Chứng khoán lao dốc, lãnh đạo đua nhau bán cổ phiếu
Theo thông báo mới nhất chiều nay, 13.8, một loạt lãnh đạo, người thân của khá nhiều công ty niêm yết đăng ký bán ra cổ phiếu trong bối cảnh thị trường chứng khoán lao dốc khá mạnh.
Cụ thể, ông Nguyễn Văn Cường, Phó tổng giám đốc CTCP Sadico Cần Thơ (mã SDG), đăng ký bán ra toàn bộ số 60.655 cổ phiếu (tỷ lệ 0,89%) đang nắm giữ theo phương thức thỏa thuận và khớp lệnh. Dự kiến giao dịch từ 14.8 đến hết 12.9.
Trong phiên ngày 13.8, SDG tăng trần lên 37.600 đồng/cổ phiếu, nhưng lượng thanh khoản khá mỏng, chỉ ở mức 59.800 cổ phiếu được giao dịch. Với lượng bán ra như đăng ký, ông Cường có thể thu về gần 2,3 tỉ đồng.
Tại CTCP Xây dựng điện VNECO1 (mã VE1), bà Lưu Thị Thanh Thủy, Ủy viên Hội đồng quản trị, cũng muốn bán ra 143.000 cổ phiếu (tỷ lệ 2,42%) kể từ 14.8 đến 12.9. Với mức giá 9.500 đồng/cổ phiếu hiện tại, giá trị cổ phiếu bán ra tương ứng gần 1,4 tỉ đồng.
Tại CTCP Môi trường Sonadezi (mã SZE), bà Nguyễn Thị Thanh Huyền, vợ của ông Bạch Văn Hiền, Chủ tịch Hội đồng quản trị, cũng đăng ký bán 20.000 cổ phiếu đến hết 11.9 với lý do cá nhân. Giá hiện tại của SZE là 14.100 đồng, bà Huyền sẽ thu về khoảng 282 triệu đồng.
Tại Công ty cổ phần BOT Cầu Thái Hà (mã) BOT, Nguyễn Tiến Cường – anh ruột của Chủ tịch Ngô Tiến Cương, cũng đang ký bán ra hơn 1,8 triệu cổ phiếu để phục vụ nhu cầu tài chính cá nhân. Ngày dự kiến kết thúc giao dịch là 3.9. Đóng cửa ngày 13.8, BOT đứng có mức giá 55.200 đồng/cổ phiếu, giảm 0,54%. Với 1,8 triệu cổ phiếu bán ra, theo giá hiện hành, ông Cường sẽ thu về hơn 99 tỉ đồng.
Trong phiên giao dịch ngày 13.8, chứng khoán Việt Nam có một phiên giảm điểm khá mạnh. VN-Index mất 8,48 điểm (-0,87%) xuống còn 966,83 điểm. Toàn sàn có 108 mã tăng, 209 mã giảm và 54 mã đứng giá. HNX-Index giảm 0,53 điểm (-0,51%) xuống 102,29 điểm. Toàn sàn có 53 mã tăng, 97 mã giảm và 52 mã đứng giá.
Video đang HOT
Theo Thanhnien.vn
Chứng khoán châu Á chạm đáy hơn 6 tháng, đồng Nhân dân tệ lao dốc mạnh nhất hơn 10 năm
Cổ phiếu châu Á giảm mạnh và đồng Nhân dân tệ (NDT) giảm xuống mức 7 NDT/USD lần đầu tiên trong hơn một thập kỷ do căng thẳng thương mại Trung - Mỹ leo thang khiến các nhà đầu tư quay lưng với tài sản rủi ro.
Trong phiên giao dịch ngày 5/8, đồng NDT của Trung Quốc rớt ngưỡng 7 NDT đổi 1 USD lần đầu tiên kể từ ngày 9/5/2008 giữa lúc các nhà đầu tư nhận định Bắc Kinh sẽ để đồng nội tệ suy yếu để bù đắp phần nào tác động tiêu cực từ lời đe dọa áp thuế mới nhất của Tổng thống Mỹ Donald Trump.
Trong phiên giao dịch ngày 5/8, đồng NDT của Trung Quốc rớt ngưỡng 7 NDT đổi 1 USD lần đầu tiên trong hơn 10 năm gần đây.
Đồng NDT tại Trung Quốc giảm 1,2% và dao động ở mức 7,0240 NDT đổi 1 USD trong phiên sáng 5/8 sau khi Ngân hàng Trung ương Trung Quốc (PBoC) thiết lập tỷ giá tham chiếu hàng ngày ở mức yếu hơn 6,9 NDT đổi 1 USD lần đầu tiên kể từ tháng 12/2018.
