Chứng khoán ‘đỏ sàn’ trong phiên đầu tuần, nhà đầu tư cần bình tĩnh
Việc thị trường chứng khoán Việt Nam (TTCKVN) “đỏ sàn” trong phiên đầu tuần sáng 10/3 khiến nhiều nhà đầu tư hoảng loạn, bán tháo nhằm tránh thua lỗ. Tuy nhiên, các chuyên gia chứng khoán khuyến cáo nên bình tĩnh, bởi thị trường sẽ có sự phục hồi.
Tính đến 11 giờ 30 ngày 10/3, TTCK vẫn tiếp tục giảm gần 7,57 điểm (- 0,91%), đưa chỉ số VN-Index xuống còn 827,92 điểm với 144 cổ phiếu tăng giá, 40 cổ phiếu đứng giá và 201 cổ phiếu giảm giá. Theo đó, khối lượng giao dịch toàn thị trường đạt hơn 169,917 triệu cổ phiếu, tương đương giá trị giao dịch là 2.945,27 tỷ đồng.
Dự báo các chuyên gia chứng khoán, chốt phiên giao dịch chiều ngày 10/3, VN-Index có thể giảm đến 10 điểm. Tuy nhiên, các chuyên gia khuyến cáo các nhà đầu tư nên bình tĩnh, không nên bán tháo cổ phiếu bằng mọi giá. Bởi theo nhận định của CTCP Chứng khoán MB (MBS), nguyên nhân thi trương giam là do gia dâu giam manh, dich bênh COVID-19 xuât hiên lân đâu ơ Ha Nôi va khôi ngoai vân duy tri mach ban rong phiên thư 20 liên tiêp. Vì vậy, phiên giam do yêu tô tâm lí nên kha năng phuc hôi cung rât nhanh, kha năng thi trương sau nhip giam sâu thương se co nhưng phiên hôi kĩ thuât.
Còn ông Lê Vương Hùng, Giám đốc khối kinh doanh môi giới CTCK Rồng Việt (VDSC), dự báo thị trường sẽ “cầm hơi” trong các phiên tới vì Trung Quốc – quan hệ kinh tế lớn nhất của Việt Nam – đã giảm dịch COVID-19 rõ rệt. Có thể thấy, Chủ tịch Tập Cận Bình còn đến Vũ Hán để kiểm tra tình hình kiểm soát dịch tại đây. Bên cạnh đó, số ca nhiễm mới của Việt Nam tăng ít do Chính phủ đang kiểm soát tốt và có phương án chuẩn bị từ trước.
Ngoài ra, theo ông Lê Vương Hùng, TTCK Việt Nam thực ra đã điều chỉnh gần 2 năm nay, giảm hơn 30% từ đỉnh 1.210 điểm. Đây là lực giảm khá mạnh so với thế giới, trong khi tăng trưởng GDP của Việt Nam dự báo sẽ tiếp tục duy trì ở mức trên 6% nên mức giảm của TTCK sẽ không nhiều nữa. Chưa kể, lợi nhuận cổ phiếu hiện tại của TTCK đạt khoảng 12,8 lần, như vậy TTCK đang có lợi suất gần 8% so với kênh gửi tiết kiệm hay các kênh đầu tư khác đang rất tiềm năng. Do đó, nhà đầu tư nên bình tĩnh chờ “sóng” đi qua.
Chuyên gia thị trường chứng khoán – tài chính Phan Dũng Khánh, Giám đốc Tư vấn Đầu tư của Công ty chứng khoán Maybank Kim Eng (MBKE) khuyến nghị: “Nếu nhà đầu tư thích mạo hiểm và có nhiều kinh nghiệm, có thể đầu tư các cổ phiếu nhỏ hoặc tham gia thị trường phái sinh. Nếu không, nhà đầu tư nên chờ đợi cơ hội và cơ cấu lại danh mục đầu tư; những cổ phiếu khó khả năng khôi phục trong thời gian dài nên cắt lỗ thu tiền lại. Chắc chắn, trong thời gian ngắn hạn thị trường sẽ có sự hồi phục nhẹ. Tuy nhiên, trước tình hình diễn biến khó lường do dịch COVID-19 đang ảnh hưởng đến nền kinh tế toàn cầu, thị trường sẽ còn nhiều biến động. Vì vậy, nhà đầu tư nên tiếp tục đứng ngoài quan sát và hạn chế mua bán ở thời điểm hiện tại”.
