Chứng khoán dễ rủi ro trong ngắn hạn
Sau nhiều phiên tăng nóng, nhà đầu tư bắt đầu chốt lời, thị trường chứng khoán có thể có điều chỉnh theo hướng bất lợi
Đóng cửa phiên giao dịch cuối tuần (ngày 8-7), cả hai chỉ số chứng khoán có dấu hiệu điều chỉnh, giảm nhẹ. Mất 2,44 điểm, VN-Index còn 658,68 điểm khi đóng cửa; HNX-Index giảm 0,59 điểm, còn 87,57 điểm. Một số nhà đầu tư đã đứng ngoài đợt sóng này đang mong đợi thị trường giảm sâu hơn để mua vào trong khi một số nhà đầu tư đã mua bắt đầu chốt lời. Nếu tỉ trọng giao dịch thiên về bán nhiều hơn, tuần tới, thị trường có thể giảm nhưng sẽ không quá sâu.
Vượt đỉnh 8 năm
Trong phiên giao dịch trước đó, khi VN-Index vượt qua 650 điểm, mức cao nhất cách đây 8 năm cũng đã khiến nhiều nhà đầu tư hưng phấn sau một thời gian dài thị trường “ngủ đông”.
Thị trường chứng khoán khởi sắc trong thời gian gần đây
Theo thống kê của 2 sở giao dịch, trong quý II/2016, thị trường chứng khoán khởi sắc hơn so với quý trước đó. Kết thúc phiên giao dịch cuối tháng 6, VN-Index vươn lên 632,3 điểm, tăng 12,7% so với cuối quý I. Nếu tính luôn tuần đầu của tháng 7 khi tăng lên 657,95 điểm, VN-Index đã tăng đến hơn 13%. HNX-Index cũng tăng gần 8%, lên 87,57 điểm. Không chỉ điểm số, thanh khoản trong quý II cũng tiếp tục tăng tốt. Theo đó, tổng khối lượng giao dịch tại Sở Giao dịch chứng khoán TP HCM (HoSE) và Sở Giao dịch chứng khoán Hà Nội (HNX) đã đạt hơn 179.860 tỉ đồng (tăng 14,2% so với quý I/2016), tương ứng khối lượng giao dịch đạt hơn 10,8 tỉ cổ phiếu (tăng 2% so với quý trước).
Video đang HOT
Riêng tại HoSE, VN-Index 6 tháng đầu năm 2016 tăng gần 10%, trong đó, quý II tăng đến 12,66%. Đặc biệt, chỉ số VNSmallcap (cổ phiếu vốn hóa nhỏ) tăng 14,54% trong quý II và tăng đến 21,22% trong 6 tháng đầu năm. Thống kê của HoSE còn cho thấy chăm sóc sức khỏe là nhóm ngành tăng trưởng mạnh nhất với gần 45% trong 6 tháng đầu năm nay. Tiếp đó là ngành hàng tiêu dùng, tăng 39,85% trong quý và tăng 34,59% từ đầu năm. Trong khi đó, ngành tài chính lại giảm gần 3% so đầu năm.
Giao dịch mạnh
Trong phiên giao dịch cuối tuần này, tổng khối lượng và giá trị giao dịch cả hai sàn tăng nhẹ so với phiên trước, lên gần 4.300 tỉ đồng. Đây là mức khá cao so với giao dịch trung bình của quý II. Điều này cho thấy dù điều chỉnh nhưng nhà đầu tư vẫn giao dịch mạnh.
Theo chuyên gia chứng khoán Phan Dũng Khánh, vài phiên gần đây, thị trường tăng khá nóng. Nhiều người, nhất là những người chưa mua được hoặc mua nhầm những cổ phiếu không tăng giá, đã bất ngờ. Tuy nhiên, với những yếu tố tích cực như thanh khoản duy trì ở mức cao, khối ngoại không bán ròng, kinh tế vĩ mô ổn định, thị trường kinh tế thế giới vẫn duy trì tích cực thì thị trường chứng khoán nếu có giảm cũng khó giảm sâu.
Theo ông Khánh, 620 điểm của VN-Index được đánh giá là mốc quan trọng. Đợt tăng điểm vừa qua được đánh giá là phù hợp với tình hình của thị trường, dù không có tin nào quá tốt và ngoài vụ Brexit (Anh) cũng không có tin nào quá xấu. Cùng các mã blue chips tăng tốt, giá dầu cải thiện đã giúp cổ phiếu ngành dầu khí khởi sắc, kéo thị trường lên. Các cổ phiếu ngân hàng cũng được hưởng lợi nhờ chính sách tháo gỡ, lãi suất tăng được nhận định là cải thiện lợi nhuận cho các ngân hàng. Ngoài ra, thị trường địa ốc cải thiện, doanh nghiệp bất động sản đạt lợi nhuận khá. “Các hiệp định thương mại mà Việt Nam tham gia được kỳ vọng sẽ cải thiện môi trường kinh doanh cho doanh nghiệp. Đặc biệt, Chính phủ liên tục đưa ra các chính sách kích cầu kỳ vọng sẽ có nhiều tích cực cho nền kinh tế” – ông Khánh nhận định.