Tổng thống Donald Trump hôm 1/8 cho biết, Mỹ sẽ áp thêm thuế 10% lên 300 tỷ USD hàng hóa Trung Quốc từ ngày 1/9 tới.
Trong một dòng tweet, ông Trump nói rằng: "Đoàn đại diện của nước Mỹ vừa trở về từ Trung Quốc sau khi có một cuộc đàm phán mang tính xây dựng liên quan đến một thỏa thuận thương mại trong tương lai. Chúng tôi tưởng rằng đã đạt được một thỏa thuận với Trung Quốc từ 3 tháng trước nhưng buồn thay, Trung Quốc lại thay đổi cam kết".
Chiến lược gia tiền tệ Ken Cheung tại Mizuho Bank, cho rằng, dường như động thái áp thêm gói thuế mới từ Tổng thống Mỹ cho thấy giai đoạn "ăn miếng trả miếng" đã trở lại và đàm phán thương mại giữa hai nền kinh tế lớn nhất thế giới sẽ lại đình trệ. Theo nhà chiến lược Cheung, PBoC nhận thấy không cần thiết phải giữ đồng NDT ổn định trong ngắn hạn.
Đà lao dốc mạnh của đồng NDT khiến thị trường chứng khoán châu Á cũng chìm trong sắc đỏ trong phiên giao dịch ngày 5/8.
Chỉ số Nikkei 225 của Nhật Bản sụt 2,4% xuống mức thấp nhất kể từ đầu tháng 6, đồng thời ghi nhận mức giảm lớn nhất kể từ tháng 3.
Chỉ số chứng khoán MSCI của cổ phiếu châu Á - Thái Bình Dương không tính thị trường Nhật Bản hạ 2,1%, giảm sâu nhất kể từ cuối tháng 1.
Christy Tan - Trưởng bộ phận chiến lược thị trường tại National Australia Bank ở Singapore, nhận xét: "Khi ngưỡng 7 NDT đổi 1 USD đã bị phá vỡ ở cả Trung Quốc lẫn Hồng Kông, đây được xem là động thái để phản ứng lại lời đe dọa tăng thuế mới".
Tại thị trường Australia, chỉ số chứng khoán giảm 1,4%, chứng kiến phiên lao dốc thứ tư liên tiếp. Trong khi đó, chỉ số Kospi của Hàn Quốc cũng mất 2,2%, chạm mức thấp nhất kể từ tháng 12/2016.
Trên thị trường chứng khoán Trung Quốc, chỉ số blue-chip CSI 300 giảm 0,8%. Còn tại thị trường chứng khoán Hồng Kông (Trung Quốc), chỉ số HIS cũng chạm mức đáy trong 7 tháng.
Đà suy yếu trên thị trường tiếp tục lan rộng trong phiên giao dịch này, với chỉ số tương lai của S&P 500 và FTSE của châu Âu đều giảm hơn 1%.
Chứng khoán châu Á cũng giảm mạnh trong phiên 5/8.
Trên thị trường tiền tệ thế giới, chỉ số Dollar, phản ánh sức mạnh của đồng USD so với 6 đồng tiền chủ chốt khác, giảm 0,1%, xuống còn 97,912 điểm sau khi tăng mạnh lên tới 98,7 điểm trong tuần trước.
Căng thẳng thương mại gia tăng khiến đồng yen Nhật - một trong những kênh trú ẩn an toàn của giới đầu tư, tăng mạnh so với đồng USD, lên mức 1 USD đổi được 105,78 yen, mức cao nhất kể từ tháng 4/2017.
Ông Ray Attrill - Nhà phân tích trưởng chiến lược ngoại hối của Ngân hàng quốc gia Australia tại Sydney lưu ý: "Đà bán tháo đang tăng mạnh trong phiên này. Chúng tôi thấy hiện chưa có bất kỳ giải pháp nào có thể giúp sớm giải quyết tranh chấp thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc đã kéo dài hơn 1 năm qua".
Theo kinhtedothi.vn
Các cổ phiếu ồ ạt đi xuống, chỉ số Vn-Index để mất gần 9 điểm Chốt phiên giao dịch ngày hôm nay (13/8), thị trường chứng khoán trong nước chứng kiến đà giảm sâu của các chỉ số. Trong đó, chỉ số Vn-Index để mất tới gần 9 điểm, thanh khoản trên sàn vẫn giữ ở mức thấp. Chịu ảnh hưởng trực tiếp từ đà đi xuống của thế giới, thị trường chứng khoán trong nước sáng nay...