Chứng khoán Mỹ 27/3: Các chỉ số lớn đồng loạt đi xuống, Dow Jones có lúc mất hơn 200 điểm
Phố Wall tiếp tục chìm trong nỗi lo kinh tế giảm tốc, mức lợi suất được theo dõi chặt chẽ tiếp tục đi xuống.
Kết thúc phiên giao dịch ngày 27/3, chỉ số trung bình công nghiệp Dow Jones mất 32,14 điểm còn 25.525,37 điểm, trong phiên có lúc giảm đến 232,46 điểm. S&P 500 giảm 0,5% với 2.805,37 điểm. Trong khi đó Nasdaq Composite sụt 0,6% xuống 7.643,38 điểm, đà tăng 0,9% của Apple không thể bù đắp cho sự sụt giảm của Facebook, Amazon, Netflix và Alphabet.
Đầu phiên giao dịch, các chỉ số lớn đều giao dịch ở mức cao hơn do các số liệu thương mại được công bố với kết quả khả quan. Thâm hụt thương mại Mỹ đã giảm xuống còn 51,15 tỷ USD trong tháng 1, giảm sâu hơn so với dự đoán và có thể sẽ thúc đẩy đà tăng GDP của quý này.
Nhóm cổ phiếu có diễn biến tồi tệ nhất là y tế, năng lượng và tiện ích, đồng loạt giảm hơn 0,5%. Abiomed và Advanced Micro Devices ghi nhận đà giảm mạnh nhất trong S&P 500, mỗi cổ phiếu mất hơn 3%. Western Digital cũng giảm 3,6%.
Sau khi ra mắt bản vá lỗi cho dòng 737 Max, cổ phiếu Boeing cũng tăng nhẹ với 1%.
Lợi suất trái phiếu kỳ hạn 10 năm giao dịch ở 2,386% và chạm mức thấp nhất kể từ cuối năm 2017. Các nhà đầu tư trở nên lo ngại khi mức chênh lệch giữa lợi suất trái phiếu 10 năm và 3 tháng chạm mức âm lần đầu tiên kể từ năm 2007, dẫn đến tình trạng đường cong lợi suất bị đảo ngược. Theo dữ liệu từ Reuters, đường cong lợi suất của trái phiếu Kho bạc Mỹ đã đảo ngược trước mỗi cuộc suy thoái trong 50 năm qua, và chỉ phát ra tín hiệu sai duy nhất 1 lần.
Video đang HOT
Lợi suất trái phiếu giảm trong phiên 27/3 sau khi Stephen Moore – người dự kiến sẽ được đề cử vào Hội đồng Thống đốc Cục Dự trữ Liên bang, kêu gọi ngân hàng trung ương cắt giảm lãi suất ở mức 0,5 điểm phần trăm. Moore đưa ra ý kiến này trong một cuộc phỏng vấn với tờ New York Times, cho biết rằng ông không phải là người có quan điểm “bồ câu” hay “nịnh bợ” đối với Tổng thống Trump.
Trong bối cảnh khi số liệu kinh tế yếu kém được công bố, các nhà đầu tư “đổ dồn” sự chú ý vào các loại trái phiếu do lo ngại về đà giảm tốc của kinh tế thế giới. Lợi nhuận công nghiệp của Trung Quốc đã chứng kiến mức sụt giảm mạnh nhất kể từ năm 2011 trong 2 tháng đầu năm nay, sụt 14%. Dữ liệu được công bố hôm thứ Ba cho thấy niềm tin của người tiêu dùng cũng sụt giảm.
Hương Giang
Theo Trí thức trẻ
Ba chỉ số chính sụt giảm kéo chứng khoán Mỹ vào tuần ảm đạm
Thị trường chứng khoán Mỹ đã chứng kiến một tuần ảm đạm, với việc cả ba chỉ số chính đều sụt giảm, giữa bối cảnh chính sách lãi suất tại Mỹ và sự giảm tốc của kinh tế toàn cầu tác động đến tâm lý.
Các giao dịch viên tại sàn giao dịch chứng khoán ở New York, Mỹ. Ảnh: THX/TTXVN
Thị trường chứng khoán Mỹ đã chứng kiến một tuần ảm đạm, với việc cả ba chỉ số chính đều sụt giảm, giữa bối cảnh chính sách lãi suất tại Mỹ và sự giảm tốc của kinh tế toàn cầu tác động đến tâm lý của các nhà giao dịch trên thị trường.
