Chứng khoán giảm mạnh, nhiều đại gia mạnh tay chi tiền “cứu” giá cổ phiếu
Chỉ tính riêng trong khoảng 20 ngày đầu tháng 3/2020, chỉ số VN-Index đã giảm hơn 156 điểm, tương đương hơn 17,7%. Để “cứu” giá cổ phiếu, nhiều đại gia đã chi tiền đậm mua vào.
Diễn biến phức tạp của dịch Covid-19 đang khiến hàng loạt thị trường chứng khoán châu Á, trong đó có thị trường chứng khoán Việt Nam liên tục chìm trong sắc đỏ, đặc biệt là từ đầu tháng 3 đến nay.
Chỉ tính riêng trong khoảng 20 ngày đầu tháng 3/2020, chỉ số VN-Index đã giảm hơn 156 điểm, tương đương hơn 17,7%.
Để “cứu” giá cổ phiếu, nhiều đại gia đã chi tiền mua vào.
Mới đây, ái nữ của bà Cao Thị Ngọc Dung – Chủ tịch HĐQT Vàng bạc đá quý Phú Nhuận (mã chứng khoán PNJ) là Trần Thị Ngọc Thảo đã thông báo đăng ký mua 2 triệu cổ phiếu PNJ. Giao dịch dự kiến thực hiện theo phương thức thỏa thuận hoặc khớp lệnh từ 25/3 đến 23/4/2020. Tính từ đầu năm 2020 đến nay, cổ phiếu PNJ đã giảm đi 36% giá trị, từ vùng giá 86.000 đồng/cổ phiếu hồi đầu năm xuống còn 55.000 đồng/cổ phiếu như hiện nay. Được biết, hiện bà Ngọc Thảo đang sở hữu hơn 4,7 triệu cổ phiếu PNJ tương ứng 2,1% tổng số cổ phiếu có quyền biểu quyết đang lưu hành của công ty. Còn bà Ngọc Dung đang sở hữu hơn 20,3 triệu cổ phiếu (tỷ lệ 9,03%).
Tương tự, cổ phiếu KBC của Tổng Công ty Phát triển đô thị Kinh Bắc (Kinh Bắc city – mã chứng khoán KBC) từ đầu năm đến nay cũng đã giảm 28% với mức giảm từ vùng giá 15.500 đồng/cổ phiếu xuống 11.100 đồng/cổ phiếu. Trước diễn biến giá cổ phiếu giảm mạnh, ông Đặng Thành Tâm, Chủ tịch HĐQT công ty vừa thông báo đăng ký mua thêm 10 triệu cổ phiếu để đầu tư. Giao dịch dự kiến theo phương thức khớp lệnh và thỏa thuận từ 26/3 đến 24/4/2020. Hiện ông Đặng Thành Tâm đang sở hữu 75,25 triệu cổ phiếu tương ứng 16,02% tổng số cổ phiếu có quyền biểu quyết đang lưu hành.
Mặc dù mức giảm giá của cổ phiếu Vinamilk (mã chứng khoán VNM) so với các cổ phiếu khác thấp, trong 20 ngày đầu tháng 3/2020, VNM giảm hơn 14,8%, và trong bối cảnh giá cổ phiếu giảm, mới đây “nữ tướng” Vinamilk là bà Mai Kiều Liên đã đăng ký mua vào 400.000 cổ phiếu VNM. Ngoài bà Liên, ông Trịnh Quốc Dũng, Giám đốc Điều hành Phát triển Vùng Nguyên Liệu của Vinamilk cũng đăng ký mua vào 200.000 cổ phiếu VNM. Và ông Lê Thành Liêm, Giám đốc Điều hành Tài chính, kiêm Kế toán trưởng của Vinamilk cũng đăng ký mua vào 200.000 cổ phiếu VNM.
Video đang HOT
Trước đó, ngày 18/3, 4 nhà lãnh đạo của Thế Giới Di Động (mã chứng khoán MWG) đã đăng ký mua vào gần 500 ngàn cổ phiếu MWG. Cụ thể là ông Đặng Minh Lượm, thành viên HĐQT Thế Giới Di động, đăng ký mua 290.000 cổ phiếu; Ông Đoàn Văn Hiểu Em, CEO chuỗi Điện Máy Xanh và Thegioididong.com, đăng ký mua 80.000 cổ phiếu; Giám đốc Tài chính Vũ Đăng Linh đăng ký mua 70.000 cổ phiếu; Và Kế toán trưởng Lý Trần Kim Ngân đăng ký mua 50.000 cổ phiếu. Tính tổng cộng, các sếp của Thế Giới Di Động đăng ký mua 490.000 cổ phiếu. Thời gian dự kiến thực hiện giao dịch là 23/3-21/4. Tương tự như các cổ phiếu khác, trong 20 ngày đầu tháng 3/2020, cổ phiếu MWG đang giảm 3,55% xuống 76.000 đồng/cp. Từ đầu năm đến nay, cổ phiếu MWG đã giảm hơn 33%.
