Chứng khoán Mỹ tăng sau 3 ngày giảm liên tiếp
Hai chỉ số S&P 500 và Dow Jones của thị trường chứng khoán Mỹ cùng tăng điểm trong phiên giao dịch ngày thứ Sáu, khép lại chuỗi ba phiên giảm trước đó. Phiên này, nhà đầu tư lại “phập phồng” hy vọng về một thỏa thuận thương mại Mỹ-Trung, trong khi những dữ liệu u ám về ngành sản xuất phủ bóng lên thị trường.
Các nhà giao dịch cổ phiếu trên sàn NYSE ở New York, Mỹ – Ảnh: Reuters.
Vào tối ngày thứ Năm theo giờ Mỹ, hãng tin Bloomberg dẫn nguồn thạo tin nói rằng Tổng thống Mỹ Donald Trump và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình có thể có một cuộc gặp vào giữa tháng 3 này để ký kết một thỏa thuận thương mại. Vào cuối tuần trước, ông Trump tuyên bố hoãn kế hoạch tăng thuế đối với 200 tỷ USD hàng Trung Quốc.
Dù khả năng Washington và Bắc Kinh đi đến một thỏa thuận chấm dứt chiến tranh thương mại hiện chưa có gì chắc chắn, nhưng những thông tin này vẫn được giới đầu tư “bấu víu” như một hy vọng.
“Sự lạc quan về một thỏa thuận thương mại đang chiếm ưu thế trước mối lo về dữ liệu ngành sản xuất xấu đi”, chiến lược gia Ryan Detrick thuộc LPL Financial phát biểu.
Một cuộc khảo sát do tư nhân tiến hành cho thấy hoạt động của các nhà máy ở Trung Quốc trong tháng 2 giảm tháng thứ ba liên tiếp. Số liệu của Viện Quản lý nguồn cung Hoa Kỳ (ISM) cho thấy hoạt động của ngành sản xuất Mỹ giảm xuống mức thấp nhất kể từ tháng 11/2016. Một cuộc khảo sát của Đại học Michigan cho thấy niềm tin người tiêu dùng Mỹ trong tháng 2 thấp hơn kỳ vọng.
Video đang HOT
Theo ông Detrick, trong bối cảnh có nhiều dữ liệu xấu như vậy, nhà đầu tư tin rằng một thỏa thuận Mỹ-Trung có thể sẽ giúp cải thiện triển vọng tăng trưởng kinh tế toàn cầu.
Lúc đóng cửa, Dow Jones tăng 0,43%, đạt 26.026,32 điểm. S&P 500 tăng 0,69%, đạt 2.903,69 điểm. Chỉ số Nasdaq tăng 0,83 đạt 7.595,35 điểm.
Đây là phiên đầu tiên kể từ 8/11 chỉ số S&P 500 đóng cửa trên 2.800 điểm, một tín hiệu được nhiều chuyên gia cho là tốt.
Chỉ số này hiện chỉ còn thấp hơn 4,2% so với mức cao kỷ lục thiết lập vào tháng 9 năm ngoái. Năm nay, chỉ số đã tăng 11,8% nhờ những hy vọng về thỏa thuận thương mại và lập trường mềm mỏng hơn về chính sách tiền tệ của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED).
Tính cả tuần, S&P 500 tăng 0,4%, Dow Jones giảm 0,02%, và Nasdaq tăng 0,9%. Tính đến tuần này, Nasdaq đã có 10 tuần tăng liên tiếp, chuỗi tuần tăng dài nhất kể từ cuối năm 1999.
Trong số 11 nhóm cổ phiếu ngành chính của S&P, có 8 nhóm tăng giá phiên này. Trong đó, nhóm y tế với mức tăng 1,4% là nhóm đóng góp nhiều nhất vào sự đi lên của toàn chỉ số. Nhóm năng lượng tăng 1,8% dù giá dầu giảm.
Trên sàn NYSE, số mã tăng giá nhiều gấp 1,79 lần số mã giảm. Trên sàn Nasdaq, tỷ lệ tương ứng là 1,86 lần.
Có tổng cộng 7,95 tỷ cổ phiếu được chuyển nhượng ở Phố Wall phiên này, so với mức bình quân 7,27 tỷ cổ phiếu mỗi phiên của 20 ngày giao dịch gần nhất.
