Chứng khoán Mỹ, Âu tụt dốc trước đà bán tháo toàn cầu
Viễn cảnh Mỹ sẽ sớm nâng lãi suất vào cuối năm nay đang khiến thị trường chứng khoán toàn cầu dậy sóng. Trong đó, các công ty chịu tổn thương bởi đồng USD mạnh dẫn đầu đà bán tháo trên thị trường Mỹ, châu Âu.
Chỉ số Standard & Poor 500 giảm mạnh nhất trong một tháng qua, với các công ty lớn như Caterpillar Inc và Nike dẫn dầu đà lao dốc. Theo đó, S&P 500 giảm 1%, xuống mức 2.078,58 điểm lúc 4h tại New York, đây là mức giảm mạnh nhất trong một ngày kể từ 2/10.
Cổ phiếu của Macy’s Inc và Kohl’s Corp đều giảm 5% sau khi Citigroup Inc giảm mức dự báo lợi nhuận của cả 2 công ty, cho rằng thị trường bị tổn thương bởi nhu cầu tiêu thụ suy giảm và tình trạng dư cung.
Chứng khoán châu Âu cũng rơi vào đà giảm, sau 4 phiên tăng giá gần đây, khi giới đầu tư cân nhắc lại viễn cảnh tăng trưởng của nền kinh tế toàn cầu và tác động của các chính sách nới lỏng hiện tại tại châu Âu. Chỉ số Stoxx Europe 600 giảm 1,1% với việc cổ phiếu của các nhà xuất khẩu lớn giảm mạnh trong phiên, sau khi Trung Quốc công bố các số liệu xuất nhập khẩu tháng 10 đáng thất vọng.
Bên cạnh đó, đồng USD tiếp tục lên mức gần cao nhất trong một thập kỷ qua sau 4 phiên tăng liên tiếp gần đây, khi đồng tiền của các nền kinh tế mới nổi rơi xuống mức thấp nhất 5 tuần. Chỉ số đo sức mạnh đồng tiền các quốc gia đang phát triển của Bloomberg đã giảm trong 4 ngày liên tiếp. Đồng ringgit của Malaysia, bath Thái và rupee của Ấn Độ đã giảm ít nhất 1% so với đồng USD.
Các nhà đầu tư trên toàn cầu tiếp tục điều chỉnh lại các quyết định đầu tư khi niềm tin Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) sẽ nâng lãi suất vào cuối năm nay ngày càng có chỗ dựa vững chắc. Khả năng Fed tăng lãi suất trong phiên họp vào tháng 12 đã tăng lên 68%, từ 50% trong tuần trước và 39% trong tháng trước, sau số liệu về việc làm tích cực cùng tuyên bố khá chắc chắn của Chủ tịch Fed Janet Yellen.
Đồng USD mạnh khiến cổ phiếu của các công ty đa quốc gia tại Mỹ chịu nhiều thiệt thòi. Chưa kể tới việc giới đầu tư lo ngại dòng tiền từ các quốc gia phát triển sẽ đổ sang các thị trường mới nổi, khiến giá cả tại các thị trường này sẽ xuống thấp hơn nữa.
“Mọi người đều cảm thấy lo lắng khi tháng 12 sắp tới gần. Tôi nghĩ rằng điều người ta lo sợ không phải là lãi suất tăng thêm 25 điểm cơ bản sẽ kéo thị trường tụt giảm mà là những gì xảy ra sau đó. Liệu lãi suất sẽ tăng nhanh đến mức nào và môi trường nới lỏng tiền tệ hiện tại sẽ kết thúc ra sao?”, Robert Pavlik, chiến lược gia trưởng tại Boston Private Wealth cho biết.
Lam Phong (Theo Bloomberg)
Theo_Tin Nhanh Chứng Khoán
Video đang HOT
Bloomberg: Việt Nam đón 7 tác động từ TPP
TPP gây sức ép cho Việt Nam phải cải tổ các doanh nghiệp quốc doanh và đưa ra những thay đổi về thể chế...
Theo đánh giá của hãng tin Bloomberg, Việt Nam có thể là quốc gia hưởng lợi nhiều nhất từ Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP), thỏa thuận thương mại cắt giảm 18.000 loại thuế quan tại 12 quốc gia thành viên.
Hãng tin này nói rằng, tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của Việt Nam sẽ tăng thêm 11%, tương đương 36 tỷ USD, nhờ TPP trong vòng 10 năm tới. Kim ngạch xuất khẩu có thể tăng thêm 28% trong cùng khoảng thời gian trên khi ngày càng có nhiều công ty chuyển nhà máy tới Việt Nam.
Hãng nghiên cứu Eurasia Group dự báo, xuất khẩu dệt may và da giày của Việt Nam có thể tăng 50% trong 10 năm nhờ TPP.
Dưới đây là 7 tác động mà TPP có thể mang đến cho nền kinh tế Việt Nam, theo Bloomberg:
1. Việt Nam có tầm quan trọng như thế nào trong TPP?
Việt Nam giữ một vị trí quan trọng trong chiến lược xoay trục về phía châu Á của Tổng thống Mỹ Barack Obama. Mối quan hệ kinh tế Việt-Mỹ hiện đang trong giai đoạn nồng ấm nhất trong 40 năm qua.