Ngày 17/3, bà Nguyễn Thị Mai Thanh, Chủ tịch HĐQT CTCP Cơ điện lạnh (HoSE: REE) đã đăng ký mua vào 15 triệu cổ phiếu REEnhằm tăng tỷ lệ sở hữu. Giao dịch dự kiến diễn ra từ ngày 18/03-17/04 theo phương thức thỏa thuận hoặc khớp lệnh. Nếu giao dịch diễn ra thành công, tỷ lệ sở hữu của bà Thanh tại REE sẽ tăng lên mức 12,16%, tương đương với hơn 37,7 triệu cổ phiếu REE.
Ngày 16/3, ông Bùi Thành Nhơn, Chủ tịch HĐQT CTCP Địa ốc Nova (Novaland, mã chứng khoán NVL) đăng ký mua vào 5 triệu cổ phiếu NVL. Thời gian dự kiến diễn ra từ 20/03-18/04 theo phương thức thỏa thuận và khớp lệnh.
Ngày 13/3, bà Trần Thị Thoản, Phó Tổng Giám đốc thường trực của CTCP Nhựa An Phát Xanh (HoSE: AAA) đăng ký mua vào 5 triệu cổ phiếu AAA, nâng tỷ lệ sở hữu tại đây từ 0% lên mức 2,92%. Giao dịch dự kiến diễn ra từ ngày 18/03-16/04.
Ngày 12/3, ông Trần Vũ Minh, con trai của ông Trần Đình Long, Chủ tịch HĐQT Thép Hòa Phát (mã chứng khoán HPG) đã đăng ký mua vào 20 triệu cổ phiếu HPG với mục đích sở hữu cổ phiếu bởi trước đó ông Minh không sở hữu cổ phần tại HPG. Giao dịch dự kiến diễn ra trong khoảng thời gian 17/03-16/04.
Theo thống kê cho thấy, chỉ trong 3 tuần đầu tháng 3/2020, đã có gần 70 doanh nghiệp đăng ký mua cổ phiếu, bao gồm cả cổ phiếu quỹ và tăng tỷ lệ sở hữu của lãnh đạo các doanh nghiệp.
Nhiều ý kiến cho rằng, trong bối cảnh thị trường chứng khoán quốc tế liên tiếp chứng kiến các phiên giảm điểm kỷ lục và thị trường trong nước chịu áp lực bán ròng mạnh từ khối ngoại, thì hoạt động đăng ký mua vào cổ phiếu quỹ ở một số doanh nghiệp, hay nhiều lãnh đạo đăng ký mua nhằm ổn định giá cổ phiếu đang được nhìn nhận là tích cực với thị trường.
Hải Yến
"Hung tin" đầu năm thổi bay "tiền tấn" của các đại gia Việt
Căng thẳng giữa hai nước Mỹ- Iran đã làm nhà đầu tư toàn cầu lo ngại về chiến tranh có thể xảy ra. Chứng khoán Việt Nam theo đó cũng giảm rất mạnh vào hôm qua và khiến tài sản nhiều đại gia Việt bị hao hụt lớn.
Áp lực bán mạnh trong phiên chiều đã khiến thị trường rơi mạnh trong phiên 6/1/2020. VN-Index đóng cửa tại 955,79 điểm, ghi nhận mất 9,35 điểm tương ứng 0,97% và HNX-Index cũng mất 1,16 điểm tương ứng 1,13% còn 101,23 điểm. UPCoM-Index mất 0,77 điểm tương ứng 1,36% còn 55,88 điểm.
Thanh khoản đạt 187,2 triệu cổ phiếu tương ứng 3.416,8 tỷ đồng trên HSX và 24,49 triệu cổ phiếu tương ứng 283,27 tỷ đồng trên HNX. Con số này trên thị trường UPCoM là 9,29 triệu cổ phiếu tương ứng 111,31 tỷ đồng. Nhìn chung, nhịp độ giao dịch của thị trường vẫn khá nhàm chán vào giai đoạn cận Tết nguyên đán.
