Chứng khoán Mỹ giảm điểm trong nỗi lo về Chứng khoán Mỹ toàn cầu
Nhà đâu tư trong nôi lo lắng đã chuyên tiên sang thị trường trái phiêu.
Ảnh: GettyImages
Phiên giao dịch ngày thứ Hai, thị trường chứng khoán Mỹ giảm điểm sau khi số liệu công bố cho thấy tăng trưởng kinh tế toàn cầu yếu đi, nhà đầu tư trong khi đó vẫn tiếp tục lo lắng về đường cong lợi suất.
Tuy nhiên, chỉ số Dow Jones tăng điểm khi mà cổ phiếu Boeing tăng điểm trở lại sau nhiều phiên giảm giá gần đây.
Tuy nhiên, thị trường không phản ứng nhiều với thông tin Robert Muller không thể có được bằng chứng cho thấy Nga can thiệp vào cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ năm 2016.
Đóng cửa phiên giao dịch ngày thứ Hai, chỉ số S&P 500 giảm 2,35 điểm tương đương 0,08% xuống 2.798,36 điểm. Cổ phiếu nhóm ngành công nghệ và tài chính giảm điểm. Chỉ số Nasdaq giảm 5,13 điểm xuống 7.637,54 điểm. Chỉ số Dow Jones tăng 14,51 điểm lên 25.516,83 điểm.
Thị trường chứng khoán Mỹ vẫn tập trung vào những nỗi lo về suy thoái kinh tế toàn cầu bắt đầu nhen nhóm từ ngày thứ Sáu khi mà hàng loạt chỉ số của ngành sản xuất nước lớn như châu Âu và Mỹ phát đi tín hiệu về sự chững lại. Số liệu từ Mỹ cho thấy ngành sản xuất Mỹ tháng 3/2019 rớt xuống mức thấp nhất trong 21 tháng.
Video đang HOT
Phiên ngày thứ Hai, thị trường chứng khoán châu Á giảm điểm, thị trường chứng khoán châu Âu đồng thời suy yếu.
Nhà đầu tư trong nỗi lo lắng đã chuyển tiền sang thị trường trái phiếu. Biến động của đường cong lợi suất, khi mà lợi suất trái phiếu các loại dài hạn rơi xuống thấp hơn so với lợi suất tín phiếu ngắn hạn, điều đó bị coi như dấu hiệu cho thấy suy thoái kinh tế đang đến gần.
Số liệu từ châu Âu cho thấy chỉ số niềm tin kinh doanh tại Đức tăng lên mức 99,6 trong tháng 3/2019 từ mức 98,3 của tháng trước đó, theo Dow Jones Newswires.
Chủ tịch Fed tại Chicago, ông Charles Evans, khẳng định vẫn cần phải thận trọng để xem số liệu sẽ phát đi tín hiệu như thế nào trước khi quyết định về các động thái lãi suất.
TRUNG MẾN
Theo bizlive.vn
Phố Wall bứt phá mạnh, tăng kỷ lục sau nghỉ lễ Giáng sinh
Chứng khoán Mỹ tăng điểm mạnh trong phiên 26/12 và ghi nhận ngày giao dịch tốt nhất trong 10 năm gần đây.
Thị trường Phố Wall phục hồi mạnh mẽ trong phiên giao dịch này với chỉ số Dow Jones có phiên đầu tiên trong lịch sử tăng hơn 1.000 điểm, tăng gần 5% sau kỳ nghỉ lễ Giáng sinh. Chỉ số S&P 500 cũng nhích 5% và Nasdaq cũng leo dốc 5,8%.
Chỉ số Dow Jones có phiên đầu tiên trong lịch sử tăng hơn 1.000 điểm trong phiên 26/12.
Phiên leo dốc mạnh của chứng khoán Mỹ diễn ra sau khi một báo cáo cho thấy doanh thu bán lẻ dịp nghỉ lễ vừa qua mạnh nhất trong nhiều năm trở lại đây, củng cố niềm tin của nhà đầu tư vào sức khỏe của nền kinh tế lớn nhất thế giới.
