Chứng khoán đỏ sàn ‘thổi bay’ gần 6 tỷ USD
Lực bán tháo tăng vọt trên diện rộng ngay khi thị trường mở cửa hôm 11/10 đã khiến hầu hết các cổ phiếu giảm giá mạnh. Điều này đồng nghĩa với việc hàng loạt tỷ phú Việt Nam cũng bị ảnh hưởng nặng nề.
Ngay khi VN-Index rớt xuống mốc 945,89 điểm, giảm 48 điểm (-4,48%), tài sản của tỷ phú Phạm Nhật Vượng, Chủ tịch Tập đoàn Vingroup liền “bốc hơi” gần 3.500 tỷ đồng, với việc cổ phiếu VIC giảm 4,8% . Ông Vượng hiện giữ gần 724 triệu cổ phiếu VIC.
Các cổ phiếu khác thuộc họ Vingroup cũng diễn biến tương tự, VHM giảm 5,6%; SDI giảm 5,3% và VRE giảm 6%.
Chứng khoán chiều ngày 11/10 tiếp tục có những phiên giao dịch đỏ lửa
Đứng vị trí thứ 2 về số tiền “bốc hơi” là nữ tỷ phú Nguyễn Thị Phương Thảo, Tổng giám đốc Vietjet, tạm thời mất đi gần 1.200 tỷ đồng trên thị trường chứng khoán. Bà Thảo đang nắm giữ 168,5 triệu cổ phiếu Vietjet và gần 36 triệu cổ phiếu HDB của HD Bank. Trong ngày 11/10, cổ phiếu VJC giảm 4,3% còn HDB giảm 5%.
Tiếp theo, đại gia Trịnh Văn Quyết, Chủ tịch Tập đoàn FLC giảm 741 tỷ đồng về giá trị tài sản do các cổ phiếu FLC giảm 6,6%, ROS giảm 5,2% và ART giảm sàn 9,6%.
Tài sản của ông Trần Đình Long, Chủ tịch Tập đoàn Hòa Phát giảm 706 tỷ đồng do cổ phiếu HPG giảm 4,5%.
“) center center / 34% no-repeat, rgba(0, 0, 0, 0.5); border: 1px solid rgba(0, 0, 0, 0.05); cursor: pointer; left: 10px; bottom: 10px; width: 30px; height: 30px;”>
Hàng loạt tỷ phú khác cũng chứng kiến túi tiền bốc hơi mạnh. Nhiều doanh nhân thấy con đường trở thành tỷ phú USD như trường hợp ông Hồ Xuân Năng, Hồ Hùng Anh… trở nên dài hơn.
Video đang HOT
Với mức vốn hóa trên thị trường chứng khoán khoảng 140 tỷ USD như hiện nay, thì túi tiền của các nhà đầu tư đã ‘bốc hơi’ gần 6 tỷ USD.
Như vậy, ở vào thời điểm hiện tại, so với đỉnh cao vốn hóa 170 tỷ USD ghi nhận vào ngày 9/4 (khi VN-Index đạt trên 1.200 điểm), thị trường chứng khoán Việt Nam đã bốc hơi gần 21%, tương đương mất khoảng 36 tỷ USD trong vòng nửa năm qua.
VN-Index từ mức 1.200 điểm về hiện tại còn 945,89 điểm. Thanh khoản cũng giảm chỉ còn khoảng 40-50% so với thời kỳ đỉnh cao, kéo dài trong hơn 6 tháng từ quý 4/2017 tới qua quý 1/2018.
Theo các chuyên gia tài chính, thị trường chứng khoán Việt Nam đang ở trong giai đoạn nhạy cảm, chịu áp lực rút vốn từ xu hướng rút vốn chung trên toàn cầu. Các doanh nghiệp Việt cũng chịu áp lực lớn khi đồng Nhân dân tệ giảm giá mạnh so với đồng USD, ở mức cao hơn nhiều so với tốc độ giảm giá của đồng VND với USD.
UYÊN PHƯƠNG
Theo tienphong.vn
VnIndex tăng 18 điểm, tỷ phú Phạm Nhật Vượng lại "mất" 217 tỷ đồng
Lực cầu bất ngờ gia tăng ở nhóm cổ phiếu ngân hàng nửa cuối phiên sáng và phiên chiều đã giúp nhiều mã trong nhóm này tăng trần, kéo VnIndex tăng vọt qua ngưỡng 920 điểm trước khi hạ nhiệt trở lại cuối phiên do đà giảm của VHM, VIC và VRE. Đà giảm của "cổ phiếu họ Vin" cũng khiến tài sản của tỷ phú Phạm Nhật Vượng giảm 217,19 tỷ đồng xuống 76.885,52 tỷ đồng.