Không nên dùng đòn bẩy tài chính Ông Huỳnh Anh Tuấn, Tổng Giám đốc Công ty CP Chứng khoán SJC, cho rằng thị trường đã bước qua giai đoạn tăng trung hạn nhưng do chỉ số tăng nhanh quá buộc phải điều chỉnh. Vì thế, rủi ro ngắn hạn trong giai đoạn này tăng lên, nhà đầu tư cần thận trọng, tránh “đu” theo mua bằng được cổ phiếu, đặc biệt càng không nên sử dụng đòn bẩy tài chính.
Theo_24h
Rủi ro ngắn hạn của thị trường chứng khoán vẫn lớn
VN-Index đã trải qua một tuần giao dịch với nhiều chờ đợi, bất an và hy vọng.
Thị trường ngoại hối căng như dây đàn trước và cả sau kỳ họp của Quỹ Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) khiến khối ngoại tiếp tục rút vốn với quy mô lớn. Trong khi đó, việc tái cơ cấu danh mục của ETF có đã tác động mạnh và tiêu cực đến xu hướng thị trường trong phiên cuối tuần.
Trong 4 phiên đầu tuần, dù khối ngoại bán ròng với quy mô lớn, lo ngại Fed tăng lãi suất và đà sụt giảm mạnh của giá dầu, VN-Index vẫn tăng điểm khá ổn định với mức tăng trung bình 5 điểm/phiên trong 3 phiên liên tiếp. Tuy nhiên, đà tăng điểm mỏng manh này đã "gẫy" trong phiên cuối tuần trước áp lực bán ra mạnh mẽ của 2 quỹ ETF trong ngày cuối cùng của kỳ cơ cấu.
Giá trị bán ròng của khối ngoại trong phiên Thứ Sáu không quá lớn, chỉ 18 tỷ đồng trên HOSE, nhưng tác động xấu tới thị trường vì các cổ phiếu bán ra chủ yếu là các cổ phiếu vốn hóa lớn, trong khi việc mua vào các cổ phiếu có vốn hóa trung bình không gây tác động lan tỏa trên thị trường.
Diễn biến tích cực nhất trong tuần qua vẫn là lực cầu ổn định của nhà đầu tư trong nước đã giúp ổn định giá cổ phiếu. Ngay cả trong phiên cuối tuần, khi mà giá trị giao dịch lên đến gần 4.000 tỷ đồng với áp lực bán ra cực mạnh trong phiên đóng cửa, phần lớn các cổ phiếu bị các quỹ ETF bán ra đều có lực cầu trong nước đỡ.
PVD và PVT là hai cổ phiếu hiếm hoi "trắng bảng" bên mua trong đợt cơ cấu lại danh mục của các quỹ này. Với việc hai quỹ ETF đã kết thúc kỳ cơ cấu danh mục trong tuần qua, VN-Index dự kiến sẽ bớt chịu áp lực từ khối ngoại trong thời gian tới.
Tỷ giá vẫn là yếu tố đáng lo ngại nhất trong tuần qua dưới áp lực của việc Fed tăng lãi suất. Tỷ giá USD/VND tăng trần ngay từ đầu tuần và có thời điểm giá mua vào của VCB được đẩy lên bằng giá trần, cho thấy căng thẳng tỷ giá đã được đẩy lên một mức mới. Tỷ giá USD/VND quy đổi từ các ngoại tệ chủ chốt khác bị đẩy lên mức 22.800 đồng/USD, cao hơn giá trần hơn 1%.
Sau cuộc họp của Fed, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) đã hạ lãi suất tiền gửi USD xuống còn 0%/năm, nhưng tỷ giá vẫn chưa có dấu hiệu hạ nhiệt. Trong phiên cuối tuần, có thời điểm, tỷ giá chuyển đổi hạ xuống dưới 22.600 đồng/USD, nhưng nhanh chóng phục hồi vào sáng Thứ Bảy.
Nhìn chung, thị trường vẫn đang chờ đợi động thái mạnh mẽ hơn của NHNN dù theo hướng điều chỉnh tỷ giá hay áp dụng các biện pháp khác để giải tỏa căng thẳng trên thị trường ngoại hối. Với tình hình tỷ giá hiện tại, nhà đầu tư nước ngoài sẽ rất "ngại" giải ngân vì rất khó để mua USD theo giá chính thức khi thoái vốn và khả năng bị lỗ ngay 1 - 2% nếu NHNN điều chỉnh tỷ giá.
Nhìn chung, thị trường chứng khoán những ngày cuối năm vẫn chưa có tín hiệu tích cực và ổn định. Mức giá cổ phiếu hiện tại đã khá hấp dẫn. Tuy nhiên, rủi ro biến động giá ngắn hạn vẫn còn lớn khi mà căng thẳng tỷ giá đang ở mức cao và áp lực bán ròng của khối ngoại vẫn chưa giảm. Nhà đầu tư nên đợi thị trường ngoại hối ổn định, NHNN có định hướng cụ thể về điều hành thị trường năm 2016 và khối ngoại kết thúc bán ròng trước khi trở lại thị trường.
CTCK ACBS
Theo_Tin Nhanh Chứng Khoán
CPI 6 tháng đầu năm 2016 tăng 1,72%, áp lực lạm phát dồn vào 6 tháng cuối năm Sáng 24/6, Tổng Cục thống kê đã công bố chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 6 và 6 tháng đầu năm 2016. Theo đó, CPI bình quân 6 tháng đầu năm 2016 so với cùng kỳ năm ngoái tăng 1,72%. Theo Tổng Cục thống kê, CPI 6 tháng đầu năm nay có tốc độ tăng tương đối thấp. Bình quân mỗi tháng...