Chứng khoán Mỹ trượt dốc sau phiên lập đỉnh lịch sử vào tuần trước
Chứng khoáng Mỹ rơi khỏi mức kỷ lục vào phiên thứ Sáu sau khi báo cáo việc làm đã hạ thấp kỳ vọng về việc cắt giảm lãi suất từ Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) vào cuối tháng này.
Ảnh: Mark Lennihan/AP
Cả 3 chỉ số chính là S&P 500, chỉ số Dow Jones và Nasdaq Composite đã tăng điểm cao nhất mọi thời đại vào thứ Tư tuần trước. Lĩnh vực tài chính của S&P 500 là chỉ số có mức tăng lớn nhất, nhờ sự phục hồi của cổ phiếu ngân hàng.
Nhưng chốt phiên hôm thứ Sáu S&P 500 giảm 0,2% xuống 2.990,41 điểm, Dow Jones giảm 0,2% xuống 26.922,12 điểm, Nasdaq Composite giảm 0,1% còn 8.161,79 điểm.
Video đang HOT
Trước đó, một báo cáo từ Bộ Lao động Mỹ cho thấy các nhà tuyển dụng đã bổ sung 224.000 việc làm vào tháng 6.
Daniel Zhao, một nhà kinh tế cấp cao tại Glassdoor nhận định “Giới quan sát sẽ thất vọng về việc cắt giảm lãi suất sâu hơn của FED bởi báo cáo cho thấy thị trường lao động đang khởi sắc trở lại”.
Trên sàn S&P 500, Electronic Arts giảm 4,6%; IPG Photonics giảm 4,3%; Regeneron Pharmaceuticals giảm 3,6%.
Cổ phiếu của Electronic Arts đã sụt giảm phiên thứ hai liên tiếp khi các nhà đầu tư nghi ngờ tính cạnh tranh của “Apex Legends” mùa thứ hai.
IPG Photonics giảm sau khi có ngày tốt nhất trong 4 tháng vào thứ Hai.
Những công ty có mức tăng tốt nhất là Jefferies Financial Group tăng 3,4%, Nordstrom tăng 2,3%; Concho Securities tăng 2,2%. Jefferies tăng nhờ kết quả doanh thu quí 2 tốt.
Theo Business Insider
Chứng khoán Mỹ khép lại tuần giao dịch kém khởi sắc
Thị trường chứng khoán Phố Wall đi lên trong phiên 28/6, khép lại một tuần giao dịch khá ảm đạm.
Giao dịch viên tại Sàn giao dịch chứng khoán New York, Mỹ, ngày 18/6/2019. Ảnh: AFP/ TTXVN
Đây là phiên duy nhất cả ba chỉ số chứng khoán Mỹ cùng tăng điểm trong một tuần giao dịch kém khởi sắc. Tuy nhiên, 6 tháng đầu năm 2019 này vẫn đánh dấu nửa đầu năm giao dịch kỷ lục kể từ năm 1997 trong bối cảnh cuộc chiến thương mại Mỹ-Trung vẫn dai dẳng.
Khép phiên giao dịch cuối tuần, chỉ số S&P 500 tăng 0,6% lên 2.941,76 điểm. Như vậy, trong nửa đầu năm nay, chỉ số này đã tăng 17,3%. Đây là kết quả nửa đầu năm "rực rỡ" nhất của chỉ số này kể từ năm 1997. Chỉ số công nghiệp Dow Jones khép phiên này tiến 0,3% lên 26.559,96 điểm, trong khi chỉ số công nghệ Nasdaq Composite cộng 0,5% lên đóng phiên ở 8.006,24 điểm.
Tâm lý các nhà đầu tư trong phiên chủ yếu bị chi phối bởi dự đoán về các cuộc hội đàm giữa Tổng thống Mỹ Donald Trump và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình trong khuôn khổ Hội nghị thượng đỉnh Nhóm các nền kinh tế phát triển và mới nổi hàng đầu thế giới (G20) diễn ra trong hai ngày 28-29/6 tại thành phố Osaka (Nhật Bản).
