Chứng khoán giảm điểm, tài khoản mở mới nhà đầu tư trong nước “hạ nhiệt”
Tháng 4 vừa qua chứng khiến nhịp điều chỉnh sâu hiếm thấy của thị trường khi VN-Index giảm 8,4%, mạnh nhất kể từ tháng 4/2020 nhưng dòng tiền bắt đáy rất dè dặt khiến thanh khoản thị trường sụt giảm đáng kể.
Theo số liệu từ Trung tâm lưu ký Chứng khoán Việt Nam (VSD), nhà đầu tư trong nước đã mở mới 231.960 tài khoản chứng khoán trong tháng 4. Trong đó, nhà đầu tư cá nhân tiếp tục là nòng cốt khi mở mới 231.782 tài khoản bên cạnh 178 tài khoản đến từ nhà đầu tư tổ chức. Lượng tài khoản mở mới tuy giảm đáng kể so với con số kỷ lục vào tháng trước nhưng vẫn ghi nhận mức cao thứ 2 trong lịch sử.
Tính chung 4 tháng đầu năm, nhà đầu tư trong nước mở mới tổng cộng hơn 908.460 tài khoản chứng khoán, gấp đôi tổng lượng tài khoản mở mới trong cả năm 2020. Tổng số tài khoản chứng khoán nhà đầu tư trong nước đến cuối tháng 4 đạt 5,2 triệu, chiếm hơn 5% dân số. Với tốc độ tăng trưởng như hiện tại, mục tiêu tỷ lệ người dân tham gia vào thị trường chứng khoán vào năm 2030 đạt 10% hoàn toàn khả thi.
Lượng tài khoản mở mới hạ nhiệt sau khi lập kỷ lục
Video đang HOT
Việc nhà đầu tư nội ồ ạt mở tài khoản chứng khoán thời gian gần đây có nhiều yếu tố, trong đó đáng kể nhất là việc (1) Lãi suất huy động đang ở mức thấp; (2) Kênh trái phiếu doanh nghiệp bị siết lại; (3) Nền kinh tế được kỳ vọng hồi phục mạnh sau đại dịch; (4) Định giá thị trường chứng khoán Việt Nam đang hấp dẫn so với các quốc gia trong khu vực; (5) Triển vọng nâng hạng thị trường mới nổi trong 2 năm tới; (6) Người dân ít có sự lựa chọn kênh đầu tư và (7) Việc áp dụng eKYC giúp mở tài khoản trở nên thuận tiện hơn. (8) Một số ngân hàng cũng triển khai chương trình tự động mở tài khoản chứng khoán tại CTCK liên kết cho khách hàng đến mở tài khoản.
Tháng 4 vừa qua chứng khiến nhịp điều chỉnh sâu hiếm thấy của thị trường khi VN-Index giảm 8,4%, mạnh nhất kể từ tháng 4/2020. Tuy nhiên, dòng tiền bắt đáy rất dè dặt khiến thanh khoản thị trường sụt giảm đáng kể dù lượng cổ phiếu mở mới vẫn ở mức cao.
Trong tháng 4, giá trị và khối lượng giao dịch bình quân phiên lần lượt đạt 22.117 tỷ đồng và 683,68 triệu cổ phiếu, giảm lần lượt 16,27% về giá trị và 15,26% về khối lượng so với tháng 3. Tổng giá trị và khối lượng giao dịch trong tháng lần lượt đạt khoảng 442.359 tỷ đồng và 13,67 tỷ cổ phiếu, giảm lần lượt 27,19% về giá trị và 26,31% về khối lượng so với tháng trước.
Cũng trong tháng 4/2022, nhà đầu tư nước ngoài đã mở mới 368 tài khoản, giảm 51 tài khoản so với tháng trước. Dù vậy, nhà đầu tư nước ngoại lại bất ngờ quay lại mua ròng hơn 4.000 tỷ đồng trong tháng 4 trên cả hai kênh khớp lệnh và thoả thuận. Nhờ đó, khối ngoại đã thu hẹp đáng kể đà bán ròng sau khi đã xả tới gần 7.000 tỷ trong quý 1/2022.
Yếu tố thúc đẩy khối ngoại tiếp tục bán ròng trong quý đầu năm được cho là đến từ những dự báo về chính sách thắt chặt tiền tệ của Fed trong bối cảnh lạm phát tại nhiều nước tăng cao. Tuy nhiên, khi lộ trình tăng lãi suất đã rõ ràng, nhà đầu tư nước ngoài được kỳ vọng sẽ sớm quay lại mua ròng cổ phiếu Việt Nam.
Chứng khoán 10/5: Thị trường nguy cơ biến động, nhà đầu tư nên dừng giải ngân
Chuyên gia cho rằng sắc đỏ sẽ tiếp tục bao trùm thị trường trong phiên hôm nay sau khi VN-Index mất gần 60 điểm vào hôm qua 9/5, nhà đầu tư nên tạm dừng giải ngân.
Hàng trăm cổ phiếu đỏ lửa, giảm sàn khiến VN-Index mất gần 60 điểm trong ngày "thứ Hai đen tối". Nhiều chuyên gia lo ngại đà giảm tiếp tục nới rộng khi tâm lý thị trường hiện tại vẫn đang tiêu cực.
