Chứng khoán Mỹ lập kỷ lục sau báo cáo GDP khả quan
Hai chỉ số S&P 500 và Nasdaq của thị trường chứng khoán Mỹ cùng đóng cửa ở mức cao kỷ lục trong phiên giao dịch ngày thứ Sáu…
Các nhà giao dịch cổ phiếu trên sàn NYSE ở New York, Mỹ – Ảnh: Reuters.
Hai chỉ số S&P 500 và Nasdaq của thị trường chứng khoán Mỹ cùng đóng cửa ở mức cao kỷ lục trong phiên giao dịch ngày thứ Sáu, khi giới đầu tư đón nhận số liệu tăng trưởng kinh tế khả quan hơn dự báo. Phiên này chốt lại một tuần tăng điểm của Phố Wall mà thành quả tăng chủ yếu nhờ lợi nhuận tốt của các công ty niêm yết.
Theo tin từ Reuters, cổ phiếu Intel trở thành chướng ngại vật lớn nhất đối với sự đi lên của các chỉ số, do triển vọng kinh doanh u ám mà công ty đưa ra trong báo cáo tài chính quý 1/2019.
Tuy nhiên, con số lợi nhuận kỷ lục của Amazon đã trở thành cú huých lớn nhất cho thị trường. Ngoài ra, cổ phiếu Walt Disney cũng là một trụ đỡ nhờ doanh thu khả quan từ mảng phim.
Dù lình xình trong phần lớn thời gian của phiên, S&P 500, Nasdaq và Dow Jones đồng loạt đi lên trong giờ giao dịch cuối cùng, nhờ đó S&P 500 và Nasdaq có phiên lập kỷ lục thứ hai trong tuần về mức điểm đóng cửa.
Mức đỉnh phiên này của S&P 500 chỉ thấp hơn 1 điểm so với điểm số trong phiên cao nhất mọi thời đại mà chỉ số thiết lập vào tháng 9 năm ngoái.
Video đang HOT
Ông Rick Meckler, nhà quản lý của Cherry Lane Investment, nhận định rằng số liệu GDP là một nhân tố tích cực với thị trường, và nhà đầu tư cũng hài lòng với các báo cáo lợi nhuận nói chung, dù vẫn có một số bất ngờ tiêu cực về kết quả kinh doanh của các công ty niêm yết.
“Lực mua đang mạnh trở lại. Và với niềm tin rằng những mức đỉnh mới có thể được thiết lập, thị trường đang giữ sự lạc quan”, ông Meckler nói.
Lúc đóng cửa, Dow Jones tăng 0,31%, đạt 26.543,33 điểm. S&P 500 tăng 0,47%, đạt 2.939,88 điểm. Nasdaq tăng 0,34%, đạt 8.146,4 điểm.
Tính chung cả tuần, S&P 500 tăng 1,2%; Dow Jones giảm 0,06%; và Nasdaq tăng 1,86%.
“Nền kinh tế hề không trượt dốc. Một số dữ liệu hơi yếu, nhưng điều tồi tệ đã không xảy ra”, ông Brian Battle, Giám đốc giao dịch thuộc Performance Trust Capital Partners, nhận xét về mức tăng trưởng GDP 3,2% mà kinh tế Mỹ đạt được trong quý 1.
“Mùa báo cáo kết quả kinh doanh có những tin tốt, xấu đan xen, nhưng nhìn chung vẫn là tốt”, ông Battle nói. “Tâm điểm chú ý giờ đây sẽ dịch chuyển từ mùa báo cáo kết quả kinh doanh sang cuộc họp của Cục Dự trữ Liên bang (FED) vào tuần tới”.
Cuộc họp chính sách tiền tệ định kỳ kéo dài 2 ngày của FED sẽ bắt đầu vào ngày thứ Ba.
Tiêu dùng không thiết yếu là nhóm cổ phiếu đóng góp nhiều nhất vào sự đi lên của S&P 500 phiên này, với mức tăng 0,9%. Trong đó, cú huých lớn nhất đến từ cổ phiếu Amazon với mức tăng 2,5%, nhờ lợi nhuận quý 1/2019 của hãng thương mại điện tử này tăng gấp hơn 2 lần so với cùng kỳ năm ngoái.
Cổ phiếu hãng xe Ford tăng 10,7%, trở thành cổ phiếu có mức tăng mạnh nhất trong S&P 500, sau khi công ty công bố lợi nhuận khả quan hơn dự báo.
