Chứng khoán Mỹ hoàn tất quý tăng thứ 4 liên tiếp
Hai chỉ số S&P 500 và Nasdaq của thị trường chứng khoán Mỹ cùng tăng điểm trong phiên giao dịch cuối cùng của quý 1…
Ảnh minh họa – Ảnh: Reuters.
Hai chỉ số S&P 500 và Nasdaq của thị trường chứng khoán Mỹ cùng tăng điểm trong phiên giao dịch ngày thứ Tư (31/3), và cả ba chỉ số chính của Phố Wall cùng khép lại quý tăng thứ 4 liên tục, trong bối cảnh nhà đầu tư chuẩn bị tinh thần cho kế hoạch đầu tư hạ tầng khổng lồ của Tổng thống Joe Biden.
Niềm tin vào sự phục hồi mạnh mẽ của kinh tế Mỹ là nhân tố chính hỗ trợ giá cổ phiếu ở Mỹ trong quý vừa qua, dù có những lúc thị trường lao đao vì “cơn điên” cổ phiếu GameStop, lợi suất trái phiếu kho bạc Mỹ tăng vọt, và vụ cháy quỹ đầu cơ Archegos.
Phiên cuối tháng và cũng là cuối quý, S&P 500 lập kỷ lục nội phiên, nhưng chưa thể chạm tới mốc 4.000 điểm và thu hẹp mức tăng về cuối phiên. Dẫn dắt sự đi lên của chỉ số là nhóm cổ phiếu công nghệ, trong khi nhóm năng lượng giảm và là nhóm yếu nhất phiên này.
“Xu thế thị trường ngày hôm nay là nhà đầu tư quay trở lại với những cổ phiếu tăng trưởng, nhóm bị bán nhiều trong mấy tuần trở lại đây. Điều này làm yếu đi xu hướng từ đầu năm là chuyển vốn sang những nhóm cổ phiếu được kỳ vọng hưởng lợi khi nền kinh tế mở cửa trở lại”, Giám đốc đầu tư Michael Sheldon thuộc RDM Financial Group nhận xét.
Video đang HOT
Ngoài ra, theo ông Sheldon, đà tăng của một số cổ phiếu chu kỳ cũng chững lại do đồng USD liên tục tăng giá thời gian gần đây.
Tính cả quý, Nasdaq đuối hơn so với hai chỉ số chính còn lại, do xu hướng chuyển vốn khỏi cổ phiếu tăng trưởng, đặc biệt là cổ phiếu công nghệ, sang cổ phiếu chu kỳ. Lợi suất trái phiếu kho bạc Mỹ kỳ hạn 10 năm tăng mạnh là một “thủ phạm” chính khiến cổ phiếu công nghệ bị bán tháo trong quý vừa rồi.
Lúc đóng cửa, chỉ số Dow Jones tăng 0,26%, đạt 32.981,55 điểm; S&P 500 tăng 0,36%, đạt 3.972,89 điểm; Nasdaq tăng 1,54%, đạt 13.246,87 điểm.
Cả quý, Dow Jones tăng 7,8%; S&P 500 tăng 5,8%; và Nasdaq tăng 2,8%. Trong tháng 3, Dow Jones tăng 6,6%; S&P 500 tăng 4,2%; và Nasdaq tăng 0,4%.
Ông Biden vào chiều ngày 31/3 theo giờ Mỹ đã công bố một kế hoạch đầu tư hạ tầng trị giá hơn 2 nghìn tỷ USD, kêu gọi sử dụng sức mạnh của Chính phủ để định hình lại nền kinh tế lớn nhất thế giới và đương đầu với sự nổi lên của Trung Quốc. Thị trường nhìn chung phản ứng tích cực với đề xuất của ông Biden, nhưng kế hoạch này ngay lập tức vấp phải sự phản đối mạnh của Đảng Cộng hòa.
Cổ phiếu Apple tăng 1,9% sau khi UBS nâng khuyến nghị lên “mua” trên cơ sở nhu cầu dài hạn ổn định đối với điện thoại iPhone nhờ việc “táo khuyết” nâng cấp các nhà cung cấp dịch vụ được ủy quyền.
