Chứng khoán Hàn Quốc chấm dứt chuỗi giảm điểm 4 ngày liên tục
Ngày 10/12, chứng khoán Hàn Quốc chứng kiến phiên khởi sắc đi lên, chấm dứt chuỗi giảm 4 phiên liên tiếp trước lo ngại về tình hình biến động chính trị sau khi Tổng thống nước này ban bố tinh trạng khẩn cấp vào tuần trước.
Kết thúc phiên giao dịch ngày 10/12, cổ phiếu Seoul tăng hơn 2% trong bối cảnh các nhà đầu tư mong đợi sớm tiến hành cuộc điều tra Tổng thống Yoon Suk-yeol về việc ban bố thiết quân luật.
Theo đó, chỉ số giá cổ phiếu tổng hợp Hàn Quốc (KOSPI) tăng 57,26 điểm, tương ứng 2,43% lên mức 2.417,84 điểm.
Khối lượng giao dịch được ghi nhận ở mức độ trung bình, đạt 587 triệu cổ phiếu với trị giá 9,05 nghìn tỷ won (6,34 tỷ USD), trong đó, số mã tăng áp đảo so với số mã giảm vởi tỷ lệ 873/48.
Các tổ chức đã mua ròng cổ phiếu trị giá 459,5 tỷ won, trong khi các nhà đầu tư nước ngoài và bán lẻ kết hợp bán ròng 672,8 tỷ won.
Video đang HOT
Tại Seoul, cổ phiếu Blue chip tăng giá trên diện rộng, với cổ phiếu dẫn đầu thị trường là Samsung Electronics tăng 1,12% lên 54.000 won và đối thủ cạnh tranh là SK hynix cũng tăng 0,89% khi đóng cửa ở mức 170.400 won.
Cổ phiếu ngành ô tô và sinh học cũng có sự bứt tốc mạnh mẽ khi Hyundai Motor tăng 4,73% lên 210.500 won và Celltrion tăng 4% lên 182.100 won.
Cổ phiếu ngành năng lượng cũng tăng mạnh khi cổ phiếu lọc dầu hàng đầu SK Innovation tăng vọt 8,43% lên 118.300 won.
Bên cạnh đó, đồng won Hàn Quốc cũng có phiên tăng mạnh so với đồng USD. Vào lúc 15 giờ 30 ngày 10/12, đồng nội tệ won của Hàn Quốc được giao dịch ở mức 1.426,90 won đổi lấy 1 đồng USD, tăng 10,1 won so với phiên trước đó.
Giá trái phiếu biến động ngược chiều so với lợi suất. Lợi suất trái phiếu kho bạc kỳ hạn 3 năm giảm 5,5 điểm cơ bản xuống 2,524%. Trong khi đó, lợi nhuận trái phiếu chính phủ kỳ hạn 5 năm tăng 0,7 điểm cơ bản lên 2,586%.
Tổng thống Hàn Quốc đang phải đối mặt với cuộc điều tra hình sự liên quan đến tội phản quốc và các cáo buộc khác liên quan đến lệnh thiết quân luật vào tuần trước. Vào 9/12, Bộ Tư pháp Hàn Quốc đã ban hành lệnh cấm xuất cảnh đối với ông Yoon theo yêu cầu của các cơ quan điều tra. Tổng thống Yoon đã giao phó nhiệm kỳ của mình cho đảng cầm quyền, nhưng khối đối lập đang thúc đẩy việc phế truất ông thông qua luận tội.
Các chuyên gia về chứng khoán bày tỏ sự lạc quan rằng cuộc điều tra về cáo buộc đối với ông Yoon đang tiến triển nhanh chóng, làm dấy lên hy vọng sớm giải quyết được tình hình bất ổn chính trị.
Ông Lee Kyung-min, một nhà nghiên cứu tại Daishin Securities, cho biết: “Có vẻ như các nhà đầu tư tin rằng tình hình đã qua giai đoạn tồi tệ nhất và hiện đang bước vào giai đoạn phục hồi. Chúng ta có thể thấy dòng tiền mua cổ phiếu ổn định trong thời điểm hiện tại”.
Cựu Bộ trưởng Quốc phòng Hàn Quốc tiếp tục bị thẩm vấn lần thứ 3
Ngày 9/12, các công tố viên đã tiếp tục tiến hành phiên thẩm vấn lần thứ 3 đối với cựu Bộ trưởng Quốc phòng Hàn Quốc Kim Yong-hyun về nhiều tội danh khác nhau, trong đó có tội phản quốc, lạm dụng quyền lực.