"Cổ phiếu họ Vin" làm chậm đà tăng của VnIndex
Trong phiên giao dịch sáng, sau khi VnIndex bị đẩy xuống sát ngưỡng 855 điểm, lực cầu bắt đáy đã nhập cuộc ở nhóm cổ phiếu ngân hàng, giúp VnIndex đảo chiều ngoạn mục, đóng cửa trong sắc xanh với mức cao nhấ phiên.
Trong phiên chiều, lực cầu vào dòng cổ phiếu vua tiếp tục gia tăng, kéo hàng loạt mã tăng trần, giúp VnIndex bứt mạnh ngay khi bước vào phiên chiều, vượt qua ngưỡng 920 điểm. Dù có thời điểm rung lắc do áp lực bán gia tăng, nhưng chỉ số này nhanh chóng lấy lại mốc 920 điểm khi lực cầu hoạt động tích cực.
Tuy nhiên, trong những phút cuối phiên, với việc "cổ phiếu họ Vin" yếu đà đã khiến VnIndex hụt mất mốc 920 điểm.
Cụ thể, chốt phiên giao dịch cuối tuần, VnIndex tăng 18,11 điểm (2,01%), lên 917,51 điểm; HNX tăng điểm 4,31 điểm (4,47%) lên 100,7 điểm còn Upcom-Index tăng 0,43 điểm đóng cửa ở mức 49,67 điểm. Thanh khoản toàn thị trường có sự cải thiện khi tổng khối lượng khớp lệnh đạt triệu đơn vị, giá trị giao dịch đạt 4.636 tỷ đồng, tăng 22% so với phiên hôm qua (452 tỷ đồng thuộc về giao dịch thỏa thuận).
Chốt phiên giao dịch cuối tuần, VnIndex tăng 18,11 điểm (2,01%), lên 917,51 điểm
Nhóm cổ phiếu ngân hàng, chứng khoán khởi sắc với hàng loạt sắc tím tại CTG, STB, MBB, BID, VPB, HCM, VND. Trong đó, STB là mã có thanh khoản tốt nhất sàn với 8,47 triệu đơn vị được khớp, đóng cửa ở mức 10.400 đồng, CTG khớp 7,48 triệu đơn vị, đóng cửa ở mức 21.900 đồng, MBB khớp 5,4 triệu đơn vị, đóng cửa ở mức 20.250 đồng, BID khớp 5,17 triệu đơn vị, đóng cửa ở mức 23.100 đồng, VPB khớp gần 4 triệu đơn vị, đóng cửa ở mức 26.960 đồng.
Các mã khác dù không có sắc tím, nhưng cũng tăng mạnh, như HDB tăng 6,71%, lên 35.000 đồng, chỉ cách mức trần "1 bước chân" với 3,14 triệu đơn vị được khớp. VCB tăng 5,77%, lên 55.000 đồng với 3,44 triệu đơn vị được khớp. TCB tăng 2,31%, lên 28.800 đồng, TPB tăng 5,53%, lên 26.700 đồng.
Sự tăng giá của nhóm ngân hàng đã tạo sự lan tỏa đến toàn thị trường. Những cổ phiếu từng khớp ở mức giá sàn hay gần sàn như CVT, DXG cũng đều quay đầu và đóng cửa ở mức giá xanh.
Ở chiều ngược lại, VIC, VHM, VRE đồng loạt giảm giá sau khiến đà tăng của thị trường bị hãm lại. YEG của Yeah1 tiếp tục giảm sát giá sàn và đã giảm 35% trong vòng 7 phiên đã qua. Thị trường phái sinh lại xác lập một kỷ lục mới với gần 165 nghìn hợp đồng được giao dịch trong ngày.
Đà giảm của "cổ phiếu họ Vin" khiến tài sản của tỷ phú Phạm Nhật Vượng giảm 217,19 tỷ đồng
Sau phiên giao dịch hôm nay, tài sản của tỷ phú Nguyễn Thị Phương Thảo đã tăng thêm 652,05 tỷ đồng (2,83%) lên 23.653,53 tỷ đồng sau khi hai cổ phiếu VJC và HDB có sự tăng trưởng tốt ở phiên giao dịch ngày 6.7.
Tài sản của tỷ phú Trần Đình Long cũng trở lại ngưỡng 14.000 tỷ đồng sau khi giá trị giao dịch của cổ phiếu HPG tăng 1,94% lên 36.800 đồng/cổ phiếu. Trong khi đó, ông Trịnh Văn Quyết vẫn giữ vững vị trí thứ 3 trên bảng xếp hạng những người giàu nhất TTCK Việt Nam với khối tài sản đạt 14.397,74 tỷ đồng. Song tài sản của ông Quyết giờ chỉ còn hơn Long khoảng 350 tỷ đồng.
