Chứng khoán Mỹ mất điểm mạnh
Viện quản lý nguồn cung Mỹ ( ISM) công bố sản xuất của Mỹ suy giảm, theo nhận định của nhiều chuyên gia, nó bắt nguồn từ chiến tranh thương mại do Tổng thống Mỹ Donald Trump phát động.
Ảnh: GettyImages
Phiên giao dịch ngày thứ Ba, thị trường chứng khoán Mỹ đóng cửa giảm điểm sau khi Viện quản lý nguồn cung Mỹ (ISM) công bố sản xuất của Mỹ suy giảm, theo nhận định của nhiều chuyên gia, nó bắt nguồn từ chiến tranh thương mại do Tổng thống Mỹ Donald Trump phát động.
Đóng cửa phiên giao dịch ngày thứ Ba, chỉ số công nghiệp Dow Jones giảm 344 điểm tương đương 1,3% xuống 25.753 điểm. S&P 500 giảm 37 điểm tương đương 1,2% xuống 2.940 điểm.
Chỉ số Nasdaq giảm 91 điểm tương đương 1,1% xuống 7.909 điểm. Chỉ số Russell 2000 giảm sâu hơn so với phần lớn các chỉ số chứng khoán khác, mức giảm khoảng 1,9% xuống 1.495 điểm.
Chốt phiên ngày thứ Ba, S&P 500 đóng cửa dưới mức trung bình của 50 ngày giao dịch lần đầu tiên tính từ ngày 4/9/2019. Chỉ số Dow Jones giảm chạm mức thấp trong 50 ngày giao dịch. Nếu một chỉ số chứng khoán rơi xuống dưới mức kỹ thuật quan trọng, các chỉ số có thể giảm điểm hơn nữa.
Video đang HOT
Chỉ số ISM của ngành sản xuất Mỹ tháng 9/2019 ở mức 47,8%, giảm so với mức 49,1% trong tháng 7/2019, dưới mức 50,2% theo dự báo của các chuyên gia kinh tế tham gia khảo sát của MarketWatch. Đây cũng là mức thấp nhất của chỉ số này tính từ tháng 6/2009. Mức dưới 50% cho thấy sự suy giảm của ngành sản xuất.
Số liệu mới công bố cho thấy số lượng đơn đặt hàng sản xuất giảm tháng thứ 2 dù ở tốc độ chậm hơn, số lượng đơn hàng xuất khẩu ở mức thấp nhất tính từ tháng 3/2009. Nhiều chuyên gia kinh tế đổ lỗi cuộc chiến thương mại Mỹ – Trung Quốc là nguyên nhân tác động xấu đến hoạt động kinh doanh của họ.
Trưởng bộ phận đầu tư tại Plante Moran Financial Advisors, ông Jim Baird, nhận xét: “Số liệu kinh tế mới nhất rõ ràng cho thấy cốt lõi của những gì chúng ta đang chứng kiến. Chỉ số ISM của ngành sản xuất Mỹ yếu hơn kỳ vọng của giới chuyên gia trong khi rõ ràng nhiều chuyên gia kinh tế dự báo về kết quả tốt hơn”.
Trong ngày thứ Ba, Tổ chức thương mại thế giới (WTO) công bố thương mại thế giới năm nay nhiều khả năng tăng trưởng ở tốc độ thấp nhất tính từ năm 2008 khi mà khủng hoảng kinh tế gây ra nhiều tác động tồi tệ.
TRUNG MẾN
Theo Bizlive.vn
Sàn chứng khoán Mỹ "làm khó" các công ty nhỏ của Trung Quốc
Sàn giao dịch chứng khoán Nasdaq (Mỹ) đang hạn chế việc phát hành cổ phiếu lần đầu ra công chúng (IPO) của các công ty nhỏ từ Trung Quốc bằng cách thắt chặt các điều kiện về hồ sơ pháp lý và quá trình phê chuẩn.
Việc làm này của Nasdaq khiến các công ty nhỏ này phải quay về huy động phần lớn vốn từ các nguồn ở Trung Quốc, thay vì từ các nhà đầu tư Mỹ.
