Chứng khoán KB Việt Nam bị phạt 70 triệu đồng do không lưu giữ đầy đủ hồ sơ
Với hành vi không lưu giữ đầy đủ hồ sơ, dữ liệu, tài liệu, chứng từ liên quan đến hoạt động, Chứng khoán KB Việt Nam bị phạt 70 triệu đồng.
Thanh tra Ủy ban Chứng khoán Nhà nước (UBCKNN) vừa ban hành quyết định về việc xử phạt vi phạm hành chính đối với CTCP Chứng khoán KB Việt Nam (KBSV) do sai phạm liên quan đến giao dịch cổ phiếu FTM.
Cụ thể, Chứng khoán KB Việt Nam đã không lưu giữ đầy đủ bằng chứng chứng minh việc đặt lệnh giao dịch thỏa thuận cổ phiếu CTCP Đầu tư và Phát triển Đức Quân (Fortex, HoSE: FTM) trong giai đoạn từ ngày 2/1-30/8/2019 của 2 tài khoản giao dịch chứng khoán.
Với hành vi không lưu giữ đầy đủ hồ sơ, dữ liệu, tài liệu, chứng từ liên quan đến hoạt động của công ty chứng khoán như trên, Chứng khoán KB Việt Nam bị phạt tiền 70 triệu đồng.
Thống kê, trong khoảng thời gian từ 2/1-30/8/2019, cổ phiếu FTM biến động tăng đến 67% từ mức giá 15.000 đồng/cp lên 25.000 đồng/cp. Sau thời gian này thị trường chứng khoán có phen chứng kiến chuổi giảm sàn 30 phiên liên tiếp của cổ phiếu FTM.
Từ vùng giá 23.600 đồng/cổ phiếu xuống xấp xỉ 2.800 đồng/cổ phiếu, tương ứng mất đi gần 90% giá trị. Cùng với đó thanh khoản thị trường cũng giảm. Hiện cổ phiếu này chỉ giao dịch lình xình ở vùng giá dưới 2.000 đồng/cp.
Video đang HOT
Trở lại với KBSV, trong cuối năm 2019, Cục thuế TP Hà Nội có quyết định xử phạt vi phạm hành chính về thuế đối với công ty chứng khoán này.Theo đó, Chứng khoán KB Việt Nam đã kê khai doanh thu còn chưa đúng quy định về thuế giá trị gia tăng.
Còn về thuế thu nhập doanh nghiệp, Công ty còn hạch toán chi phí trích lập công nợ khó đòi chưa đúng quy định, hạch toán chi phí lãi vay còn chưa đúng quy định.
Như vậy, Chứng khoán KB Việt Nam bị phạt tiền gần 236 triệu đồng theo mức 20% trên số tiền thuế kê khai sai; phạt 6 triệu đồng vì lập hóa đơn không đúng thời điểm. Theo đó tổng số tiền phạt là gần 242 triệu đồng.
Ngoài ra, Chứng khoán KB Việt Nam còn phải khắc phục bằng cách nộp đủ số thuế thu nhập doanh nghiệp còn thiếu là 1,17 tỷ đồng cho năm 2017 và 2018; tiền chậm nộp thuế thu nhập doanh nghiệp là 86 triệu đồng.
Tổng mức phạt và khắc phục mà Chứng khoán KB Việt Nam phải nộp là hơn 1,4 tỷ đồng.
Tăng thêm 10% mức trừ tổng chi phí lãi vay khi nộp thuế thu nhập doanh nghiệp
Đó là nội dung quan trọng vừa được Chính phủ quy định tại Nghị định số 68/2020/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung Khoản 3 Điều 8 Nghị định số 20/2017/NĐ-CP ngày 24/2/2017 của Chính phủ quy định về quản lý thuế đối với doanh nghiệp có giao dịch liên kết. Nghị định có hiệu lực thi hành từ 24/6/2020 và được áp dụng ngay trong kỳ tính thuế năm 2019.
Chính phủ ban hành Nghị định quy định về quản lý thuế đối với doanh nghiệp có giao dịch liên kết. Nguồn: Internet.
Cụ thể, Nghị định số 68/2020/NĐ-CP quy định rõ tổng chi phí lãi vay được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế thu nhập doanh nghiệp đối với doanh nghiệp có giao dịch liên kết như sau:
Một là, tổng chi phí lãi vay (sau khi trừ lãi tiền gửi và lãi cho vay) phát sinh trong kỳ được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế thu nhập doanh nghiệp không vượt quá 30% của tổng lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh trong kỳ cộng chi phí lãi vay (sau khi trừ lãi tiền gửi và lãi cho vay) phát sinh trong kỳ cộng chi phí khấu hao phát sinh trong kỳ (theo Nghị định số 20/2017/NĐ-CP, tổng chi phí lãi vay phát sinh trong kỳ của người nộp thuế được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế thu nhập doanh nghiệp không vượt quá 20% của tổng lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh cộng với chi phí lãi vay, chi phí khấu hao trong kỳ của người nộp thuế).
