Chứng khoán Mỹ tăng điểm nhờ tâm lý lạc quan về triển vọng phục hồi
Nhiều chuyên gia cũng cho rằng những thông tin mới nhất về nỗ lực phát triển vắc-xin phòng chống dịch bệnh COVID-19 là một động lực khác giúp thúc đẩy thị trường chứng khoán Mỹ đi lên.
Chứng khoán Mỹ tăng điểm nhờ tâm lý lạc quan về triển vọng phục hồi. Ảnh minh họa: TTXVN
Chứng khoán Phố Wall tăng điểm mạnh trong phiên giao dịch 26/5, nhờ tâm lý lạc quan của nhà đầu tư về triển vọng phục hồi của nền kinh tế Mỹ giữa lúc ngày càng có nhiều bang tại nước này nới lỏng lệnh phong tỏa và các nhà sản xuất thuốc tăng cường nỗ lực tìm kiếm vắc-xin phòng chống dịch bệnh COVID-19.
Kết thúc phiên này, chỉ số công nghiệp Dow Jones tăng 2,2%, lên 24.995,11 điểm. Chỉ số S&P 500 cũng tiến thêm 1,2%, lên 2.9991,77 điểm. Trong khi đó, chỉ số công nghệ Nasdaq Composite tăng nhẹ 0,2%, lên 9.340,22 điểm.
Phiên giao dịch ngày 26/5 được xem là minh chứng mới nhất về việc thị trường chứng khoán Mỹ giảm bớt tổn thất kinh tế trong ngắn hạn, khi các nhà đầu tư kỳ vọng nền kinh tế lớn nhất thế giới sẽ cải thiện trong nửa cuối năm 2020 với giả định nền kinh tế sẽ chạm đáy trong quý II/2020.
Nhiều chuyên gia cũng cho rằng những thông tin mới nhất về nỗ lực phát triển vắc-xin phòng chống dịch bệnh COVID-19 là một động lực khác giúp thúc đẩy thị trường chứng khoán Mỹ đi lên.
Ngoài ra, cuộc khảo sát của Tổ chức nghiên cứu kinh tế hàng đầu thế giới Conference Board cho thấy niềm tin của người tiêu dùng Mỹ ổn định trong tháng 5/2020, sau khi sụt giảm mạnh trong hai tháng trước đó, trong bối cảnh người tiêu dùng nhận định lạc quan hơn về tương lai.
Còn tại Việt Nam, khép lại giao dịch 26/5, chỉ số VN-Index tăng 1,17% (10,09 điểm) lên 869,13 điểm, trong khi chỉ số HNX-Index tăng 1,23% (1,34 điểm) lên 110,49 điểm./.
Chứng khoán Mỹ hồi phục bỏ quên cổ phiếu ngân hàng
Sau khi đã trải qua nhiều cuộc khủng hoảng tài chính, kinh tế căng thẳng trong quá khứ, các công ty thuộc lĩnh vực tài chính như ngân hàng, bảo hiểm được kỳ vọng có nhiều kinh nghiệm đối phó với cú sốc kinh tế do Covid-19 gây ra hiện nay. Tuy nhiên, các công ty này đã không làm được điều đó.
Video đang HOT
Giá cổ phiếu các ngân hàng và công ty bảo hiểm đã giảm 29% từ tháng 1/2020, trong khi S&P 500 chỉ giảm 20% tính cùng thời gian.
Vốn hóa nhóm công ty tài chính bị thổi bay khoảng 1.000 tỷ USD trong giai đoạn vừa qua, so với 1.200 tỷ USD bị thổi bay trong cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu.
Trong khi các công ty trong các ngành nhạy cảm như năng lượng đã dẫn đầu sự phục hồi trong 2 tháng gần đây của S&P 500, thì các cổ phiếu ngân hàng vẫn thụt lại phía sau do bị kìm hãm bởi mọi thứ, từ lãi suất âm đến cắt giảm cổ tức và vỡ nợ.
Một số nhà phân tích vẫn cho rằng, dù lợi nhuận của nhóm ngân hàng sẽ bị ảnh hưởng tiêu cực do đại dịch Covid-19 gây ra, nhưng thời gian và mức độ sẽ không đáng kể so với những gì đã xảy ra trong cuộc khủng hoảng năm 2008 - 2009.