Một số nhà quan sát thị trường hàng đầu cho rằng hai bên sẽ nhất trí ngừng việc đưa ra các mức thuế mới song sẽ không đạt một thỏa thuận toàn diện. Chứng khoán Mỹ trong nửa đầu năm nay có màn trình diễn khá ngoạn mục, một phần nhờ tâm lý lạc quan rằng Washington và Bắc Kinh sẽ đạt được một thỏa thuận thương mại.
Ngược lại, phiên giao dịch đầu tuần 24/6, thị trường chứng khoán Phố Wall kết thúc phiên phần lớn đi xuống, trong bối cảnh các nhà đầu tư chờ đợi cuộc gặp giữa hai nhà lãnh đạo Mỹ - Trung Quốc trong thời gian diễn ra Hội nghị thượng đỉnh G20. Chốt phiên này, chỉ số S&P 500 giảm 0,2% xuống 2.945,36 điểm. Cùng đà giảm, chỉ số công nghiệp Dow Jones giảm 0,1% xuống 26.727,54 điểm, còn chỉ số công nghệ Nasdaq Composite hạ 0,3% xuống 8.005,70 điểm.
Phiên 25/6, những căng thẳng ngày càng tăng giữa Mỹ và Iran "phủ mây đen" lên thị trường chứng khoán thế giới. Tại Mỹ, thị trường chứng khoán Phố Wall dẫn đầu chiều hướng giảm theo sau số liệu kinh tế đáng thất vọng của Mỹ và những bình luận của Chủ tịch Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) Jerome Powell cho thấy ông không "kiên định với chủ trương nới lỏng chính sách tiền tệ như thị trường mong muốn".
Khép phiên này, chỉ số công nghệ Nasdaq Composite giảm mạnh nhất với 1,5% xuống 7.884,72 điểm. Chỉ số công nghiệp Dow Jones hạ 0,7% xuống 26.548,22 điểm, còn chỉ số S&P 500 để mất 1% xuống 2.917,38 điểm sau số liệu cho thấy niềm tin của người tiêu dùng Mỹ đã rơi xuống mức thấp của 21 tháng.
Sang đến phiên 26/6, các chỉ số chứng khoán Mỹ diễn biến trái chiều, khi các nhà đầu tư đánh giá các số liệu kinh tế mới được công bố trong khi chờ cuộc gặp theo dự kiến giữa hai nhà lãnh đạo Mỹ, Trung bên lề Hội nghị thượng đỉnh G20.
Chốt phiên này, chỉ số Dow Jones giảm 11,4 điểm, hay 0,04%, xuống 26.536,82 điểm, trong khi chỉ số S&P 500 giảm 3,6 điểm, hay 0,12%, xuống 2.913,78 điểm, còn chỉ số Nasdaq Composite tăng 25,25 điểm, hay 0,32%, lên 7.909,97 điểm.
Phiên 27/6 chứng kiến thị trường chứng khoán Mỹ biến động trái chiều trong đó phần lớn thị trường Phố Wall tăng điểm trước thềm các cuộc đàm phán thương mại Mỹ - Trung Quốc. Tuy nhiên, thời điểm hãng Boeing đưa dòng máy bay 737 MAX trở lại hoạt động có thể bị lùi lại thêm nữa đã tác động xấu tới chỉ số Dow Jones.
Chốt phiên này, chỉ số Dow Jones giảm 0,1%, xuống 26.526,58 điểm, trong khi chỉ số S&P 500 tăng 0,4%, lên 2.924,93 điểm, còn chỉ số Nasdaq Composite tăng 0,7%, lên 7.967,76 điểm./.
Theo bnews.vn
Chứng khoán châu Á giảm mạnh do FED chưa chắc chắn về đợt hạ lãi suất mới Cổ phiếu châu Á giảm điểm trong phiên 26/6 sau khi phát biểu của các quan chức FED làm dấy lên một số nghi ngờ về khả năng hạ lãi suất trong tháng 7 tới. Chứng khoán châu Á lao dốc Chủ tịch Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) Jerome Powell hôm 25/6 cho biết, ngân hàng này đang đánh giá xem...