Chứng khoán Mỹ tăng điểm sau phát biểu của Chủ tịch Fed
Chủ tịch Fed Jerome Powell cho biết sẽ không vội vàng tăng lãi suất và chấp nhận lạm phát cao hơn mục tiêu 2%.
Thị trường chứng khoán Âu-Mỹ đi ngược chiều nhau trong phiên 27/8, với chứng khoán Mỹ nới rộng đà tăng mạnh gần đây sau phát biểu của Chủ tịch Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed) Jerome Powell rằng ông sẽ không vội vàng tăng lãi suất và sẽ chấp nhận lạm phát cao hơn mục tiêu 2% mà Fed đề ra “trong một thời gian” để kích thích nền kinh tế.
Chứng khoán Mỹ tăng điểm sau phát biểu của Chủ tịch Fed. Ảnh: TTXVN phát
Việc để lạm phát tăng là nhằm mục đích thúc đẩy kiến tạo việc làm trong bối cảnh Fed chuyển hướng tập trung hơn tới mục tiêu “việc làm tối đa”, do tỷ lệ thất nghiệp thấp không thể thúc đẩy hoạt động chi tiêu trong những năm gần đây.
Theo ông Powell, thay đổi này phản ánh việc Fed đánh giá cao những lợi ích khi thị trường lao động khoẻ mạnh mang lại, đặc biệt là đối với nhiều người có thu nhập thấp và trung bình.
Video đang HOT
Tại New York, chỉ số công nghiệp Dow Jones tăng 0,6% lên 28.492,27 điểm, chỉ số S&P 500 nhích 0,2% lên 3.484,55 điểm, còn chỉ số công nghệ Nasdaq Composite cộng thêm 0,3% lên 11.625,34 điểm.
Giá cổ phiếu của Abbott Laboratories đã chạm mức cao nhất của 52 tuần sau khi Nhà Trắng thông báo Tổng thống Donald Trump đã ký thoả thuận mua 150 triệu bộ thử xét nghiệm nhanh virus SARS-CoV-2 từ công ty này.
Giá cổ phiếu ngành ngân hàng cũng tăng lên nhờ cam kết tiếp tục duy trì lãi suất ở mức thấp. Giá cổ phiếu của Citigroup tăng 1,7%, JPMorgan Chase tăng 3,3% và Bank of America tiến thêm 1,9%.
Ở bên kia bờ Đại Tây Dương, chỉ số FTSE 100 của London giảm 0,8% xuống 5.999,99 điểm, chỉ số DAX 30 trên sàn Frankfurt hạ 0,7% xuống 13.096,36 điểm, còn chỉ số CAC 40 tại Paris sụt 0,6% xuống 5.015,97 điểm. Chỉ số tổng hợp EURO STOXX 50 giảm 0,8% xuống 3.331,04 điểm.
Tình hình căng thẳng gia tăng giữa Mỹ và Trung Quốc gần đây cũng góp phần làm ảnh hưởng đến tâm lý của các nhà giao dịch khi Washington mới đây thông báo sẽ áp đặt các biện pháp trừng phạt và hạn chế đối với 24 công ty Trung Quốc và các cá nhân “có liên quan tới các hoạt động xây dựng các đảo nhân tạo phi pháp trên Biển Đông”. Thông báo của Bộ Thương mại Mỹ nêu rõ 24 công ty Trung Quốc nói trên “có vai trò” trong việc xây dựng và quân sự hóa những đảo nhân tạo đang bị cộng đồng quốc tế chỉ trích trên Biển Đông.
Tại thị trường Việt Nam, khép lại phiên chiều 27/8, chỉ số VN-Index tăng 0,14% lên 874,71 điểm, còn chỉ số HNX-Index tăng 0,83% lên 124,92 điểm./.
Chứng khoán Mỹ: Chỉ số tổng hợp S&P 500 đạt cao nhất kể từ tháng 2/2020
Khép lại ngày giao dịch 18/8, chỉ số tổng hợp S&P 500 của thị trường Phố Wall (Mỹ) đã tăng lên mức cao nhất kể từ tháng 2/2020 khi triển vọng về gói kích thích kinh tế mới ở Mỹ vẫn chưa rõ ràng.