Bình Minh
Theo vneconomy.vn
Thị trường chứng khoán thế giới ngập sắc đỏ sau thượng đỉnh Mỹ-Triều
Ngày 28/2, chứng khoán toàn cầu phần lớn giảm điểm sau khi những số liệu ảm đạm của kinh tế Trung Quốc được công bố, những khó khăn đàm phán thương mại Mỹ-Trung, thượng đỉnh Mỹ-Triều lần 2 kết thúc.
Nỗi thất vọng của giao dịch viên khi chứng khoán đỏ sàn tại New York, Mỹ. (Nguồn: THX/TTXVN)
Ngày 28/2, chứng khoán toàn cầu phần lớn đều giảm điểm sau khi những số liệu ảm đạm của kinh tế Trung Quốc được công bố, những khó khăn trong đàm phán thương mại Mỹ-Trung Quốc, bên cạnh việc Hội nghị thượng đỉnh Mỹ-Triều Tiên lần hai kết thúc mà không đạt được kết quả cụ thể.
Tình hình thị trường Mỹ và châu Âu cũng không lạc quan hơn. Tại Mỹ, các hợp đồng được giao dịch trên Nasdaq, Dow và S&P 500 đều giảm giá trị. Riêng các hợp đồng tương lai của S&P 500 mất tới 0,4 giá trị.
Các thị trường chứng khoán chính của châu Âu cũng đều giảm điểm khi mở phiên giao dịch ngày 28/2. Cụ thể, chỉ số FTSE 100 của London đã giảm 0,5% xuống còn 11.430,80 điểm, trong khi chỉ số Paris CAC 40 giảm 0,4% xuống còn 5.204,77 so với một ngày trước đó.
Trong khi đó, các đồng tiền vốn được xem là ổn định như đồng franc của Thụy Sĩ và đồng yen Nhật Bản lại có xu hướng tăng nhẹ. Cụ thể, đồng franc đã tăng 0,3% lên mức 0,9979/ 1 USD. Trong khi đó, đồng yen đã tăng 0,2% so lên mức 110,78/ 1 USD.
Theo giới phân tích, các nhà đầu tư đã thể hiện sự quan ngại của mình sau khi Trung Quốc công bố số liệu ảm đạm của nền kinh tế, bên cạnh tiến trình đàm phán thương mại Mỹ-Trung Quốc cộng với kết quả không cụ thể sau cuộc gặp thượng đỉnh Mỹ-Triều Tiên lần hai ngày 28/2.
Ngày 27/2, Cơ quan Thống kê quốc gia Trung Quốc (NBS) cho biết hoạt động sản xuất của nước này đã giảm tốc trong tháng thứ ba liên tiếp và đơn hàng xuất khẩu giảm xuống mức thấp nhất trong vòng 10 năm qua, điều cho thấy nền kinh tế lớn thứ hai thế giới này tiếp tục đối mặt với nhiều khó khăn khi nhu cầu trong nước và nước ngoài suy giảm.
Trong khi đó, Đại diện Thương mại Mỹ cùng ngày 27/2 cho biết "vẫn còn nhiều điều phải làm" để có thể đạt được một thỏa thuận thương mại mới với Trung Quốc.
Còn tại sàn giao dịch chứng khoán Hàn Quốc (KOSPI) kết thúc phiên giao dịch ngày 28/2 ở mức 2.195,44 điểm, giảm 39,35 điểm (1,76%) so với phiên giao dịch trước đó một ngày. Thậm chí, các nhà đầu tư đã bán tháo cổ phiếu lần lượt 257,1 tỷ won (khoảng 229 triệu USD) và 317,3 tỷ won (282,5 triệu USD).
Chứng khoán Tokyo và Singapore đều giảm 0,8%, trong khi thị trường Thượng Hải, Hong Kong (Trung Quốc) đều chứng kiến mức giảm 0,4%. Tại khu vực Đông Nam Á, chứng khoán Manila, Jakarta và Bangkok đều lần lượt giảm ở mức 2%, 1% và 0,4%./.
Đặng Ánh (TTXVN/Vietnam )
Thị trường chứng khoán Hàn Quốc mất điểm mạnh nhất sau Hội nghị thượng đỉnh Mỹ-Triều Sau khi hội nghị thượng đỉnh Mỹ-Triều kết thúc sớm hơn dự kiến mà không đạt thỏa thuận, chỉ số Kospi của Hàn Quốc chốt phiên giảm tới 1,76%, xuống 2.195,44 điểm. Thị trường chứng khoán Hàn Quốc mất điểm mạnh nhất sau Hội nghị thượng đỉnh Mỹ-Triều. Ảnh: TTXVN Hầu hết các thị trường chứng khoán châu Á mất điểm trong phiên...