Theo báo cáo của Sở giao dịch chứng khoán TP Hồ Chí Minh (HOSE) ngày 10/3, kết thúc tháng 2/2020, các chỉ số chứng khoán chính của HOSE đều có sự suy giảm: VN Index đóng cửa ở mức 882,19 điểm, giảm 5,81%; các chỉ số VNAllshare, VN30 cũng lần lượt giảm 2,97% và 1,96% so với cuối tháng 1/2020. So với các thị trường chứng khoán quốc tế và trong khu vực, TTCK Việt Nam có mức giảm trung bình (chỉ số DOWJONES giảm hơn 10%, chỉ số KOSPI giảm hơn 6%, chỉ số SET giảm hơn 11%, chỉ số PSE giảm hơn 5,5%).
Tính đến hết ngày 28/2/2020, trên HOSE có 383 cổ phiếu, 3 chứng chỉ quỹ đóng, 2 chứng chỉ quỹ ETF, 63 chứng quyền có bảo đảm và 44 trái phiếu niêm yết; tổng khối lượng cổ phiếu niêm yết đạt 88,84 tỷ cổ phiếu. Tổng giá trị vốn hóa niêm yết tại HOSE tính đến ngày 28/2/2020 đạt 3,016 triệu tỷ đồng, giảm 5,8% so với tháng trước và đạt xấp xỉ 54,5% GDP 2018 (GDP theo giá hiện hành trước khi tính toán lại).
Video đang HOT
Thanh khoản thị trường cải thiện tích cực so với tháng 1 với giá trị giao dịch và khối lượng giao dịch bình quân phiên lần lượt đạt 4.802 tỷ đồng và 253,8 triệu cổ phiếu, tăng 34,2% và 24,06%. Trong tháng 2, nhà đầu tư nước ngoài đã bán ròng với giá trị khoảng 2.730 tỷ đồng. Tổng giá trị giao dịch của nhà đầu tư nước ngoài trong tháng đạt hơn 29,3 nghìn tỷ đồng, chiếm 10,29% tổng giá trị cả chiều mua và bán của toàn thị trường. Top 5 cổ phiếu được nhà đầu tư nước ngoài mua ròng với giá trị lớn nhất bao gồm HDB (85,8 tỷ đồng), SBT (57,1 tỷ đồng), STB (38,9 tỷ đồng), DGW (34 tỷ đồng) và VHM (33,4 tỷ đồng).
Sản phẩm Chứng quyền có bảo đảm (CW) tiếp tục được nhà đầu tư quan tâm, qua đó ghi nhận khối lượng giao dịch bình quân phiên đạt hơn 5,77 triệu CW, tương đương giá trị giao dịch đạt 7,52 tỷ đồng/phiên
Trong tháng 2, HOSE không cấp quyết định niêm yết mới cho công ty nào. Đối với sản phẩm CW, có 20 mã CW mới giao dịch trên HOSE với tổng khối lượng niêm yết mới đạt 48 triệu CW. Tính từ khi ra mắt, HOSE đã cấp quyết định niêm yết và giao dịch cho 101 mã CW trên 21 mã cổ phiếu cơ sở của 8 tổ chức phát hành.
Theo Hải Yên/Báo Tin tức
Góc nhìn khác về cơ hội bắt đáy chứng khoán
Không ít nhận định nhấn mạnh cơ hội mua vào khi thị trường chứng khoán xuống dốc đang được đưa ra, cổ vũ tinh thần của giới đầu tư. Tuy nhiên, ở góc nhìn khác, những tác động dài hạn mà dịch Covid-19 gây ra cũng như các yếu tố bất định bao phủ dày đặc trên thị trường khiến cơ hội này trở nên mong manh.
Bước vào năm 2020, nhà đầu tư đối diện với những khó khăn dễ nhận thấy: nền tảng kinh tế vĩ mô yếu hơn bởi chiến tranh thương mại, trái phiếu chính phủ trở nên ít vững chắc hơn khi lãi suất xuống thấp, thậm chí còn ở mức âm tại một số thị trường phát triển.
Trong bối cảnh này, thị trường chứng khoán trở nên hấp dẫn hơn, nhưng cũng phản ánh nhiều rủi ro hơn.
