Chứng khoán KIS Việt Nam vay 30 triệu USD không tài sản đảm bảo từ công ty mẹ tại Hàn Quốc
Thời hạn khoản vay là 1 năm với lãi suất từ 4 – 4,99%/năm. Theo điều lệ thay đổi lần gần nhất, Korea Investment& Securities sở hữu tới 99,62% vốn tại KIS Việt Nam.
Ảnh minh họa.
Hội đồng quản trị CTCP Chứng khoán KIS Việt Nam mới đây đã thông qua nghị quyết về việc vay vốn từ Korea Investment Holdings với số tiền 30 triệu USD, lãi suất từ 4 – 4,99%/năm, kỳ hạn 1 năm từ tháng 6/2019 đến tháng 6/2020. Khoản vay có thể được trả trước hạn khi hai bên đồng ý.
Lãi phạt chậm trả trên cơ sở lãi suất chậm trả trung bình của ngân hàng thương mại tại Hàn Quốc. Bên cho vay Korea Investment Holdings không yêu cầu tài sản đảm bảo đối với hợp đồng vay này.
KIS Việt Nam được thành lập từ tháng 12/2010 bởi Công ty TNHH Đầu tư & Chứng khoán Hàn Quốc (Korea Investment & Securities Co., Ltd, Hàn Quốc) đầu tư cùng Tập đoàn dệt may Việt Nam và các cổ đông khác.
Tháng 5/2018, KIS Việt Nam đã chào bán riêng lẻ thành công 78,4 triệu cổ phiếu cho Korea Investment & Securities qua đó tăng vốn điều lệ từ mức 1.113 tỷ đồng lên 1.897 tỷ đồng. Theo điều lệ thay đổi lần gần nhất, Korea Investment& Securities sở hữu tới 99,62% vốn tại KIS Việt Nam.
Video đang HOT
Kết thúc quý II vừa qua, KIS Việt Nam đã bị “đánh bật” khỏi top 10 CTCK có thị phần môi giới cổ phiếu và chứng chỉ quỹ lớn nhất trên HoSE.
Trong quý I trước đó, với thị phần môi giới cổ phiếu và chứng chỉ quỹ đứng thứ 10 trên HoSE với 3,11%, KIS Việt Nam thu về hơn 24 tỷ đồng từ hoạt động môi giới chứng khoán qua đó nâng doanh thu hoạt động lên gần 80,7 tỷ đồng. Lợi nhuận sau thuế thu về 28,6 tỷ đồng, tăng 26,5% so với quý I/2018.
THANH HÀ
Theo bizlive.vn
Tuần qua, khối ngoại tập trung xả bán cổ phiếu bất động sản
Nhà đầu tư nước ngoài giao dịch khá hạn chế trong tuần đầu tiên của tháng 7 và chỉ mua ròng chưa tới 60 tỷ đồng trên toàn thị trường. Đáng chú ý, trong khi cổ phiếu PLX được đẩy mạnh mua ròng trong từng phiên giao dịch, thì các mã bất động sản như PDR, VHM, VIC, NDN... lại bị xả bán mạnh.
Trên sàn HOSE, khối ngoại thực hiện 2 phiên mua ròng và 3 phiên bán ròng. Tổng cộng, khối ngoại đã bán ròng 8,29 triệu đơn vị, tăng mạnh so với tuần cuối tháng 6 chỉ bán ròng 622.510 đơn vị; tổng giá trị vẫn là mua ròng 60,03 tỷ đồng, giảm mạnh hơn 70% so với tuần trước đó.
Trong đó, khối này đã mua vào 57,94 triệu đơn vị với tổng giá trị mua vào đạt 2.481,06 đồng (cùng giảm hơn 13% cả về lượng và giá trị so với tuần trước); và bán ra với khối lượng 66,23 triệu đơn vị, giá trị 2.421,03 tỷ đồng (giảm nhẹ 2% về lượng và 8,8% về giá trị so với tuần trước).
Trong khi đó, trên sàn HNX, nhà đầu tư nước ngoài thực hiện 1 phiên bán ròng duy nhất ngày 2/7 và 4 phiên mua ròng. Tổng cộng, khối ngoại đã bán ròng 2,11 triệu đơn vị, giá trị tương ứng 22,04 tỷ đồng; trong khi tuần cuối tháng 6 mua ròng 1,03 triệu đơn vị, giá trị 11,79 tỷ đồng.