Hai là, phần chi phí lãi vay không được trừ theo quy định tại điểm a nêu trên được chuyển sang kỳ tính thuế tiếp theo khi xác định tổng chi phí lãi vay được trừ trong trường hợp tổng chi phí lãi vay phát sinh được trừ của kỳ tính thuế tiếp theo thấp hơn mức quy định tại Điểm a nêu trên. Thời gian chuyển chi phí lãi vay tính liên tục không quá 05 năm kể từ năm tiếp sau năm phát sinh chi phí lãi vay không được trừ.
Ba là, quy định tại điểm a nêu trên không áp dụng với các khoản vay của người nộp thuế là tổ chức tín dụng theo Luật Các tổ chức tín dụng; tổ chức kinh doanh bảo hiểm theo Luật Kinh doanh bảo hiểm; các khoản vay vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA), vay ưu đãi của Chính phủ thực hiện theo phương thức Chính phủ đi vay nước ngoài cho các doanh nghiệp vay lại; các khoản vay thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia chương trình nông thôn mới và giảm nghèo bền vững); các khoản vay đầu tư chương trình, dự án thực hiện chính sách phúc lợi xã hội của Nhà nước (nhà ở tái định cư, nhà ở công nhân, sinh viên và dự án phúc lợi công cộng khác).
Bốn là, người nộp thuế kê khai tỷ lệ chi phí lãi vay trong kỳ tính thuế theo Mẫu số 01 tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định số 68/2020/NĐ-CP.
Bên cạnh đó, Nghị định cũng quy định rõ đối với kỳ tính thuế thu nhập doanh nghiệp năm 2017, 2018, các trường hợp thuộc đối tượng áp dụng theo quy định tại khoản 3 Điều 8 Nghị định số 20/2017/NĐ-CP ngày 24/02/2017 thì được áp dụng điểm a khoản 3 Điều 8 Nghị định số 20/2017/NĐ-CP được sửa đổi, bổ sung tại Điều 1 Nghị định số 68/2020/NĐ-CP, cụ thể như sau:
Thứ nhất, người nộp thuế được khai bổ sung hồ sơ khai quyết toán thuế thu nhập doanh nghiệp năm 2017; năm 2018 để xác định chi phí lãi vay, số thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp tương ứng (nếu có) và nộp cho cơ quan thuế quản lý trực tiếp trước ngày 01/01/2021. Cơ quan thuế quản lý trực tiếp có trách nhiệm thực hiện công tác quản lý thuế, kiểm tra hồ sơ khai thuế tại trụ sở cơ quan thuế theo quy định tại Luật Quản lý thuế và các văn bản hướng dẫn thi hành.
Trường hợp sau khi khai bổ sung, số thuế thu nhập doanh nghiệp giảm thì sẽ được giảm số tiền chậm nộp tương ứng (nếu có).
Thứ hai, đối với trường hợp người nộp thuế có số tiền thuế thu nhập doanh nghiệp, tiền chậm nộp đã nộp ngân sách nhà nước lớn hơn số tiền thuế thu nhập doanh nghiệp, tiền chậm nộp đã xác định lại thì phần chênh lệch được bù trừ vào số thuế thu nhập doanh nghiệp trong năm 2020. Trường hợp số thuế thu nhập doanh nghiệp trong năm 2020 không đủ bù trừ hết thì phần còn lại được bù trừ vào thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp trong các năm tiếp theo nhưng tối đa không quá 05 năm kể từ năm 2020. Kết thúc thời hạn trên, không xử lý số thuế còn lại chưa bù trừ hết.
Thứ ba, với trường hợp cơ quan thuế hoặc cơ quan nhà nước có thẩm quyền đã thực hiện thanh tra, kiểm tra và đã có kết luận thanh tra, kiểm tra, quyết định xử lý theo quy định của Luật Quản lý thuế, người nộp thuế đề nghị cơ quan thuế quản lý trực tiếp xác định lại số thuế phải nộp. Căn cứ vào đề nghị của người nộp thuế và các hồ sơ, tài liệu có liên quan, cơ quan thuế xác định lại số thuế phải nộp, tiền chậm nộp tương ứng để thực hiện bù trừ phần chênh lệch theo quy định tại điểm b khoản này.
Việc xác định lại số thuế phải nộp được thực hiện tại trụ sở cơ quan quản lý thuế, không thực hiện thanh tra, kiểm tra lại tại trụ sở người nộp thuế, không thực hiện điều chỉnh lại kết luận và quyết định thanh tra, kiểm tra năm 2017, 2018.
Trường hợp đã xử phạt vi phạm hành chính về thuế hoặc đang giải quyết theo trình tự khiếu nại thì không điều chỉnh lại số tiền phạt vi phạm hành chính về thuế.
Quy định mới về tổng chi phí lãi vay đối với doanh nghiệp có giao dịch liên kết Chính phủ vừa ban hành Nghị định 68/2020/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung Khoản 3 Điều 8 Nghị định số 20/2017/NĐ-CP ngày 24/2/2017 của CP quy định về quản lý thuế đối với doanh nghiệp có giao dịch liên kết. Sơ chế cá tại một doanh nghiệp sản xuất thủy hải sản xuất khẩu của thị trấn Định An, huyện Trà Cú, Trà Vinh....