Chứng khoán Mỹ có phiên giao dịch đen tối nhất từ năm 1987
Thị trường chứng khoán Mỹ một lần nữa khiến giới đầu tư “đứng tim” khi giảm 10%, mức tồi tệ nhất kể từ lần sụp đổ năm 1987.
Ngay giờ mở cửa, do giảm quá mạnh, công cụ ngắt mạch thị trường chứng khoán Mỹ tiếp tục được kích hoạt. Thế nhưng, khi giao dịch trở lại, các chỉ số thậm chí còn lao dốc mạnh hơn.
Chốt phiên, Dow Jones giảm 352,60 điểm, tương đương 9,99% xuống 21.200,62 điểm. Chỉ số này ghi nhận đà giảm tồi tệ nhất kể từ cú sụp đổ “ Thứ hai đen tối” năm 1987. Khi đó, thị trường mất tới 22%.
S&P 500 giảm 9,5% xuống 2.480,64 và rơi vào thị trường gấu cùng Dow Jones. Nasdaq Composite giảm 9,4% xuống 7.201,80 điểm.
Chứng khoán Mỹ có phiên giao dịch đen tối nhất từ năm 1987.
Nguyên nhân khiến thị trường chìm trong sắc đỏ là do lệnh cấm di chuyển từ châu Âu sang Mỹ trong 30 ngày của Tổng thống Donald Trump.
Tuy nhiên, nguyên nhân khiến thị trường giảm mạnh là do chính sách của Fed.
Video đang HOT
Theo đó, Fed chi nhánh New York thông báo sẽ chi 1.500 tỷ USD để mua các tài sản tài chính. Động thái này đưa ra nhằm bơm tiền vào thị trường trái phiếu giữa lúc thị trường Phố Wall đang “hoảng loạn” do tác động của đại dịch Covid-19.
Fed đưa ra thỏa thuận mua lại trị giá 500 tỷ USD vào ngày 12/3 và sau đó là 1.000 tỷ USD vào ngày 13/3. Fed mong muốn giải quyết sự gián đoạn bất thường trên thị trường tài chính kho bạc.
Kathy Entwistle, Phó Chủ tịch cấp cao bộ phận Quản lý tài sản tại UBS nhận xét: “ Virus corona thực sự đáng sợ và mọi người không biết chờ đợi điều gì. Nó như một cơn sóng thần lướt qua. Chúng ta biết nó đến để tấn công trong bất cứ ngày nào và không ai biết mọi chuyện rồi đi về đâu”.
Thị trường chứng khoán Mỹ lao dốc, mạnh nhất sau 33 năm nhưng đà giảm của Dow Jones hay S&P 500 vẫn thua xa chứng khoán châu Âu. Đóng cửa phiên 12/3, hàng loạt chỉ số quan trọng “bốc hơi” hơn 10%.
Chỉ số FTSE MIB giảm 3.034,2 điểm, tương đương 16,92% xuống 14.894,44 điểm. Chỉ số CAC giảm 565,99 điểm, tương đương 12,28% xuống 4.044,26 điểm. Chỉ số DAX giảm 1.277,55 điểm, tương đương 12,24% xuống 9.161,13 điểm… Chứng khoán châu Âu đã có mức giảm theo ngày tồi tệ nhất từ trước tới nay.
Cổ phiếu của Dufry đã giảm mạnh 41% sau khi nhà bán lẻ du lịch Thụy Sĩ đưa ra hướng dẫn trong bối cảnh lo ngại về tác động của coronavirus, trong khi Tullow Oil giảm 31% khi giá dầu tiếp tục phải chịu những lo ngại về cuộc chiến giá cả giữa OPEC và Nga.
Trong khi đó, tại thị trường Việt Nam, trong 15 phút đầu tiên, VN-Index đã rơi thẳng đứng mất hơn 43 điểm.
Hàng loạt cổ phiếu lớn bị kéo xuống mức giá sàn, trong nhóm VN30 hiện giờ có đến 17 mã giảm sàn bao gồm VIC, VCB, PLX, VPB, VJC… Các cổ phiếu nhóm ngành bán lẻ như MWG, PNJ hay FRT cũng bị bán về mức giá sàn ngay từ đầu phiên.