Cụ thể, khối này đã mua vào với khối lượng 2,94 triệu đơn vị, giá trị 53,25 tỷ đồng (tăng 7,36% về lượng và 20,56% về giá trị so với tuần trước) và bán ra với khối lượng 5,05 triệu đơn vị, giá trị 75,29 tỷ đồng (tăng mạnh 195,49% về lượng và tăng 152,32% về giá trị so với tuần trước).
Còn trên thị trường UPCoM, nhà đầu tư nước ngoài mua ròng 3 phiên và bán ròng 2 phiên. Tổng cộng, khối ngoại đã bán ròng 378.590 đơn vị, trong khi tuần trước đó mua ròng 1,79 triệu đơn vị; tổng giá trị vẫn là mua ròng 18,36 tỷ đồng, giảm mạnh 85,48% so với tuần cuối tháng 6.
Trong đó, khối này đã mua vào 4,38 triệu đơn vị, giá trị 219,38 tỷ đồng (giảm 62,96% về lượng và 51,36% về giá trị so với tuần trước) và bán ra với khối lượng 4,75 triệu đơn vị, giá trị 201,02 tỷ đồng (giảm 52,54% về lượng và 38% về giá trị so với tuần trước).
Tổng cộng trên cả 3 sàn, khối ngoại đã bán ròng 10,78 triệu đơn vị, trong khi tuần trước đó mua ròng gần 2,2 triệu đơn vị; tổng giá trị vẫn là mua ròng 56,35 tỷ đồng, giảm mạnh 83,35% so với tuần trước (mua ròng 338,49 tỷ đồng).
Nhìn lại diễn biến mua bán tuần qua:
Nhà đầu tư nước ngoài mua ròng mạnh nhất cổ phiếu PLX với khối lượng hơn 4,63 triệu đơn vị, giá trị tương ứng 297,74 tỷ đồng.
Đứng ở vị trí thứ 2, chứng chỉ quỹ E1VFVN30 được mua ròng 4,48 triệu đơn vị, tương ứng tổng giá trị đạt 65,26 tỷ đồng.
Trái lại, cổ phiếu HPG bị khối ngoại bán ròng mạnh nhất với khối lượng 7,64 triệu đơn vị, tương ứng tổng giá trị 172,28 tỷ đồng.
Tiếp theo đó, PDR bị bán ròng 3,67 triệu cổ phiếu, giá trị 101,16 tỷ đồng.
Đáng chú ý, cặp đôi lớn nhà Vin là VIC và VHM cũng bị khối ngoại đẩy bán trong tuần qua, với tổng giá trị bán ròng tương ứng đạt 69,27 tỷ đồng và 75,53 tỷ đồng.
Trên sàn HNX, khối ngoại mua ròng mạnh nhất PVS với khối lượng 446.200 đơn vị, giá trị 10,44 tỷ đồng.
Trái lại, cổ phiếu NDN vẫn dẫn đầu danh mục bị bán ròng mạnh với khối lượng đạt 864.045 đơn vị, giá trị 13,91 tỷ đồng.
Đứng ở vị trí tiếp theo, SHB bị bán ròng 411.600 cổ phiếu, giá trị 2,76 tỷ đồng; TNG bị bán ròng 304.400 cổ phiếu, giá trị 6,6 tỷ đồng; CEO bị bán ròng 297.000 cổ phiếu, giá trị 3,29 tỷ đồng; LAS bị bán ròng 290.000 cổ phiếu, giá trị 1,98 tỷ đồng...
T.T
Theo tinnhanhchungkhoan.vn
Thị phần môi giới sàn HOSE quý II/2019: SSI trụ vững vị trí quán quân, ACBS và KIS bật khỏi top 10 Sở Giao dịch chứng khoán TP HCM (HoSE) công bố danh sách 10 công ty chứng khoán có thị phần môi giới cổ phiếu và chứng chỉ quỹ lớn nhất quý II và bán niên 2019. Theo đó, tổng thị phần môi giới quý II trên sàn HOSE của top 10 đạt 62,24%, giảm gần 3% so với quý trước đó (thị phần...