Biểu đồ vốn hóa thị trường của các cổ phiếu tài chính theo năm
Mike Mayo, nhà phân tích tại Wells Fargo & Co. cho biết, theo tính toán của ông, các ngân hàng đã tăng gấp đôi số lượng vốn chủ sở hữu trên bảng cân đối kế toán trong thập kỷ qua và tăng thanh khoản lên 50%.
"Nhóm tài chính đã khá vững trong thập kỷ qua, nhưng diễn biến vẫn không khác gì năm 2008", ông nói.
Quỹ đạo lợi nhuận nhóm ngân hàng trong tương lai cũng chỉ ra một bức tranh ít ảm đạm hơn. Trước đó, thu nhập trở nên tồi tệ trong 8 quý liên tiếp, biến thành một khoản lỗ lớn vào cuối năm 2008. Hiện tại, các nhà phân tích dự đoán, lợi nhuận ngành ngân hàng sẽ chỉ giảm một nửa so với mức giảm cùng khoảng thời gian đó.
Nhưng trong giai đoạn vừa qua, các cổ phiếu ngân hàng và bảo hiểm đều có sự hồi phục yếu ớt so với S&P500.
"Các cổ phiếu tài chính thể hiện sự yếu kém trong giai đoạn 29/2 - 23/3, trong thị trường con gấu là một điều dễ hiểu. Nhưng sự yếu kém trong giai đoạn hiện tại thì lại khó hiểu", Julian Emanuel, chiến lược gia của BTIG cho biết.
Nhiều người vẫn đổ lỗi cho sự yếu kém của nhóm cổ phiếu tài chính do liên quan đến lãi suất âm, thậm chí Jamie Dimon, CEO của JPMorgan Chase & Co. đã cảnh báo về "hậu quả nặng nề" của lãi suất âm.
Mặc dù Chủ tịch Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) Jerome Powell tuyên bố, sẽ không sử dụng lãi suất âm trong các công cụ chính sách, vốn đã làm tê liệt các ngân hàng châu Âu trong 6 năm qua bằng khi lợi nhuận sụt giảm mạnh, nhưng điều đó cũng không làm yên lòng giới đầu tư với nhóm cổ phiếu tài chính.
Bên cạnh lãi suất âm, việc cắt cổ tức cũng được xem là lý do khiến nhóm cổ phiếu ngân hàng bị lùi lại phía sau trên con đường hồi phục mạnh mẽ của thị trường chứng khoán.
Sau việc 8 ngân hàng lớn Mỹ đã đồng ý hoãn lại việc mua lại cổ phiếu trong quý II để dùng nguồn vốn hỗ trợ khách hàng trong đại dịch, các nhà phân tích đã bày tỏ mối quan tâm về việc cổ tức liệu có thể được chi trả trong thời gian tới.
Theo Christopher McGratty, chuyên gia phân tích của KBW, chi trả cổ tức là yếu tố quan trọng để đánh giá 90% chất lượng của một ngân hàng và bất cứ sự cắt giảm cổ tức nào sẽ phụ thuộc vào quyết định của Fed trong tháng 6 tới.
Vào thời điểm mà nhóm cổ phiếu tăng trưởng như công nghệ đang tăng mạnh mẽ như hiện nay, thì nhóm cổ phiếu ngân hàng rất khó để thu hút sự chú ý của nhà đầu tư. Tuy vậy, nhà đầu tư vẫn có thể kỳ vọng vào nhóm này khi kinh tế hồi phục. Tại mức P/B là 1,1 lần, giá cổ phiếu nhóm ngân hàng đang thấp nhất trong S&P 500 kể từ năm 2009, theo Brian Nick, nhà chiến lược đầu tư đầu tư tại Nuveen.
Chứng khoán Mỹ đảo chiều đi xuống phiên 19/5 Thị trường chứng khoán Mỹ đảo chiều đi xuống trong phiên 19/5 sau khi các quan chức kinh tế của Mỹ cảnh báo nền kinh tế vẫn phải đối mặt với nhiều rủi ro Chứng khoán Mỹ đảo chiều đi xuống phiên 19/5. Ảnh minh họa: TTXVN Trong phiên giao dịch 19/5, thị trường Phố Wall đảo chiều đi xuống khi các quan...