Thậm chí, các cổ phiếu nhóm ngành được cho là hưởng lợi từ dịch bệnh như dược và y tế cũng đều lao dốc. Trong đó, AMV, JVC, PME hay DMC đều bị kéo xuống mức giá sàn. DVN giảm 11,1%, IMP và DHG đều giảm 6,7%…
VN-Index giảm 45 điểm (-5,85%) xuống 724,25 điểm. Tổng khối lượng giao dịch đạt 45,4 triệu cổ phiếu, trị giá 587 tỷ đồng.
HNX-Index giảm 4,23 điểm (-4,13%) xuống 97,71 điểm. Tổng khối lượng giao địch dạt 17 triệu cổ phiếu, trị giá 155 tỷ đồng.
NGỌC VY – THANH HÀ (VTC.vn)
Giá vàng rơi thẳng đứng trước động thái bất ngờ của Mỹ
Giá vàng thế giới hôm nay (13/3) rơi thẳng đứng trước việc Mỹ cấm các chuyến đi từ 26 nước châu Âu tới Mỹ trong vòng 30 ngày.
6h30 sáng nay, giá vàng thế giới đang giao dịch quanh ngưỡng 1.576 USD/ounce, giảm 67 USD/ounce so với đầu giờ sáng qua. Giá vàng trong phiên cao nhất đạt ngưỡng 1.646 USD/ounce.
Giá vàng giảm mạnh do Tổng thống Donald Trump bất ngờ cấm toàn bộ các chuyến đi từ 26 nước châu Âu tới Mỹ trong vòng trong 30 ngày tới, trừ nước Anh, để ngăn chặn dịch Covid-19.
Giá vàng rơi thẳng đứng trước động thái bất ngờ của Mỹ.
Động thái bất ngờ này của Mỹ đã khiến thị trường tài chính hỗn loạn.
Chỉ số Dow Jones ngay lập tức mất gần 1.700 điểm. Chứng khoán Mỹ lần thứ 2 trong tuần này tạm ngừng giao dịch theo cơ chế tự ngắt vì giảm quá mạnh.
Chỉ số DAX tại Sở giao dịch chứng khoán Frankfurt rớt 7%, xuống tới mức thấp nhất kể từ năm 2016. Trong khi đó, chỉ số CAC 40 tại Pháp mất hơn 8%.
Gía vàng giảm do còn chịu áp lực khi chỉ số đô la Mỹ tiếp tục tăng mạnh.
Giá vàng trong nước, chốt phiên giao dịch ngày 12/3, Công ty VBĐQ Sài Gòn niêm yết giá vàng SJC ở mức 46,90 - 47,50 triệu đồng/lượng (mua vào - bán ra), tăng 250.000 đồng/lượng ở cả hai chiều mua vào - bán ra so với mở cửa phiên giao dịch sáng cùng ngày. Chênh lệch giá mua - bán hiện là 600.000 đồng/lượng.
Cùng thời điểm, Tập đoàn DOJI niêm yết giá vàng mua vào - bán ra ở mức 47,00 - 47,25 triệu đồng/lượng, tăng 300.000 đồng/lượng ở chiều mua vào, tăng 150.000 đồng/lượng ở chiều bán ra so với phiên giao dịch sáng 12/3. Chênh lệch giá bán đang cao hơn giá mua là 250.000 đồng/lượng.
NGỌC VY
Theo VTC.vn
Chứng khoán Mỹ khởi sắc phiên đầu tuần 2/3 Phiên 2/3, Phố Wall đảo chiều đi lên sau khi giảm mạnh vào tuần trước, nhờ thông tin cho hay các nền kinh tế lớn trên toàn cầu đã lên kế hoạch phối hợp để cùng ứng phó với tác động của dịch COVID-19. Chứng khoán Mỹ khởi sắc phiên đầu tuần 2/3 . Ảnh minh họa: TTXVN Kết thúc phiên giao dịch...