Dữ liệu kinh tế công bố cùng ngày cho thấy các công ty thuộc khu vực kinh tế tư nhân ở Mỹ đã tăng cường tuyển dụng trong tháng 3, khi có thêm nhiều người Mỹ được tiêm phòng Covid-19. Sự cải thiện này phù hợp với những dấu hiệu khởi sắc gần đây trên thị trường việc làm ở Mỹ và được đưa ra trước bản báo cáo toàn diện về tháng 3 mà Bộ Lao động nước này dự kiến công bố ngày thứ Sáu.
Trên sàn NYSE, số mã cổ phiếu tăng giá nhiều gấp 1,36 lần số mã giảm; trên sàn Nasdaq, tỷ lệ tương ứng là 1,79 lần. Toàn thị trường có 11,45 tỷ cổ phiếu được chuyển nhượng thành công, so với mức bình quân 13,4 tỷ cổ phiếu mỗi phiên của 20 ngày giao dịch gần nhất.
Tuần qua, các nhà đầu tư bơm tiền kỷ lục vào thị trường chứng khoán Mỹ
Theo một báo cáo gần đây từ Bank of America, các nhà đầu tư đã nộp ròng kỷ lục 56,76 tỷ USD vào chứng khoán Mỹ trong tuần từ ngày 11/3 tới ngày 17/3 trong bối cảnh biến động do lo ngại lạm phát gia tăng.
Dòng vốn vào chứng khoán của Mỹ đã tăng 237% trong tuần 11/3 tới 17/3 từ 16,83 tỷ USD của tuần trước.
Bên cạnh đó, dòng tiền vào các quỹ ETF cũng tăng vọt lên 2,91 tỷ USD sau tuần nộp ròng đạt 1,37 tỷ USD tuần trước.
Do đó, các nhà đầu tư có thể đang tìm cách tránh nắm giữ tiền mặt và điều này có thể làm tăng kỷ lục dòng tiền đổ vào chứng khoán Mỹ.
Ray Dalio, đồng Giám đốc đầu tư tại Bridgewater Associates cho biết, ông tin rằng "tiền mặt đang và sẽ tiếp tục bị mọi người xa lánh" trong một bài đăng trên blog gần đây.
Phát biểu trong cuộc họp báo hôm thứ Tư (17/3) sau cuộc họp của Cục Dự trữ Liên bang (Fed), ông Pơell, Chủ tịch Fed đã nâng mục tiêu lạm phát của lên 2,2% và cam kết duy trì lãi suất cực thấp và tiếp tục mua lại tài sản.
Trên hết, một số nhà đầu tư và nhà kinh tế cảm thấy mục tiêu lạm phát của Fed là "lạc quan."
Cựu cố vấn đặc biệt của Fed và giáo sư kinh tế hiện tại của Dartmouth, Andrew Levin gọi những bình luận hôm thứ Tư của ông Powell là "nhạt nhẽo" và cho rằng lạm phát đã dao động quanh mức 2%.
Giáo sư Andrew Levin cho biết, ông tin rằng lạm phát có thể đạt 2,75% vào cuối năm và Fed có thể cần phải hành động để kiểm soát lạm phát.
Các nhà đầu tư tên tuổi như người đồng sáng lập PIMCO, Bill Gross cũng làm tăng thêm lo ngại về lạm phát. Ông tin rằng, lạm phát có thể lên tới 4% trong những tháng tới.
Dòng vốn vào chứng khoán Mỹ đã tăng kỷ lục trong tuần này đến trong bối cảnh gói kích cầu mới được đưa ra.
Một cuộc khảo sát từ Mizuho cho thấy 40 tỷ USD từ gói kích cầu của Tổng thống Biden có thể được chuyển vào đầu tư cổ phiếu và bitcoin.
Bên cạnh đó, cuộc khảo sát từ Self Financial cũng cho thấy rằng "98 tỷ USD trong số 403,7 tỷ USD được gửi đến trong các gói kích thích có khả năng tìm đường vào thị trường tiền điện tử hoặc chứng khoán".
Chứng khoán Mỹ bị bán tháo mạnh nhất 4 tháng Chốt phiên giao dịch 25/2, chỉ số DJIA của thị trường chứng khoán Mỹ mất gần 560 điểm, tương đương 1,8% về 31.402 điểm. S&P 500 mất 2,5%, còn 3.829 điểm, ghi nhận phiên tệ nhất kể từ ngày 27/1. Nasdaq Composite giảm tới 3,5% về 13.119 điểm - tệ nhất 4 tháng. Cổ phiếu Alphabet, Facebook và Apple đều mất hơn 3%...