Cụ thể, vào lúc đóng cửa ngày giao dịch 18/8 tại thị trường chứng khoán Phố Wall, chi số tổng hợp S&P 500 tăng 0,2% lên 3.389,78 điểm, trong khi chỉ số công nghệ Nasdaq tăng 0,7% lên 11.210,84 điểm và chỉ số công nghiệp Dow Jones giảm 0,2% xuống còn 27.778,07 điểm.
Chứng khoán Mỹ đang hồi phục. Ảnh minh họa: TTXVN
Còn tại khu vực châu Âu, chỉ số FTSE 100 của thị trường London (Vương quốc Anh) chốt phiên với mức giảm 0,8% xuống còn 6.076,62 điểm, chỉ số DAX 30 của thị trường Frankfurt (Đức) giảm 0,3% xuống 12.881,76 điểm và chỉ số CAC 40 của thị trường Paris (Pháp) giảm 0,7% xuống còn 4.938,06 điểm. Chỉ số Euro Stoxx 50 để mất 0,5% xuống còn 3.289,64 điểm.
Như vậy, chỉ số tổng hợp S&P 500 của thị trường Phố Wall đã tăng lên mức cao nhất kể từ tháng 2/2020 và cùng với chỉ số công nghệ Nasdaq ghi nhận mức tăng điểm mạnh mẽ trong một ngày giao dịch mà các thị trường chứng khoán hàng đầu ở châu Âu đều sụt giảm. Theo nhà phân tích JJ Kinahan của TD Ameritrade, việc chỉ số tổng hợp S&P 500 tăng cao luôn có ý nghĩa quan trọng đối với thị trường cũng như giới đầu tư.
Diễn biến trên cho thấy sự hồi phục của thị trường Phố Wall sau những số liệu tích cực của thị trường nhà đất Mỹ và kết quả kinh doanh khả quan của các chuỗi bán lẻ lớn nhất của nước này như Walmart và Home Depot - vốn được phép mở cửa bán các mặt hàng thiết yếu cho người dân trong suốt giai đoạn dịch COVID-19.
Theo các nhà phân tích, sau giai đoạn đóng cửa nền kinh tế hồi đầu năm 2020 do dịch COVID-19 bùng phát khiến thị trường Phố Wall sụt giảm mạnh trong tháng 3/2020, nền kinh tế lớn nhất thế giới đã cho thấy một số dấu hiệu hồi phục nhờ các khoản chi viện trợ của chính phủ.
Tuy vậy, tỷ lệ thất nghiệp của Mỹ vẫn ở mức cao và nhiều doanh nghiệp của nước này đã rơi vào cảnh phá sản và sa thải lao động khi hoạt động của các ngành du lịch, bán lẻ và năng lượng đang bị đình trệ.
Trong khi đó, nhà phân tích thị trường Fawad Razaqzada của ThinkMarkets cho rằng đồng USD tiếp tục giảm với việc giới đầu tư dự kiến Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) sẽ tiếp tục duy trì chính sách tiền tệ hiện nay trong một thời gian dài trước những quan ngại dịch COVID-19 sẽ ảnh hưởng tiêu cực tới sự hồi phục của kinh tế Mỹ. Theo kế hoạch, Fed sẽ công bố biên bản cuộc họp mới nhất về chính sách tiền tệ trong ngày 19/8 (giờ địa phương).
Còn tại Việt Nam, kết thúc phiên giao dịch 18/8, chỉ số VN - Index giảm 3,72 điểm (0,44%) xuống 846,43 điểm. Chỉ số HNX - Index cũng hạ 0,19 điểm (0,16%), xuống 117,02 điểm./.
Chứng khoán thế giới tăng mạnh nhờ hy vọng về phương pháp điều trị COVID-19 Thị trường chứng khoán thế giới tăng mạnh trong phiên 24/8, với Phố Wall thiết lập mức cao kỷ mới sau thông tin về phương pháp điều trị COVID-19. Chứng khoán thế giới tăng mạnh nhờ hy vọng về phương pháp điều trị COVID-19. Ảnh: TTXVN phát Cơ quan Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Mỹ (FDA) ngày 23/8 thông báo cho...