 2 năm, cũng vào tháng 7 âm lịch, công ty May Thành Công (TCM) đã xảy ra vụ cháy tại kho vải khiến công ty mất đi khoảng vài trăm nghìn mét vải với giá trị ước tính 1,5 triệu USD.
Tháng 7 âm lịch hay còn được gọi là tháng cô hồn, xá tội vong nhân. Theo quan niệm dân gian, đây là thời điểm mà các hoạt động làm ăn, kinh doanh, buôn bán...nhìn chung không gặp nhiều thuận lợi.
Khi mà tháng 7 âm lịch gần kết thúc thì tối 28/8 (28/7 âm lịch) đã diễn ra vụ cháy lớn tại nhà máy CTCP Bóng đèn Phích nước Rạng Đông (Mã CK: RAL) có địa chỉ tại 87 - 89 Hạ Đình, Hà Nội. Hiện chưa có thống kê về mức độ thiệt hại của đám cháy nhưng chắc hẳn biến cố này sẽ ảnh hưởng phần nào tới hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty.
Đám cháy nhà máy Rạng Đông vào 28/7 âm lịch (Ảnh: Tiến Tuấn)
Rạng Đông là công ty sản xuất bóng đèn và phích nước hàng đầu Việt Nam. Trong đó, thị phần phích nước hiện chiếm khoảng 85%. Còn với bóng đèn, Rạng Đông là một trong ba doanh nghiệp có thị phần lớn nhất nước. Hiện Rạng Đông đang tập trung vào mảng sản xuất đèn với sản phẩm chủ lực là đèn LED. Ngoài nhà máy chính đặt tại Hạ Đình, Rạng Đông còn một nhà máy đặt tại KCN Quế Võ, Bắc Ninh.
Theo báo cáo KQKD 6 tháng đầu năm, Rạng Đông ghi nhận doanh thu 1.804 tỷ đồng, tăng 21% và lợi nhuận sau thuế 96,4 tỷ đồng, tăng 20% so với năm trước đó. Với KQKD tích cực, cổ phiếu RAL đang thu hút sự quan tâm của giới đầu tư và có nhịp tăng khá tốt trong thời gian gần đây. Kết thúc phiên giao dịch 28/8, RAL đóng cửa với mức giá 88.000 đồng/cp, tăng 12% so với đầu tháng 7.
Diễn biến cổ phiếu RAL thời gian gần đây
Trên một diễn đàn tài chính, không ít nhà đầu tư đang tỏ ra lo ngại về diễn biến của đám cháy Rạng Đông bởi trong quá khứ đã có nhiều trường hợp cổ phiếu doanh nghiệp giảm sâu bởi ảnh hưởng từ sự cố cháy nổ.
Những lần "bà hỏa" ghé thăm doanh nghiệp trên sàn chứng khoán
Cách đây 2 năm, cũng vào tháng 7 âm lịch, công ty May Thành Công (TCM) đã xảy ra vụ cháy tại kho vải khiến công ty mất đi khoảng vài trăm nghìn mét vải với giá trị ước tính 1,5 triệu USD. Dù không gây thiệt hại lớn, nhưng cổ phiếu TCM đã giảm gần 6% trong phiên giao dịch ngay sau đó.
Trước đó, vào đầu năm 2017 tại chi nhánh CTCP Bao bì và In nông nghiệp (Mã CK: INN) tại KCN Phố Nối A, Hưng Yên cũng xảy ra hỏa hoạn tại khu nhà xưởng đang xây dựng và lắp đặt vận hành máy móc đầu tư mới.
Sự cố này đã gây ảnh hưởng lớn đến hoạt động sản xuất kinh doanh của INN và tổng giá trị thiệt hại ban đầu theo ước tính khoảng 70 tỷ đồng. Đón nhận thông tin này, cổ phiếu INN lập tức giảm bị giới đầu tư bán tháo và giảm sàn trong 2 phiên liên tiếp.
Cổ phiếu INN từng giảm mạnh bởi "bà hỏa" viếng thăm
Năm 2016, CTCP Viglacera Thăng Long (TLT) cũng xảy ra sự cố cháy 8.500 m2 mái nhà xưởng và phân xưởng sản xuất phải tạm dừng hoạt động trong vòng 10 - 15 ngày để khắc phục.
Tuy vậy, trường hợp Viglacera Thăng Long vẫn còn khá "nhẹ nhàng" so với một vài doanh nghiệp khác trên sàn chứng khoán. Cụ thể, trong năm 2015, CTCP Ngân Sơn (NST) đã bị lửa thiêu cháy kho thành phẩm, kho lạnh và kho nguyên liệu với tổng thiệt hại ước tính khoảng 317 tỷ đồng. Theo kết luận của cơ quan điều tra, vụ cháy nổ của Ngân Sơn bắt nguồn từ chất diệt côn trùng nhôm phốt phua (API) gặp ẩm cao, ngấm nước dẫn đến cháy.
Một vụ cháy khác diễn ra trong năm 2011 tại nhà máy Bibica Bình Dương (BBC) khiến dây chuyền sản xuất bánh Pie tạm ngưng 3 - 4 tháng. Nguyên nhân gây cháy nổ được xác định do sự cố chập điện.
Trong cả 2 trường hợp của Ngân Sơn và Bibica mặc dù đều đã mua bảo hiểm cháy nổ nhưng việc đòi bồi thường sẽ mất rất nhiều thời gian. Với Ngân Sơn, quá trình đòi bồi thường luôn được nhắc tới trong các nghị quyết ĐHCĐ nhưng vẫn gặp vướng mắc do quá trình thanh toán của công ty Bảo hiểm diễn ra khá chậm chạp. Việc khắc phục hậu quả từ vụ cháy năm 2015 của Ngân Sơn cũng mới hoàn tất trong năm 2018.
Còn với Bibica, tình hình còn phức tạp hơn khi doanh nghiệp và công ty bảo hiểm đã ra tòa do không chung tiếng nói trong việc bồi thường thiệt hại. Đến cuối năm 2016, tức 5 năm sau thời điểm diễn ra vụ cháy nổ, quá trình bồi thường thiệt hại cho Bibica mới đi đến hồi kết và công ty bảo hiểm phải thanh toán nốt cho Bibica hơn 61 tỷ đồng.
Minh Anh
Theo Trí thức trẻ
Nhận định chứng khoán 29/8: Rủi ro tạm thời được tiết chế Phiên tăng điểm hôm nay không thuyết phục nên nhà đầu tư khó có thể từ bỏ tâm lý thận trọng. Tạm thời, rủi ro giảm đã được tiết chế lại. Giao dịch giằng co (Trung lập) (Công ty chứng khoán Bảo Việt - BVSC) Thị trường dự báo sẽ tiếp tục có biến động hẹp với các nhịp tăng giảm đan xen...