Chứng khoán Mỹ “xanh mướt” nhờ cổ phiếu con chip, giao thông
Các chỉ số chính của thị trường chứng khoán Mỹ tăng hơn 1% trong phiên giao dịch ngày thứ Ba, nhờ sự đi lên mạnh mẽ của cổ phiếu con chip và giao thông. Lực cầu bắt đáy trở thành chất xúc tác chính cho phiên tăng này, sau những cú liên tiếp giảm sâu của thị trường thời gian gần đây.
Một nhà giao dịch cổ phiếu trên sàn NYSE ở New York, Mỹ – Ảnh: Reuters
Theo hãng tin Reuters, toàn bộ 11 nhóm cổ phiếu ngành chính thuộc chỉ số S&P 500 đều kết thúc phiên trong sắc xanh, dù trong phiên trước đó, chỉ số này thiếu chút nữa thì chốt phiên trong trạng thái điều chỉnh (correction).
“Thị trường đã giảm rất sâu trong tháng 10, đến nỗi có những thời điểm nhà đầu tư sẽ kỳ vọng vào sự phục hồi mạnh. Mọi người có thể đang cho rằng đã để lúc mua lại cổ phiếu, nhưng mọi thứ còn thiếu chắc chắn”, ông Chuck Carlson, Giám đốc điều hành (CEO) của Horizon Investment Services, nhận định.
Lúc đóng cửa, chỉ số Dow Jones tăng 1,77%, đạt 24.874,64 điểm. S&P 500 tăng 1,57%, đạt 2.682,63 điểm. Chỉ số Nasdaq tăng 1,58%, đạt 7.161,65 điểm.
Chỉ số Philadelphia Semiconductor Index của cổ phiếu các nhà sản xuất con chip nhảy 4,2%, đánh dấu phiên tăng mạnh nhất từ tháng 3. Cổ phiếu Intel tăng 5,2%, trở thành cú huých tăng điểm mạnh nhất trong S&P.
Nhà đầu tư hào hứng với các cổ phiếu con chip sau khi một công ty môi giới chứng khoán nâng đánh giá cổ phiếu Nvidia và KLA-Tenco công bố kết quả kinh doanh tốt hơn dự kiến. Cổ phiếu hai công ty này tăng tương ứng 9,4% và 7,6%.
Trước đó, cổ phiếu con chip đồng loạt sụt giảm mạnh trong phiên ngày thứ Hai, khi nhà đầu tư lo ngại về sự leo thang của chiến tranh thương mại Mỹ-Trung.
Nhóm cổ phiếu giao thông thuộc Dow Jones tăng 2,8%, mức tăng mạnh nhất trong hơn 1 năm. Theo giới chuyên gia, giá dầu giảm có thể là nguyên nhân thúc nhóm cổ phiếu này tăng mạnh.
Video đang HOT
Mức độ biến động của thị trường chứng khoán Mỹ tăng mạnh trong những tuần gần đây, do những mối lo về lãi suất ở Mỹ tăng và nguy cơ suy giảm tăng trưởng kinh tế toàn cầu vì chiến tranh thương mại. Nhà đầu tư cũng cảm thấy bấp bênh trước khi diễn ra cuộc bầu cử Quốc hội Mỹ vào tuần tới.
Tháng 10 này có thể sẽ trở thành tháng giảm mạnh nhất của S&P trong vòng hơn 8 năm trở lại đây.
Theo dữ liệu từ Refinitiv, các công ty thuộc S&P 500 có thể đạt mức tăng trưởng lợi nhuận 25,3% trong quý 3 vừa qua so với cùng kỳ năm ngoái. Hiện đã có khoảng một nửa số doanh nghiệp thuộc chỉ số này công bố báo cáo kết quả kinh doanh quý 3.
Bất chấp mức tăng trưởng lợi nhuận cao nói chung, một số công ty lớn đã đưa ra những báo cáo gây thất vọng. Phiên ngày thứ Ba, tập đoàn công nghiệp General Electric (GE) giảm mạnh cổ tức và cho biết cuộc điều tra kế toán đối với tập đoàn sẽ tiếp tục ở một cấp độ cao hơn. Giá cổ phiếu GE lao dốc 8,8% sau thông tin này.
Trái lại, cổ phiếu hãng đồ uống Coca-Cola tăng 2,5% sau khi hãng công bố kết quả kinh doanh tốt hơn dự báo. Cổ phiếu hãng thời trang thể thao Under Armour nhảy 24,7% nhờ lợi nhuận quý 3 khả quan và dự báo tăng về lợi nhuận cả năm.
Trên sàn NYSE, số mã cổ phiếu tăng giá nhiều gấp 2,26 lần số mã giảm. Trên sàn Nasdaq, tỷ lệ tương ứng là 2,09 lần.
Các nhà giao dịch ở Phố Wall chuyển nhượng tổng cộng 9,6 tỷ cổ phiếu phiên này, so với mức bình quân 8,6 tỷ cổ phiếu mỗi phiên của 20 ngày giao dịch gần nhất.
Binh Minh
Theo vneconomy.vn
Chứng khoán Mỹ giảm điểm, S&P ngấp nghé điều chỉnh
Thị trường chứng khoán Mỹ giảm điểm trong phiên giao dịch ngày thứ Hai, với chỉ số S&P 500 thiếu chút nữa đã có lần thứ hai trong năm 2018 đóng cửa ở trạng thái thị trường điều chỉnh (correction).
Các nhà giao dịch cổ phiếu trên sàn NYSE ở New York, Mỹ - Ảnh: Reuters.