Trong khi đó, nhóm công nghệ giảm 0,4%, gây áp lực nhiều nhất lên S&P 500. Cổ phiếu Intel giảm gần 9% sau khi công ty này giảm dự báo doanh thu cả năm và không đạt mức doanh thu dự kiến trong quý 1.
Cổ phiếu hãng dầu lửa Exxon Mobil giảm 2% do lợi nhuận kém khả quan hơn dự báo. Cổ phiếu Walt Disney tăng 1,95% nhờ hiệu ứng doanh thu của bộ phim bom tấn “Avengers: Endgame”.
Trong số 11 nhóm cổ phiếu ngành chính của S&P 500, năng lượng là nhóm có mức giảm mạnh nhất 1,2% do giá dầu sụt hơn 3%.
Trên sàn NYSE, số mã cổ phiếu tăng giá nhiều gấp 2,16 lần số mã giảm. Trên sàn Nasdaq, tỷ lệ tương ứng là 2,11 lần.
Có tổng cộng 6,45 tỷ cổ phiếu được chuyển nhượng ở Phố Wall phiên này, so với mức bình quân 6,64 tỷ cổ phiếu mỗi phiên của 20 ngày giao dịch gần nhất.
Theo VnE
Giá dầu toàn cầu giảm về 50USD vì nỗi lo Trung Quốc
Số liệu kinh tế từ Trung Quốc không khỏi khiến người ta lo lắng về tăng trưởng chậm lại của kinh tế toàn cầu.
Ảnh: GettyImages
Phiên giao dịch ngày thứ Hai, giá dầu giao kỳ hạn giảm phiên thứ 2 liên tiếp khi mà thị trường chứng khoán toàn cầu giảm điểm do những dấu hiệu suy yếu của kinh tế Trung Quốc - nền kinh tế lớn thứ 2 trên thế giới.
Thị trường New York, giá dầu thô ngọt nhẹ WTI giao kỳ hạn tháng 2/2019 giảm 1,08USD/thùng tương đương 2,1% xuống 50,51USD/thùng. Trước đó trong phiên ngày thứ Sáu, giá dầu cũng hạ nhưng tuy nhiên tính cả tuần qua, giá dầu tăng được 7,6%, theo số liệu của Dow Jones Market Data.
Thị trường London, giá dầu Brent giao kỳ hạn tháng 3/2019 giảm 1,49USD/thùng tương đương 2,5% xuống 58,99USD/thùng. Trong tuần trước, giá dầu Brent tăng 6%.
Chuyên gia phân tích thị trường cao cấp tại Price Futures Group, ông Phil Flynn, nhận xét số liệu kinh tế từ Trung Quốc không khỏi khiến người ta lo lắng về tăng trưởng chậm lại của kinh tế toàn cầu, đặc biệt sau khi thông tin về sản lượng công nghiệp tại châu Âu được công bố, người ta cũng hoài nghi về khả năng liệu gói kích cầu từ Trung Quốc có đủ để ngăn cho kinh tế Trung Quốc chững lại.
Ông cũng cho rằng thông tin mới nhất về kinh tế Trung Quốc không khỏi gây áp lực buộc Trung Quốc phải có được thỏa thuận thương mại với Mỹ, thế nhưng điều này sẽ càng khó khăn với Trung Quốc hơn khi mà Trung Quốc mới công bố thặng dư thương mại cao với Mỹ.
Số liệu mới công bố cho thấy xuất khẩu và nhập khẩu của Trung Quốc tháng 12/2018 yếu, thặng dư thương mại mà Trung Quốc có được với Mỹ trong năm 2018 lên mức cao kỷ lục 323,32 tỷ USD khi mà Washington đang căng thẳng với Bắc Kinh về vấn đề thương mại.
Sự suy yếu của kinh tế Trung Quốc đồng thời gây áp lực lên thị trường chứng khoán toàn cầu, trong đó có thị trường Mỹ với chỉ số Dow Jones và S&P 500.
Theo bizlive
Giới đầu tư thất vọng với kết quả kinh doanh Thất vọng với kết quả kinh doanh của một số tập đoàn trong lĩnh vực công nghiệp và chip khiến phố Wall quay đầu giảm, nhưng may mắn đà giảm được hãm lại, thậm chí Nasdaq tăng điểm nhờ sự hỗ trợ của Facebook và Microsoft. Ảnh AFP Trong phiên thứ Năm (25/4), giới đầu tư thất vọng với kết quả kinh doanh...