Cổ phiếu các công ty nhỏ của Trung Quốc giao dịch không đáng kể sau khi được niêm yết tại Mỹ vì chỉ có vài người nắm giữ chúng. Tính thanh khoản thấp khiến chúng không hấp dẫn đối với nhiều nhà đầu tư lớn mà Nasdaq đang tìm cách hướng tới.
Ví dụ, khi Công ty 111 Inc - một mạng lưới hiệu thuốc trực tuyến của Trung Quốc- huy động 100 triệu USD trong đợt IPO của mình trên Nasdaq vào năm ngoái, cổ phiếu của họ chủ yếu được bán cho người quen biết với các quan chức điều hành công ty.
Người phát ngôn của Nasdaq từ chối bình luận cụ thể về tác động sau những thay đổi về quy định IPO đối với các công ty Trung Quốc nhỏ.
Việc NASDAQ kiềm chế các IPO nhỏ của Trung Quốc là điểm nóng mới nhất trong quan hệ tài chính Mỹ-Trung. Ảnh: Reuters
Vào thời điểm căng thẳng leo thang về thương mại và công nghệ giữa Washington và Bắc Kinh, việc Nasdaq kiềm chế IPO của doanh nghiệp nhỏ Trung Quốc là điểm nóng mới nhất trong mối quan hệ tài chính giữa hai nền kinh tế lớn nhất thế giới.
Giá cổ phiếu niêm yết tại Mỹ của các công ty Trung Quốc đã giảm mạnh hôm 27-9 sau khi có thông tin cho biết Nhà Trắng đang xem xét "tống" các công ty Trung Quốc khỏi sàn giao dịch chứng khoán Mỹ. Tuy nhiên, một quan chức Bộ Tài chính Mỹ sau đó khẳng định Washington không xem xét động thái trên lúc này.
Một nguồn tin thân cận với Nasdaq cho biết Nhà Trắng không liên quan gì đến quyết định của họ. Một phát ngôn viên của Nhà Trắng cũng từ chối bình luận về những thay đổi quy định niêm yết của Nasdaq.
Được biết, vào tháng 6, các nhà lập pháp Mỹ đã trình một dự luật, theo đó yêu cầu các công ty Trung Quốc được niêm yết trên các sàn giao dịch chứng khoán Mỹ phải chịu sự giám sát của cơ quan quản lý. .
Nasdaq bắt đầu đề xuất thay đổi về quy định niêm yết vào tháng 10-2018 và chúng có hiệu lực vào tháng rồi.
"Nỗi lo của Nasdaq về tính thanh khoản thấp và biến động cao trên thị trường do các IPO Trung Quốc mang lại đã trở nên rõ ràng kể từ giữa năm 2018" - ông Ralph De Martino, chủ tịch Công ty luật Schiff Hardin LLP, cho biết.
Các công ty nhỏ của Trung Quốc theo đuổi IPO tại Mỹ vì điều này cho phép người sáng lập và thành viên của công ty tiếp cận nguồn vốn đầu tư bằng USD. Đây là nguồn tiền không dễ tiếp cận do các biện pháp kiểm soát vốn của Trung Quốc.
Các công ty cũng sử dụng thông tin họ được niêm yết tại Nasdaq để thuyết phục những người ở Trung Quốc đầu tư vào họ, cũng như nhận được trợ cấp từ chính quyền địa phương do đã trở thành công ty đại chúng.
Các công ty Trung Quốc đã huy động được hơn 70 tỷ USD trên thị trường chứng khoán Mỹ kể từ năm 2000, theo dữ liệu của Công ty Refinitiv.
Gia Minh (Theo Reuters)
Mỹ "ủ đòn" loại doanh nghiệp niêm yết của Trung Quốc Chính quyền Mỹ đang toan tính hất cẳng doanh nghiệp niêm yết của Trung Quốc khỏi các sàn chứng khoán nước này - một động thái được cho là đẩy căng thẳng Mỹ - Trung leo thang. Sàn chứng khoán New York trước giờ đóng cửa ngày 21/6/2019. Ảnh: AFP Siết đầu tư của Trung Quốc Động thái trên nhằm siết hoạt động...