Cả 3 chỉ số chính của Mỹ đồng loạt ghi nhận phiên tăng mạnh nhất kể từ tháng 3/2009, trong ngày giao dịch đầu tiên sau lễ Giáng sinh, vốn là thời điểm các thị trường tạm ngừng hoạt động.
Các nhà giao dịch cho rằng các nhân tố kỹ thuật cũng đóng góp vào sự tăng điểm mạnh mẽ phiên này của thị trường. Theo một số tiêu chí kỹ thuật, S&P đã rơi vào tình trạng bị bán quá nhiều (oversold) cao nhất trong nhiều năm trở lại đây.
Doanh số bán hàng mùa mua sắm lễ hội năm 2018 tại Mỹ tăng 5,1% lên hơn 850 tỷ USD, mạnh nhất trong 6 năm, theo báo cáo từ Mastercard.
Chỉ số bán lẻ thuộc S&P 500 nhảy vọt 7,4%, trong khi cổ phiếu công ty bán lẻ trực tuyến Amazon, bứt phá 9,4%.
Giá dầu thế giới cũng tăng mạnh, nhờ đó thúc đẩy tâm lý cho các tài sản có rủi ro như chứng khoán, đồng thời củng cố đà tăng 6.2% của nhóm cổ phiếu năng lượng.
Các cổ phiếu trên sàn Phố Wall dần tìm thấy niềm tin và phục hồi sau khi rung lắc trong phiên giao dịch buổi sáng. S&P 500 đã chỉ còn cách 2 điểm để ghi nhận đà lao dốc 20% từ mức đỉnh cuối tháng 9/2018, vốn là một ngưỡng thường được dùng để xác định thị trường "con gấu".
Brett Ewing - Giám đốc chiến lược thị trường tại First Franklin Financial Services nhận định: "Hiện chưa thể kết luận rằng đợt điều chỉnh của thị trường đã kết thúc, nhưng diễn biến trong phiên hôm nay rõ ràng là một dấu hiệu rất tích cực".
Chứng khoán Mỹ có phiên giao dịch tốt nhất trong 10 năm.
Được biết, đà tăng điểm kỷ lục trước đó của Dow Jones là 936,42 điểm vào ngày 13/10/2008, khi thị trường chìm trong sắc đỏ do những diễn biến của cuộc khủng hoảng tài chính, lúc đó đang lên đến đỉnh điểm. Trong 2 phiên tiếp theo sau đà tăng đó, Dow Jones đã quay đầu giảm hơn 800 điểm.
Toàn bộ 11 nhóm cổ phiếu ngành chính của S&P cùng chốt phiên trong trạng thái tăng, trong đó nhóm công nghệ tăng 6,1%. Trong số 500 cổ phiếu của chỉ số này, duy nhất có cổ phiếu của Newmont Mining chốt phiên trong sắc đỏ.
Chốt phiên, Dow Jones tăng 4,98%, đạt 22,878 điểm; S&P tăng 4,96%, đạt 2.467,7 điểm; và Nasdaq tăng 5,84%, đạt 6.554,36 điểm.
Phiên leo dốc này chấm dứt chuỗi 4 phiên giảm liên tiếp trước đó của chỉ số S&P. Tuy nhiên, tháng 12 này vẫn có khả năng sẽ là tháng giảm điểm mạnh nhất của chỉ số kể từ tháng 2/2009 - thời điểm khủng hoảng tài chính toàn cầu.
"Với những gì mà thị trường đã trải qua trong 2 tháng vừa rồi, thật khó để kết luận là sự sụt giảm đã kết thúc", ông Christopher Smart - Trưởng bộ phận nghiên cứu kinh tế vĩ mô và địa chính trị thuộc Barings cho biết.
Theo kinhtedothi.vn
Xu thế dòng tiền: Đã đến lúc mua? Thị trường đã có một tuần phục hồi khá mạnh và nhất là thị trường chứng khoán Mỹ cũng thoát đáy đã giúp các chuyên gia bớt thận trọng hơn... VN-Index đã không rơi vào kịch bản xấu được để ngỏ tuần trước, nhưng các chuyên gia vẫn cho rằng cần thêm thời gian để xác nhận xu hướng giảm đã kết thúc...