Chứng khoán tiếp đà lao dốc sau "ngày thứ Hai đen tối"?
Theo ông Nguyễn Trung Du, Giám đốc Khối dịch vụ Đầu tư và Quản lý tài sản Công ty Chứng khoán Tân Việt (TVSI), phiên giảm điểm ngày 9/5 có mức tiêu cực gấp đôi với phiên giảm ngày cuối tuần trước ở cả điểm số lẫn số cổ phiếu giảm sàn.
Xét ở góc nhìn phân tích kỹ thuật, kỳ vọng đáy W của chỉ số VN-Index vẫn còn nguyên nhưng xác suất đang mỏng manh hơn khi trong nội tại thị trường áp lực bán là quá lớn.
Số lượng các cổ phiếu vốn hóa lớn có mức giảm dưới 2% phiên hôm nay như VNM của Vinamlik, VIC của Vingroup, VCB của Vietcombank, MSN của Masan Group...tạo một chút hi vọng về các đợt hồi phục của chỉ số trong phiên tới. Tuy nhiên trong nội tại thị trường vẫn rất áp lực.
"Chúng tôi vẫn bảo lưu quan điểm về kỳ vọng hình thành đáy W và theo chúng tôi các nhà đầu tư có mức cổ phiếu từ 50% tài sản trở lên nên tạm dừng giải ngân thêm để có hành động phù hợp sau phiên giao dịch quan trọng ngày mai", ông Du nhấn mạnh.
Nhóm chuyên gia đến từ Chứng khoán Asean (Asean SC) nhận định nguyên nhân khiến VN-Index giảm sâu trong hôm qua là do áp lực giải chấp từ công ty chứng khoán kết hợp với tâm lý chán nản của nhà đầu tư, trong bối cảnh thanh khoản tăng khá và ở mức trung bình 20 phiên.
Asean SC cho rằng nhà đầu tư không nên bán tháo ở giai đoạn hiện tại, nhất là khi VN-Index đã có mức chiết khấu hơn 17% kể từ đỉnh gần nhất, và đây cũng là cơ hội tốt để mua gom cổ phiếu cơ bản.
"Dự báo trong phiên giao dịch tới, chỉ số VN-Index sẽ có quán tính giảm điểm để VN-Index kiểm tra vùng hỗ trợ gần 1.250 - 1.260 điểm, và xa hơn là vùng hỗ trợ 1.230 - 1.240 điểm. Tuy vậy sự giằng co được kỳ vọng sẽ xuất hiện ở vùng giá thấp và có thể giúp chỉ số có sự hồi phục nhất định sau đó, trước khi có sự phân định xu hướng rõ ràng hơn về cuối ngày", báo cáo của Asean SC nêu.
Dưới góc nhìn thận trọng, khối phân tích thuộc Chứng khoán KBSV cho rằng áp lực bán gia tăng cùng với lực cầu suy yếu khiến cho chỉ số đánh mất vùng hỗ trợ quan trọng. Trong kịch bản VN-Index không giữ được đáy ngắn hạn, chỉ số nhiều khả năng sẽ mở rộng nhịp điều chỉnh xuống các vùng hỗ trợ sâu hơn quanh 1.220.- 1.240 nhằm tìm kiếm lực cầu bắt đáy trước khi xuất hiện nhịp hồi phục trở lại.
"Sau khi đã bán bớt một phần vị thế ngắn hạn, nhà đầu tư có thể giải ngân trở lại khi chỉ số kiểm định hoặc chớm phá vùng đáy ngắn hạn nhưng cần khống chế tỷ trọng ở mức vừa phải, tương ứng với mức chấp nhận rủi ro", các chuyên gia tại KBSV khuyến nghị.
Tương tự, các chuyên gia của Chứng khoán Đông Á (DongA Securities) cũng khuyên nhà đầu tư nên kiên nhẫn chờ đợi cơ hội. Theo nhận định của DongA Securities, tâm lý nhà đầu tư cá nhân đang mất bình tĩnh, cắt lỗ trong khi khối nhà đầu tư nước ngoài đã thực hiện mua ròng dù giá trị mua không quá lớn. Lo ngại về lạm phát và lãi suất tín dụng tăng dẫn đến bào mòn lợi nhuận doanh nghiệp khi biên lợi nhuận giảm và giá vốn hàng bán tăng. VN-Index có thể tiếp tục điều chỉnh trong những phiên giao dịch tiếp theo, chờ đợi cung cầu sẽ cân bằng hơn ở vùng giá đủ hấp dẫn.
"Nhà đầu tư chờ đợi thị trường tìm được điểm giao dịch cân bằng ở vùng giá đủ thấp để cổ phiếu trở nên hấp dẫn hơn, thận trọng trong các chiến lược lướt sóng ngắn hạn do rủi ro ngắn hạn vẫn ở mức cao", chuyên gia tại DongA Securities khuyến nghị.
Tạo niềm tin, thêm sức hút phát triển mạnh thị trường chứng khoán Chứng khoán Việt Nam biến động mạnh sau khi cơ quan quản lý và các cơ quan chức năng có những động thái quyết liệt trong xử lý các sai phạm, thanh lọc thị trường. Các tổ chức đầu tư, tổ chức tài chính và nhà đầu tư cá nhân đều đánh giá, động thái làm trong sạch thị trường dù khiến chứng...