Tiếp sau đó, sự bùng phát của dịch Covid-19 ở quy mô toàn cầu nhấn mạnh tới 2 yếu tố bất ổn: cấu trúc tăng trưởng của nền kinh tế thế giới yếu hơn và các ngân hàng trung ương không còn những giải pháp thực sự hiệu quả.
Khi virus lan rộng tới một số quốc gia, đặc biệt tại Hàn Quốc, Italy và Iran, các thành viên thị trường khó có thể làm ngơ trước thực tế rằng, cả nguồn cung và nhu cầu đều chịu tác động mạnh mẽ theo hướng tiêu cực.
Trong bối cảnh này, nhiều nền kinh tế lần lượt hạ dự báo tăng trưởng GDP năm 2020, nhất là khu vực châu Á.
Dễ nhận thấy, các công ty là đối tượng nhận thức rõ rệt nhất các mối đe doạ hiện tại so với nhà kinh tế, giới chức quản lý hay giới đầu tư.
Một số công ty tạm ngừng công bố các kế hoạch sản xuất - kinh doanh, trong khi báo cáo mới nhất của Goldman Sachs về khu vực châu Á nhấn mạnh tới khả năng nền kinh tế tăng trưởng chậm lại, ít nhất trong quý I.
Xét cả ngắn hạn và dài hạn, các yếu tố khó đoán định vẫn bao trùm toàn cầu. Trong ngắn hạn, câu hỏi đặt ra là bao giờ dịch Covid-19 có thể được kiểm soát? Quá trình khôi phục tổn thất về vật chất và con người diễn ra như thế nào?
Trong dài hạn, các câu hỏi còn hóc búa hơn. Liệu việc kinh tế Trung Quốc trì trệ có tạo nên hiệu ứng domino với tác động mạnh tới các nền kinh tế đang phát triển?
Điều gì xảy ra với các doanh nghiệp Trung Quốc vốn đang đóng vai trò trụ của cột của không chỉ nền kinh tế Đại lục, mà còn của chuỗi cung ứng hàng hoá toàn cầu? Liệu các đứt gãy trong hệ thống kinh tế có làm bùng nổ khủng hoảng kinh tế thế giới?
Thông thường, các thành viên thị trường giữ vững niềm tin rằng, các ngân hàng trung ương luôn sẵn sàng và có nhiều biện pháp để hạn chế yếu tố bất ổn, thúc đẩy giá cả hàng hoá.
Theo đó, nếu nhà đầu tư đứng ngoài cuộc sẽ bỏ lỡ thời cơ mua vào khi thị trường đang xuống dốc nhanh chóng và không thu về lợi nhuận tích cực khi nền kinh tế bước vào guồng quay hồi phục.
Tuy nhiên, hiện tại, các ngân hàng trung ương không có nhiều dư địa để áp dụng các chính sách tiền tệ và thực tế, có những biện pháp không mang lại hiệu quả mong muốn.
Trong đó, Ngân hàng Trung ương châu Âu đang đối diện với lãi suất âm, lạm phát không đạt được mục tiêu trong nhiều năm; Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) vừa phát tín hiệu giữ nguyên lãi suất năm 2020, mục tiêu lạm phát 2% vẫn rất "xa vời"; tại châu Á, nhiều ngân hàng trung ương đã hạ lãi suất xuống mức thấp kỷ lục...
Khoảng cách được tích luỹ nhiều năm qua giữa giá trị của các loại tài sản và điều kiện suy yếu của nền kinh tế đang trở nên ngày càng sâu sắc và rõ rệt.
Mức giá giảm mạnh kích thích tâm lý mua vào, nhưng hoạt động "bắt đáy" hiện tại chỉ thích hợp với một số nhóm ngành.
Chờ đến khi dịch Covid-19 được kiểm soát, cơ hội thu lời lớn nếu bắt đáy sẽ bị bỏ lỡ, nhưng vẫn còn rất nhiều cơ hội nhỏ hơn khác, trong khi rủi ro được giảm thiểu.
Theo tinnhanhchungkhoan.vn
Big-Trends: Nhiều cổ phiếu đang ở mức giá hấp dẫn Có quá nhiều bất ngờ diễn ra trong tuần qua khi thị trường đã có diễn biến tăng giảm trái chiều với biên độ lớn. Căng thẳng Mỹ - Iran cũng bị đẩy tới đỉnh điểm đã khiến TTCK thế giới và Việt Nam rung chuyển. VN-Index giảm mạnh về dưới mốc 950 điểm trước khi bật lại quay về vùng 970 điểm...