Ông Kim Yong-hyun khi còn là Bộ trưởng Quốc phòng Hàn Quốc tới dự cuộc họp nội các ở Thủ đô Seoul ngày 15/10/2024. Ảnh: Yonhap/TTXVN
Ngay đầu giờ sáng 9/12, nhóm điều tra công tố đặc biệt điều tra vụ án đã tiếp tục thẩm vấn cựu Bộ trưởng Quốc phòng liên quan đến các cáo buộc về tội phản quốc, lạm dụng quyền lực và các tội danh khác. Đây là lần thứ 3 ông Kim bị thẩm vấn kể từ sau khi bị bắt khẩn cấp vào ngày hôm trước. Ông Kim được xác định là nghi phạm chính trong vụ Tổng thống Hàn Quốc ban bố tình trạng thiết quân luật tuần trước.
Ông bị cáo buộc là người chủ mưu trong việc ban bố lệnh thiết quân luật cấm mọi hoạt động chính trị cũng như điều động lực lượng quân đội đến trụ sở Quốc hội và các văn phòng của Ủy ban Bầu cử quốc gia sau tuyên bố của Tổng thống Yoon vào đêm 3/12.
Trong quá trình thẩm vấn, ông Kim được cho là đã thừa nhận mối liên quan của mình đối với vụ việc, bao gồm đề xuất thiết quân luật, nhưng tuyên bố rằng hành động của ông không bất hợp pháp và không vi hiến.
Trước đó, trong ngày 8/12, cơ quan công tố Hàn Quốc đã tiến hành 2 phiên thẩm vấn đối với cựu Bộ trưởng Quốc phòng Hàn Quốc sau khi ông Kim bị bắt theo trường hợp khẩn cấp vào rạng sáng cùng ngày.
Các công tố viên đã thẩm vấn ông Kim trong khoảng 6 tiếng đồng hồ ngay sau khi vụ bắt giữ được thực hiện. Khoảng 9 tiếng sau, cơ quan công tố lại tiếp tục tiến hành thẩm vấn ông Kim lần thứ 2 cho đến khoảng 10 giờ tối.
Bên công tố đã thẩm vấn ông Kim về sự liên quan trong quá trình thực hiện thiết quân luật, trong đó có việc ông đã nhận được những mệnh lệnh nào từ Tổng thống Yoon và đã đưa ra chỉ thị gì cho bộ chỉ huy thiết quân luật.
Các công tố viên đã tiến hành bắt giữ khi xét đến mức độ nghiêm trọng của các cáo buộc đưa ra và lo ngại khả năng cựu Bộ trưởng Quốc phòng này sẽ tiêu hủy bằng chứng.
Việc đồn đoán cho rằng ông Kim có thể đang cố gắng tiêu hủy bằng chứng xuất hiện sau khi ông bị phát hiện đã tham gia lại Telegram sau khi xóa tài khoản trước đó. Bên công tố dự kiến sẽ khôi phục lại các nội dung trò chuyện trước đây của ông Kim trên nền tảng nhắn tin này.
Theo luật, nghi phạm tại Hàn Quốc có thể bị bắt mà không cần lệnh nếu có căn cứ thuyết phục để xác định là vi phạm tội nghiêm trọng hoặc khi có lo ngại về khả năng có hành vi tiêu hủy bằng chứng.
Theo luật định, bên công tố có 48 giờ để bắt giữ và thẩm vấn nghi phạm với các trường hợp vị bắt giữ khẩn cấp. Do đó, cơ quan công tố dự kiến sẽ nộp đơn xin lệnh của tòa án để chính thức bắt giữ ông Kim sớm nhất là vào cuối ngày 9/12.
Tiết lộ nội dung thẩm vấn cựu Bộ trưởng Quốc phòng Hàn Quốc Theo hãng tin Yonhap, rạng sáng 8/12, cựu Bộ trưởng Quốc phòng Hàn Quốc Kim Yong-hyun đã bị bắt giữ. Ngay trong ngày, cơ quan công tố đã tiến hành 2 phiên thẩm vấn để điều tra về cáo buộc phản quốc liên quan việc Tổng thống Yoon Suk-yeol ban bố thiết quân luật. Ông Kim Yong Hyun khi còn là Bộ trưởng...