Sau khi đi lên trong phiên đầu tuần (18/3), chứng khoán Mỹ ít biến động trong phiên 19/3.
Các báo cáo trái chiều về tiến trình đàm phán thương mại Mỹ-Trung giữa lúc Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) bắt đầu cuộc họp chính sách là những yếu tố chủ đạo chi phối thị trường Phố Wall phiên này.
Ngày 19/3, báo Wall Street dẫn lời các quan chức Mỹ cho biết Đại diện Thương mại Mỹ Robert Lighthizer và Bộ trưởng Tài chính Mỹ Steven Mnuchin có kế hoạch thăm Bắc Kinh từ ngày 25/3 để hội đàm với Phó Thủ tướng, đồng thời là Trưởng đoàn đàm phán bên phía Trung Quốc, ông Lưu Hạc.
Về phần mình, ông Lưu Hạc cũng thăm lại thủ đô Washington vào tuần đầu tiên của tháng Tư.
Hai nước đang hy vọng đạt được một thỏa thuận thương mại để chấm dứt tranh chấp này vào cuối tháng Tư tới.
Trong phiên giao dịch ngày 20/3, chứng khoán Phố Wall giảm điểm sau khi Fed quyết định giữ nguyên lãi suất ở mức 2,25-2,5%.
Sau cuộc họp, Fed thông báo quyết định giữ nguyên lãi suất và dự định không tăng lãi suất trong năm 2019, một sự thay đổi so với kế hoạch ban đầu sẽ tăng lãi suất 2 lần trong năm nay.
Bên cạnh đó, Chủ tịch Fed Jerome Powell đã hạ dự báo tăng trưởng kinh tế trong nước năm 2019.
Theo nhà phân tích Patrick O'Hare của Briefing.com, quyết định của Fed đã làm dấy lên một số quan ngại về sự báo hiệu triển vọng kinh tế thế giới trong thời gian tới.
Tới phiên giao dịch ngày 21/3, chứng khoán Phố Wall đi lên, phớt lờ những quan ngại về tình hình kinh tế Mỹ.
Apple là một trong những cổ phiếu dẫn đầu đà tăng trong phiên này nhờ kỳ vọng vào sản phẩm mới, dự kiến sẽ được ra mắt vào tuần tới.
Trong phiên này, giá cổ phiếu của Apple tăng 3,6% với sự kiện ra mắt dịch vụ truyền phát mới (streaming) đang được chờ đợi vào ngày 25/3 tới.
Trong phiên cuối tuần (22/3), chứng khoán Mỹ giảm mạnh, với ba chỉ số ghi dấu ngày giảm mạnh nhất kể từ ngày 3/1, giữa những số liệu yếu kém từ kinh tế Mỹ và châu Âu.
Thống kê cho thấy hoạt động chế tạo tại Mỹ trong tháng Ba yếu hơn dự kiến, trong khi những báo cáo về kinh tế châu Âu và Nhật Bản cũng không khá hơn.
Chốt phiên này, chỉ số công nghiệp Dow Jones giảm 460,19 điểm (1,77%) xuống 25.502,32 điểm, chỉ số S&P 500 giảm 54,17 điểm(1,9%) xuống 2.800,71 điểm; còn chỉ số công nghệ Nasdaq Composite giảm 196,29 điểm (2,5%) xuống 7.642,67 điểm.
Các chỉ số chứng khoán Mỹ hầu hết tăng điểm trong quý I/2019 khi thị trường kỳ vọng Mỹ và Trung Quốc sẽ đạt được một thỏa thuận về thương mại và Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) đưa ra những bình luận "ôn hòa" và kiên nhẫn trong lộ trình tăng lãi suất./.
Trà My (Tổng hợp)
Theo bnews
Thị trường chứng khoán Mỹ chứng kiến một tuần ảm đạm Thị trường chứng khoán Mỹ đã chứng kiến một tuần ảm đạm, với việc cả ba chỉ số chính đều sụt giảm. Các giao dịch viên tại sàn giao dịch chứng khoán ở New York, Mỹ. Ảnh: THX/TTXVN Thị trường chứng khoán Mỹ đã chứng kiến một tuần ảm đạm, với việc cả ba chỉ số chính đều sụt giảm, giữa bối cảnh...