Trong khi đó, quan hệ giữa Việt Nam và đối tác thương mại lớn nhất là Trung Quốc chịu ảnh hưởng từ vấn đề biển Đông. Mỹ muốn Việt Nam giảm bớt sự phụ thuộc vào thương mại với Trung Quốc, nước đứng ngoài TPP.
2. Những lĩnh vực nào của nền kinh tế Việt Nam sẽ hưởng lợi nhiều nhất từ TPP?
Thuế nhập khẩu giảm xuống tại thị trường Mỹ và Nhật Bản sẽ làm lợi cho các nhà sản xuất hàng dệt may của Việt Nam.
Với chi phí nhân công rẻ, Việt Nam có thể thu hút nhiều nhà máy dệt may chuyển khỏi Trung Quốc. Hãng nghiên cứu Eurasia Group dự báo, xuất khẩu dệt may và da giày của Việt Nam có thể tăng 50% trong 10 năm nhờ TPP.
Ngành công nghiệp thủy hải sản của Việt Nam cũng sẽ hưởng lợi từ việc bãi bỏ thuế nhập khẩu tôm, mực và cá ngừ, từ mức 6,4-7,2% hiện nay.
Tuy nhiên, Việt Nam cũng sẽ phải đối mặt vói quy định ngặt nghèo hơn về nguyên vật liệu, và điều này có thể hạn chế một số lợi ích của TPP đối với ngành dệt may của Việt Nam.
3. TPP có ý nghĩa như thế nào đối với các công ty nước ngoài ở Việt Nam?
Việc cắt giảm thuế quan đối với sản phẩm xuất khẩu của Việt Nam trong TPP có thể sẽ giúp Việt Nam thu hút thêm nhiều vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI).
Các công ty như Texhong Textile, Shenzhou International Group, hay Pacific Textile đều đã chuyển nhà máy tới Việt Nam để đón đầu lợi ích mà TPP mang lại.
4. TPP sẽ có ý nghĩa như thế nào đối với tâm lý của nhà đầu tư tại Việt Nam?
Theo dự báo, TPP sẽ đem đến một cú hích ngắn hạn cho toàn thị trường Việt Nam nói chung.
Chỉ số VN-Index của thị trường chứng khoán Việt Nam đã tăng 3% trong tuần này. Giới đầu tư nước ngoài mạnh tay mua vào cổ phiếu các công ty hậu cần, quản lý công nghiệp, nghề cá, và dệt may - những ngành có khả năng thu hút thêm nhiều vốn FDI từ TPP.
Trong tuần này, khối ngoại đã mua ròng 41,8 triệu USD cổ phiếu Việt Nam. Dự báo, các nhà đầu tư ngoại sẽ còn mua ròng trên thị trường chứng khoán Việt Nam sau đợt bán ra vào đầu tháng này.
5. Những lĩnh vực nào của Việt Nam dễ bị tổn thương do TPP?
Ngành nông nghiệp của Việt Nam, đặc biệt là chăn nuôi gia súc, có thể sẽ phải chật vật cạnh tranh với các công ty nước ngoài có quy mô lớn và hiệu quả hoạt động cao.
Việc dỡ bỏ thuế nhập khẩu đối với các sản phẩm dược từ mức khoảng 2,5% hiện nay cũng sẽ dẫn tới mức độ cạnh tranh gay gắt hơn giữa thuốc nội với thuốc ngoại nhập.
Ngoài ra, TPP sẽ tăng cường bảo vệ bằng sáng chế, khiến các công ty Việt Nam khó tiếp cận với sản phẩm mới hơn trước và cũng khó sản xuất thuốc mới hơn trước.
6. TPP sẽ ảnh hưởng như thế nào đến chính sách kinh tế của Chính phủ Việt Nam?
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã kêu gọi tái cơ cấu ngành nông nghiệp để ngành này có thể cạnh tranh tốt hơn với các công ty đa quốc gia.
Ngoài ra, TPP gây sức ép cho Việt Nam phải cải tổ các doanh nghiệp quốc doanh và đưa ra những thay đổi về thể chế.
7. Việt Nam sẽ đối mặt rủi ro gì nếu TPP thất bại?
TPP mới chỉ kết thúc đàm phán và vẫn đang chờ được thông qua tại 12 quốc gia. Thất bại của TPP sẽ là điều không mong muốn đối với những ai ủng hộ Việt Nam thắt chặt quan hệ với Mỹ, đồng thời thất bại này cũng sẽ ảnh hưởng bất lợi tới ảnh hưởng của Mỹ trong khu vực.
Sau khi đàm phán thành công thỏa thuận thương mại với Liên minh Châu Âu (EU) và Hàn Quốc trong năm nay, Việt Nam tiếp tục đẩy mạnh việc tìm đối tác kinh tế để cân bằng quan hệ với Trung Quốc - Bloomberg nhận định. Bởi vậy, việc TPP thất bại sẽ khiến quá trình này bị chậm lại.
Theo VnEconomy
Giải mã chênh lệch lãi suất vay tiêu dùng Với ưu thế giải ngân nhanh chóng và không cần tài sản thế chấp, vay tiêu dùng đang là lựa chọn của nhiều khách hàng. Tuy nhiên, sự chênh lệch lãi suất giữa các khoản vay tiêu dùng đang đặt ra những thắc mắc cho người tiêu dùng. Vậy đâu là nguyên nhân của tình trạng này? Hầu hết các công ty tài...