Không chỉ thị trường Việt Nam mà các thị trường chứng khoán trên thế giới cũng diễn biến tiêu cực do lo ngại chiến tranh xảy ra tại Trung Đông
Toàn thị trường bao trùm trong sắc đỏ. Thống kê cho thấy, số lượng mã giảm giá áp đảo hoàn toàn so với số mã tăng. Có 409 mã giảm, 36 mã giảm sàn so với 199 mã tăng và 39 mã tăng trần.
Thêm vào đó, VN-Index còn chịu sức ép lớn do các cổ phiếu lớn giảm giá mạnh. VHM mất 1.800 đồng, VJC mất 2.000 đồng, VCB mất 2.400 đồng, VNM mất 900 đồng, MSN mất 900 đồng và VIC mất 800 đồng.
ROS giảm sàn, mất thêm 1.050 đồng xuống còn 14.100 đồng/cổ phiếu. Cuối phiên mã này không có dư mua trong khi vẫn dư bán sàn hơn 193 nghìn đơn vị, khớp lệnh đạt hơn 7,52 triệu cổ phiếu.
Theo đó, chỉ riêng VCB đã lấy đi của VN-Index 2,59 điểm. Thiệt hại do VHM là 1,75 điểm; do BID là 1,05 điểm; do VIC là 0,78 điểm. VRE, TCB, VNM, VPB, VJC, MSN đều có ảnh hưởng xấu.
Với diễn biến bất lợi của thị trường hôm qua, tài sản nhiều đại gia trên thị trường chứng khoán bị ảnh hưởng mạnh.
Cụ thể, người giàu nhất thị trường là ông Phạm Nhật Vượng bị "hao hụt" khoảng 1.667 tỷ đồng; tài sản của bà Nguyễn Thị Phương Thảo cũng giảm 404 tỷ đồng; tài sản của ông Hồ Hùng Anh giảm khoảng 223 tỷ đồng và tài sản của ông Nguyễn Đăng Quang cũng sụt khoảng 173 tỷ đồng... Riêng ông Trịnh Văn Quyết tiếp tục giảm thêm 305 tỷ đồng trong khối tài sản trên sàn.
Các chỉ số trên thị trường phiên hôm qua giảm điểm mạnh bất chấp những nỗ lực cản đà rơi của nhóm cổ phiếu dầu khí. GAS đi ngược thị trường, tăng 3.000 đồng, đóng góp 1,67 điểm cho VN-Index. PLX, BSR, PVS, VPI, PVD, PVT, PGS, PXL, PVX, PVB, POS đều tăng giá.
Về triển vọng thị trường nói chung, theo nhận định của chuyên gia VDSC, với các sự kiện căng thẳng giữa hai nước Mỹ- Iran làm nhà đầu tư toàn cầu lo ngại về chiến tranh có thể xảy ra và có động thái không mấy sáng sủa. Thị trường chứng khoán Việt Nam cũng không thể ngoại lệ khi đã hòa nhập cùng thế giới.
Do đó, VDSC khuyến nghị nhà đầu tư chưa nên tham gia vào thị trường trong lúc này, dễ phát sinh rủi ro cao và không thể lường trước được các diễn biến phức tạp trên toàn cầu.
Chuyên gia từ BVSC thì đưa ra dự báo, VN-Index sẽ tiếp tục điều chỉnh về vùng hỗ trợ quanh 953 điểm trong phiên hôm nay 7/1. Tại đây, BVSC kỳ vọng chỉ số sẽ cho phản ứng hồi phục tăng điểm trở lại.
Tuy nhiên, trong kịch bản tiêu cực, vùng hỗ trợ trên trên bị xuyên thủng, thị trường có thể sẽ giảm về kiểm định vùng hỗ trợ quanh 946 điểm một lần nữa.
Về mặt xu hướng của thị trường trong ngắn hạn, chỉ số đang hình thành nhịp dao động điều chỉnh thứ hai trong kênh giá đi ngang được giới hạn bởi cận dưới 946 và cận trên 972 điểm. Thị trường dự kiến sẽ tiếp tục dao động trong kênh giá này trong những tuần còn lại của tháng 1/2020.
Theo Dân trí
May mắn "ập" đến đầu năm, loạt đại gia tăng hàng trăm tỷ đồng tài sản Bức tranh thị trường tươi sáng hơn trong phiên giao dịch đầu tiên 2/1 và với giá cổ phiếu tăng, giá trị nhiều đại gia như bà Nguyễn Thị Phương Thảo, ông Trần Đình Long, ông Hồ Xuân Năng, bà Cao Thị Ngọc Dung đều tăng mạnh. Tình hình thị trường đã có bước chuyển biến tích cực trong phiên chiều qua (2/1),...