Chứng khoán Mỹ mất điểm vì loạt diễn biến bất lợi
Những hoài nghi về diễn biến thỏa thuận thương mại một phần với Trung Quốc trước thềm thời hạn chót của việc Mỹ tăng thuế với hàng Trung Quốc không khỏi tác động xấu đến tâm lý của nhà đầu tư.
Ảnh: GettyImages
Phiên giao dịch ngày thứ Ba, thị trường chứng khoán Mỹ đóng cửa giảm điểm.
Chỉ số Dow Jones vầ S&P 500 rời khỏi mức cao kỷ lục bởi kết quả kinh doanh của doanh nghiệp gây thất vọng, đồng thời xuất hiện ngày một nhiều hoài nghi về thỏa thuận thương mại Mỹ – Trung Quốc.
Chỉ số Nasdaq trong khi đó đóng cửa ở mức cao thứ 2 trong lịch sử khi mà cổ phiếu công nghệ lên điểm.
Video đang HOT
Đóng cửa phiên giao dịch ngày thứ Ba trên thị trường New York, chỉ số Nasdaq tăng 20,72 điểm tương đương 0,2% lên 8.570,66 điểm và như vậy có phiên đóng cửa kỷ lục thứ 3.
Chỉ số Dow Jones giảm 102,20 điểm tương đương 0,4% xuống 27.934,02 điểm. Chỉ số S&P 500 giảm 1,85 điểm tương đương 0,1% xuống 3.120,18 điểm.
Những hoài nghi về diễn biến thỏa thuận thương mại một phần với Trung Quốc trước thềm thời hạn chót của việc Mỹ tăng thuế với hàng Trung Quốc không khỏi tác động xấu đến tâm lý của nhà đầu tư khi mà thông tin mới công bố cho thấy tăng trưởng kinh tế Mỹ chững lại.
Chuyên gia kinh tế ngân hàng UBS, ông Seth Carpenter, nói: “Chúng tôi cho rằng kinh tế Mỹ sẽ không rơi vào suy thoái ít nhất cho đến năm 2022, thế nhưng tăng trưởng trong nửa đầu năm 2020 được dự báo sẽ rớt xuống dưới 0,5%”.
Kinh tế Mỹ đang đối diện với nhiều thách thức, chủ yếu từ nước ngoài, tuy nhiên ba đợt cắt giảm lãi suất từ tháng 7/2019 đã giúp duy trì đà tăng trưởng, theo phân tích của chủ tịch Fed tại New York, ông John Williams.
Kinh tế Mỹ đang đối diện với thách thức từ tăng trưởng kinh tế toàn cầu chậm lại, bất ổn thương mại và áp lực lạm phát giảm sút, kết quả, các yếu tố trên tác động làm chậm đà tăng trưởng của kinh tế Mỹ.
Bức tranh lợi nhuận doanh nghiệp Mỹ cũng diễn biến trái chiều trong ngày thứ Ba, cổ phiếu Home Depot giảm 5,4% sau khi công bố kết quả kinh doanh gây thất vọng và triển vọng kinh doanh kém.
TRUNG MẾN
Theo Bizlive.vn
Bất ổn thương chiến tiếp tục đè nặng chứng khoán châu Á
Theo chân phố Wall đêm qua, chứng khoán châu Á phiên cuối tuần 15/11 tiếp tục ghi nhận những sắc thái trái ngược nhau.
Chỉ số Nikkei 225 tại Nhật Bản nhích nhẹ ở đầu phiên 15/11, còn Topix tăng 0,15%. Ảnh: AFP
Chỉ số Nikkei 225 tại Nhật Bản nhích nhẹ ở đầu phiên, còn Topix tăng 0,15%. Trong khi đó, chỉ số Kospi của Hàn Quốc trượt 0,1%.
Sắc xanh bao phủ chứng khoán Australia sáng nay với S&P/ASX 200 lên điểm 0,36% khi hầu hết các nhóm cổ phiếu đều tăng điểm. Nhìn chung, chỉ số MSCI khu vực châu Á - Thái Bình Dương (ngoại trừ Nhật Bản) tăng 0,17%.
Giới đầu tư tiếp tục quan sát chặt các diễn biến thương mại Mỹ - Trung sau khi cố vấn kinh tế của Nhà Trắng Larry Kudlow ngày 14/11 cho biết Washington đang "đến gần" thỏa thuận thương mại với Trung Quốc.
Nhìn lại giao dịch tuần qua, các thị trường chứng khoán ở châu Á vẫn lên điểm trong hầu hết các phiên bất kể những luồng thông tin trái ngược nhau về đàm phán thương mại Mỹ - Trung. Hồi đầu tuần xuất hiện thông tin đàm phán thương mại Mỹ - Trung đã bế tắc ở thỏa thuận mua bán nông sản. Tuy nhiên, tại cuộc họp báo thường kỳ ngày 14/11, người phát ngôn Bộ Thương mại Trung Quốc Cao Phong cho biết hai bên đang tiếp tục đàm phán sâu về thỏa thuận giai đoạn 1, đồng thời khẳng định rằng việc rút bớt thuế quan là điều then chốt để đạt thỏa thuận.
"Thương chiến được khơi mào từ việc áp thêm thuế quan và cần kết thúc bằng việc hủy hỏ các mức thuế quan đó. Đây là điều kiện quan trọng để hai bên đạt thỏa thuận", ông Cao Phong nói thêm.
Chứng khoán Mỹ đêm qua ghi nhận chỉ số S&P 500 tiếp tục lập đỉnh khi tăng thêm 0,1% lên 3.096,63 điểm, còn chỉ số bình quân công nghiệp Dow Jones đóng phiên đi ngang ở mức 27.781,96. Nasdaq Composite ngược sóng và chốt phiên trượt nhẹ về 8.479,02 điểm.
Phát biểu tại phiên điều trần trước Ủy ban Ngân sách Quốc hội ngày 14/11, Chủ tịch Cục dự trữ liên bang Mỹ (Fed) Jerome Powell cho rằng "ngày phán xét" nước Mỹ "có thể vẫn còn xa". Nếu nhìn vào tình hình kinh tế hiện nay, chẳng có gì thực sự bùng nổ để phải điều chỉnh, Chủ tịch Fed nói thêm.
Trên thị trường tiền tệ, chỉ số đô la Mỹ so với các đồng tiền mạnh khác sáng nay giảm từ mốc 98,37 thiết lập hôm qua về 98,163. Đồng yên Nhật Bản lên giá và giao dịch 108,51 JPY/USD so với mức 109,2 JPY/USD hồi đầu tuần, còn đô la Australia trượt giá từ mức 1 AUD đổi 0,68 USD phiên hôm qua về 1 AUD/0,6783 USD.
Theo Lê Quân (CNBC)
Mỹ - Trung không chốt được thỏa thuận thương mại, chứng khoán Mỹ "đóng băng" Tính từ đầu năm 2019 đến nay, chỉ số Dow Jones tăng được gần 18% còn trong tháng qua chỉ số tăng được 3,3%. Chỉ số S&P 500 tăng hơn 22% trong năm nay sau khi tăng 4% trong tháng vừa qua. Ảnh: GettyImages Thị trường chứng khoán Mỹ đóng cửa trái chiều trong ngày thứ Tư sau khi leo lên những mức...