Chứng khoán Mỹ lao dốc vì ‘tận thế giá dầu’
Lần đầu tiên trong lịch sử, giá dầu thô WTI giao tháng 5 trên sàn New York về mức âm 37,63 USD một thùng và tác động tiêu cực lên thị trường chứng khoán Mỹ.
Đóng cửa phiên giao dịch ngày 20/4, thị trường chứng khoán Mỹ chìm trong sắc đỏ khi giá dầu lao dốc kỷ lục xuống dưới 0 USD/thùng.
Chỉ số công nghiệp Dow Jones mất 592 điểm, tương đương 2,4%. Đây là mức giảm một phiên mạnh nhất của chỉ số này kể từ ngày 1/4. Trong khi đó, S&P 500 và Nasdaq cũng chốt phiên với mức giảm lần lượt là 1,8% và 1%.
Ngày 20/4, giá dầu thô giảm xuống mức thấp nhất lịch sử kể từ khi Sàn giao dịch hàng hóa New York (NYMEX) bắt đầu giao dịch hợp đồng tương lai dầu mỏ vào năm 1983.
Dầu thô WTI giao tháng 5 trên sàn New York phiên ngày 20/4 lần đầu tiên giao dịch ở mức âm, có lúc lao dốc về -37,63 USD một thùng. Hiện giá dầu WTI giao tháng 5 đang dao động ở mức 1,17 USD/thùng.
Video đang HOT
Giá dầu giảm xuống mức thấp nhất lịch sử trong phiên giao dịch ngày 20/4. Ảnh: Getty Images.
Nguyên nhân là các nhà đầu tư lo ngại nhu cầu của thị trường sẽ sụt giảm do ảnh hưởng của đại dịch Covid-19 khi các nền kinh tế phải đóng cửa để chống dịch.
Cú giảm ngày 20/4 đến ngay sau khi giá dầu sụt xuống mức thấp nhất 18 năm vào tuần trước, khi thị trường nhận thấy mức giảm sản lượng kỷ lục được thỏa thuận giữa OPEC, Nga và các nước sản xuất dầu khác không đủ để bù đắp cho nhu cầu mất đi do đại dịch.
“Không mất nhiều thời gian để thị trường nhận ra rằng thỏa thuận của OPEC sẽ không đủ để cân bằng thị trường dầu”, Stephen Innes, nhà chiến lược thị trường toàn cầu tại AxiCorp, viết trong một báo cáo nghiên cứu.
Tuy nhiên, không phải tất cả hợp đồng dầu đều rơi xuống mức âm. Hợp đồng dầu WTI giao tháng 6 giảm 10% xuống còn 22,54 USD, trong khi hợp đồng tháng 7 sụt hơn 5% còn 28 USD. Giá dầu Brent giao tháng 6 trên sàn London cũng sụt hơn 6%, xuống còn 26,35 USD/thùng.
Trái ngược với diễn biến của chứng khoán Mỹ, chỉ số FTSE 100 của chứng khoán London và DAX của Đức mở cửa phiên giao dịch với mức tăng nhẹ. Còn chỉ số CAC 40 của Pháp giảm nhẹ.
Tại châu Á, mở cửa phiên giao dịch 21/4, chỉ số Nikkei 225 của Nhật giảm 1,06%, Topix của Hàn Quốc mất 0,82%.
Nguyễn Duy
Thị trường chứng khoán Phố Wall u ám nhất kể từ năm 2008
Thị trường chứng khoán Mỹ vừa trải qua tuần lễ tồi tệ nhất kể từ cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008 bất chấp gói cứu trợ kinh tế của chính quyền Tổng thống Donald Trump.
Theo CNBC, kết thúc phiên giao dịch 20/3 (giờ Mỹ), chỉ số Dow Jones sụt hơn 4% trong khi S&P 500 và Nasdaq lần lượt lao dốc 4,3% và 2%. Như vậy, Dow giảm hơn 17% từ ngày 16 đến 20/3. Đây là cú rơi tự do trong một tuần sâu nhất của Dow kể từ tháng 10/2018.
Tính cả tuần, S&P 500 cũng bốc hơi 13% còn Nasdaq trượt 12,6%. Cả hai chỉ số đều trải qua tuần lễ tồi tệ nhất kể từ cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008. Hiện, Dow đang thấp hơn mức đỉnh hồi tháng 2 tới 35,2%, còn S&P500 thua mức đỉnh 32,1%.
Giới phân tích cho biết rất nhiều yếu tố đang gây sức ép dữ dội lên thị trường chứng khoán Mỹ, bao gồm việc chính quyền bang New York yêu cầu người dân không ra đường vì dịch Covid-19, giá dầu thô rơi tự do và giá đồng USD tăng vọt.
Phố Wall đang trải qua những ngày giao dịch đầy biến động. Ảnh: Getty Images.
Tuy nhiên, tình trạng u ám sẽ còn tiếp diễn. CNBC cho biết chỉ số Dow sụt giảm khoảng 24% từ đầu tháng 3 và sẽ trải qua cú lao dốc trong một tháng sâu nhất kể tháng 9/1931.
Chỉ số S&P 500 cũng rơi 22% từ đầu tháng 3 và sẽ hứng chịu cú sụt giảm nặng nề nhất kể từ tháng 5/1940.
Mới đây, chuyên gia nổi tiếng Jim Cramer dự báo Phố Wall sẽ còn nếm trải những tuần giao dịch đầy đau đớn, thậm chí còn tồi tệ hơn nhiều so với cuộc Đại suy thoái 2008-2009.
"Nền kinh tế Mỹ đang mắc kẹt trong cuộc chiến hai mặt trận, bao gồm dịch virus corona chủng mới và nguy cơ suy thoái kinh tế toàn cầu", chuyên gia Cramer phân tích. Việc giá dầu lao dốc càng khiến tình hình trở nên tồi tệ hơn.
Trong khi đó, ông Ray Dalio, người sáng lập Bridgewater, dự báo dịch Covid-19 (có nguồn gốc từ Vũ Hán, tỉnh Hồ Bắc, Trung Quốc) sẽ khiến các doanh nghiệp Mỹ thiệt hại tổng cộng 4.000 tỷ USD. "Rất nhiều người sẽ phá sản", ông nhấn mạnh.
Hương Giang
Mỹ và Trung Quốc đã đạt được thoả thuận thương mại giai đoạn 1, chứng khoán Mỹ đóng cửa phiên ở mức đỉnh kỷ lục Kết thúc phiên 13/12, chứng khoán Mỹ hầu như không có thay đổi khi Mỹ và Trung Quốc thống nhất về thoả thuận thương mại giai đoạn 1, khép lại 1 tuần có đà tăng vững chắc. Chỉ số trung bình công nghiệp Dow Jones chỉ tăng 3,33 điểm lên 28.135,38 điểm. S&P 500 đóng cửa phiên gần như đi ngang, với 3.168,80...