Phiên này, thị trường chịu sức ép từ những mối lo mới về căng thẳng thương mại Mỹ-Trung, song song với việc nhà đầu tư bán tháo cổ phiếu các công ty công nghệ và Internet.
Theo hãng tin Reuters, dù tăng trong buổi sáng, các chỉ số chứng khoán chính ở Phố Wall sụt mạnh trở lại vào buổi chiều, sau khi hãng tin Bloomberg đăng một bản tin nói rằng Mỹ sẽ áp thuế lên toàn bộ hàng hóa nhập khẩu từ Trung Quốc trước tháng 12 năm nay nếu cuộc gặp vào tháng tới giữa Tổng thống Donald Trump và Chủ tịch Tập Cận Bình không mang lại kết quả tích cực.
"Rõ ràng, cuộc đối đầu thương mại này đang có nguy cơ trở thành điều gì đó còn tồi tệ hơn nữa", ông Mark Luschini, chiến lược gia đầu tư trưởng thuộc Janney Montgomery Scott, nhận định.
Trong phiên, có lúc S&P giảm hơn 10% so với mức kỷ lục thiết lập hôm 20/9. Tuy nhiên, khi đóng cửa, S&P thu hẹp mức giảm và chốt ở mức thấp hơn 9,9% so với đỉnh đó.
Chỉ số Dow Jones cũng có lúc giảm hơn 10% so với mức kỷ lục thiết lập hôm 3/10, nhưng chốt phiên ở mức thấp hơn 8,9% so với đỉnh.
Các cổ phiếu công nghệ lớn, như Amazon.com, Google, và Netflix, đồng loạt giảm mạnh, khiến nhóm công nghệ thuộc S&P mất 1,8%.
Trong vòng 2 phiên giao dịch vừa qua, nhóm cổ phiếu tăng trưởng FAANG, gồm Facebook, Amazon, Alphabet, Netlix và Google, đã mất tổng cộng hơn 200 tỷ USD giá trị vốn hóa thị trường.
Nhóm công nghiệp, một nhóm cổ phiếu nhạy cảm với các vấn đề thương mại, sụt 1,7%, trong đó cổ phiếu hãng sản xuất máy bay Boeing giảm 6,6%.
"Mối lo về tăng trưởng và thương mại toàn cầu đang tiếp tục phủ bóng lên các doanh nghiệp Mỹ và thị trường chứng khoán toàn cầu", nhà quản lý danh mục cấp cao Chad Morganlander thuộc Washington Crossing Advisors phát biểu.
Chốt phiên, Dow Jones giảm 0,99% điểm, còn 24.442,92 điểm. S&P sụt 0,66%, còn 2.641,25 điểm. Nasdaq mất 1,63%, còn 7.050,29 điểm.
Mức độ biến động của thị trường chứng khoán Mỹ tăng mạnh trong những tuần gần đây, dưới sức ép của lãi suất tăng, nỗi lo về tăng trưởng kinh tế toàn cầu đã đạt đỉnh, và chiến tranh thương mại. Ngoài ra, nhà đầu tư cũng ngày càng lo về những bấp bênh xung quanh cuộc bầu cử Quốc hội Mỹ sẽ diễn ra chỉ sau 1 tuần nữa.
Cổ phiếu hãng phần mềm Red Hat tăng 45,4% sau khi công ty nhất trí "bán mình" cho hãng IBM với giá 34 tỷ USD. Trong khi đó, cổ phiếu IBM giảm 4,1%, kéo cả Dow Jones lẫn S&P đi xuống.
Những nhà đầu tư giữ quan điểm lạc quan về chứng khoán Mỹ nhấn mạnh rằng lợi nhuận của các công ty niêm yết và nền kinh tế vẫn đang tăng trưởng tốt. Tuy nhiên, đã xuất hiện nhiều mối lo về khả năng sụt giảm nhanh tốc độ tăng trưởng lợi nhuận trong năm tới. Ngoài ra, các số liệu về thị trường bất động sản Mỹ thời gian gần đây cũng gây thất vọng.
Thống kê công bố hôm thứ Hai cho thấy tiêu dùng của người Mỹ trong tháng 9 tăng tháng thứ 7 liên tiếp, nhưng thu nhập đạt mức tăng thấp nhất trong hơn 1 năm do tiền lương tăng yếu. Điều này cho thấy tốc độ chi tiêu hiện nay có thể không được duy trì lâu.
Trong phiên đầu tuần, số mã cổ phiếu giảm giá trên sàn NYSE nhiều gấp 1,45 lần số mã tăng. Trên sàn Nasdaq, tỷ lệ tương ứng là 1,45 lần.
Có tổng cộng 9,3 tỷ cổ phiếu được chuyển nhượng trên các sàn giao dịch Mỹ phiên này, so với mức bình quân 8,5 tỷ cổ phiếu mỗi phiên của 20 ngày giao dịch gần nhất.
Bình Minh
Theo vneconomy.vn
Giá vàng hôm nay 29/10: Chạm mức cao nhất 3 tháng Giá vàng hôm nay 29/10 tăng ở mức cao nhất ba tháng, ghi nhận mức tăng tuần thứ tư liên tiếp. Hợp đồng vàng giao tháng 12 trên sàn Comex của New York Mercantile Exchange tăng 0,3% lên 1.235,80 USD/ounce. Kể từ đầu tháng vàng đã tăng 4%, mức cao nhất kể từ tháng 1. Chứng khoán Mỹ chứng kiến đợt suy giảm,...