Sau khi đóng vai trò trụ đỡ, ngăn đà giảm điểm của VnIndex trong ít phiên gần đây, giá trị giao dịch của bộ ba "cổ phiếu họ Vin" là VIC, VHM, VRE lại giảm khiến VnIndex chỉ tăng 18,11 điểm (2,01%), lên 917,51 điểm dù từng có thời điểm qua ngưỡng 920 điểm. Điều này cũng khiến tài sản của tỷ phú Phạm Nhật Vượng giảm 217,19 tỷ đồng xuống 76.885,52 tỷ đồng.
Vinsmart mua bản quyền sở hữu trí tuệ từ BQ để sản xuất Vsmart
Ngày 5.7.2018, BQ - Công ty công nghệ hàng đầu châu Âu và Công ty VinSmart thuộc Tập đoàn Vingroup (HOSE: VIC) đã ký hợp đồng hợp tác toàn diện, nhằm thúc đẩy quá trình sản xuất các dòng điện thoại thông minh thương hiệu Vsmart theo tiêu chuẩn quốc tế.
BQ và Công ty VinSmart ký hợp đồng hợp tác toàn diện, nhằm thúc đẩy quá trình sản xuất các dòng điện thoại thông minh thương hiệu Vsmart
Theo hợp đồng, BQ bán cho VinSmart bản quyền sở hữu trí tuệ để phát triển 2 dòng điện thoại thông minh mang thương hiệu Vsmart, thuộc phân khúc cao cấp và bình dân. Đây là tiền đề quan trọng để VinSmart sớm cho ra mắt điện thoại thông minh thương hiệu Việt với thiết kế theo xu hướng của tương lai và công nghệ đạt tiêu chuẩn hàng đầu châu Âu.
Bên cạnh đó, VinSmart sẽ khai thác các thế mạnh của BQ ở hầu hết các khâu trong chuỗi giá trị sản xuất các thiết bị điện tử thông minh từ thiết kế, nghiên cứu và phát triển sản phẩm đến sản xuất. Đồng thời, VinSmart cũng sẽ hợp tác chặt chẽ với BQ trong quá trình nghiên cứu và phát triển sản phẩm, để từ đó đưa các công nghệ hiện đại nhất thế giới vào trong lĩnh vực sản xuất thiết bị điện tử thông minh.
Hiện tại, BQ đang hợp tác với nhiều đối tác công nghệ uy tín trên toàn cầu như Qualcomm, Google... và các trường đại học Tây Ban Nha để nghiên cứu, phát triển sản phẩm và triển khai sản xuất, qua đó đưa các công nghệ hiện đại nhất thế giới vào các sản phẩm Vsmart.
Phát biểu tại lễ ký kết, bà Nguyễn Mai Hoa, Tổng Giám đốc VinSmart cho biết: "Việc VinSmart hợp tác với Hãng công nghệ hàng đầu châu Âu BQ chỉ 3 tuần sau khi công bố triển khai sản xuất điện thoại thông minh Vsmart cho thấy quyết tâm của Tập đoàn Vingroup trong nỗ lực hướng tới nền sản xuất dựa trên tri thức và khoa học, góp phần nâng cao hiệu suất cho kinh tế Việt Nam. Chúng tôi vẫn đang tiếp tục làm việc với các đối tác hàng đầu thế giới, tìm kiếm các chuyên gia giỏi, đồng thời tiến hành hoàn thiện dây chuyền thiết bị để sản xuất điện thoại. Cùng với ô tô VinFast, điện thoại Vsmart sẽ góp phần thúc đẩy sự phát triển của nền công nghiệp Việt Nam và đưa thương hiệu Việt ra thế giới".
Theo Danviet
VnIndex tăng gần 16 điểm, tài sản tỷ phú Phạm Nhật Vượng lên gần 90.000 tỷ đồng Cổ phiếu VIC của tập đoàn Vingroup đứng đầu danh sách bán ròng của khối ngoại với 39,95 tỷ đồng. Tuy vậy, VIC vẫn có phiên giao dịch khá tốt khi tăng 3.500 đồng (2,9%) lên 124.000 đồng/cổ phiếu giúp tài sản chứng khoán của tỷ phú USD Phạm Nhật Vượng tăng hơn 2.500 tỷ đồng, tiệm cận ngưỡng 90.000 tỷ đồng. Sắc...