Chứng khoán đảo chiều nhanh “chóng mặt”, tăng gần 5 điểm cuối phiên
Cuối phiên giao dịch, VnIndex bất ngờ đảo chiều nhanh chóng mặt. Kết thúc phiên giao dịch, VnIndex tăng gần 5 điểm, HNX-Index tăng gần 0,28 điểm. Sắc xanh phủ toàn thị trường.
Suốt cả ngày giao dịch, thị trường chứng khoán trầm lắng, sắc đỏ bao trùm. Nhiều nhà đầu tư thậm chí còn tỏ ra hoang mang trước diễn biến của thị trường. Thế nhưng, cuối phiên giao dịch, VnIndex bất ngờ đảo chiều nhanh chóng mặt. Kết thúc phiên giao dịch, VnIndex tăng gần 5 điểm, HNX-Index tăng gần 0,28 điểm. Sắc xanh phủ toàn thị trường.
Như chúng tôi đã lưu ý nhà đầu tư sáng nay. Chúng tôi nhận thấy dấu hiệu bứt phá từ cổ phiếu BID và quả thật, cuối phiên BID đã tăng khá mạnh 4,5% lên 46.200 đồng. Sau BID, hàng loạt cổ phiếu vốn hoá lớn khác như HPG, HDB, NVL…đều đạt mức tăng khá.
Phía giảm giá nhóm cổ phiếu vốn hoá lớn có ROS, SAB, EIB.
Ở nhóm cổ phiếu penny, chúng tôi lưu ý nhà đầu tư về cổ phiếu DLG. DLG hôm nay bất ngờ đạt khớp lệnh hơn 12 triệu cổ phiếu và tiếp tục tăng nóng 5,1%.
Nhóm cổ phiếu nóng, chúng tôi nhận thấy FIT giảm sàn phiên hôm nay. Giám đốc đầu tư của FIT mới đây có lý giải nguyên nhân cổ phiếu tăng nhưng có vẻ như, nhà đầu tư không trông chờ nhiều vào quả ngọt từ một cổ phiếu đã tăng bằng lần trong thời gian ngắn.
GTN gây bất ngờ với cú giảm sàn phiên hôm nay. Có thể, “ game” M&A đã done và những nhà đầu tư nhỏ lẻ mua vào cổ phiếu đợt trước đã không ăn theo được game và nay bắt đầu bán dần cổ phiếu.
Video đang HOT
Kết phiên giao dịch, TNA vẫn giảm sàn dù đã có thời điểm gần cuối phiên giao dịch, cổ phiếu thoát giá sàn và hồi phục lên giá đỏ. Thanh khoản đã đạt đến hơn 1 triệu cổ phiếu.
===============
Tính đến 10h45, thị trường chứng khoán rơi vào trạng thái khá hoang mang. Nhà đầu tư nhìn bảng giá và không biết nên hành động thế nào. Nếu bán, họ đã phải cắt lỗ khá sâu bởi nếu tính theo những quãng thời gian thanh khoản cao nhất thì VnIndex rơi vào khoảng trên dưới 1.000 điểm. Nếu để lại, không ngoại trừ khả năng chứng khoán sẽ giảm sâu hơn nữa bởi hiện tại không có tin gì lớn hỗ trợ tăng trưởng của thị trường.
VnIndex hiện chỉ mất hơn 3 điểm- mức điểm chưa cho thấy rủi ro lớn nhưng chúng tôi nhận thấy số mã giảm trên sàn HoSE lên đến gần 200 mã trong khi số mã tăng chỉ đạt hơn 80 mã; trên sàn Hà Nội cũng không sáng sủa hơn. Tức, chứng khoán đang giảm trên diện rộng chứ không tập trung vào mã nhất định nào.
Không có sự đóng góp giao dịch cao của ROS như những phiên trước, giá trị giao dịch sàn HoSE tính đến 10h52′ chỉ đạt hơn 1.200 tỷ.
===============
Phiên giao dịch 27/12 bắt đầu bằng “điểm nóng” ROS. Khác thường lệ, cuối phiên hôm qua và đầu phiên hôm nay, lệnh chất bán sàn cổ phiếu ROS được đưa ra. Nhiều nhà đầu tư ngỡ ngàng. Chúng tôi phải nói thêm rằng, trong suốt một năm qua, không ít nhà đầu tư kiếm đậm nhờ tận dụng chuỗi lặp đi lặp lại “cả ngày giao dịch giảm, cuối phiên hồi phục” của cổ phiếu ROS. 2 phiên trở lại đây, chuỗi lặp đi lặp lại không xảy ra nữa.
Điểm nóng tiếp theo của thị trường chứng khoán là cổ phiếu MSN. Sau chuỗi ngày giảm không thấy đáy, cổ phiếu MSN đã bật tăng mạnh 3 phiên gần đây giúp nhiều nhà đầu tư lấy lại được một phần những gì đã mất. MSN là cổ phiếu vốn hoá lớn trên sàn chứng khoán nên ảnh hưởng không ít đến nhà đầu tư. Phiên giao dịch sáng nay, MSN điều chỉnh giảm ~1% còn 56.500 đồng.
Phút huy hoàng ngày 25/12 của CTD không kéo dài lâu. Sau phiên tăng nóng bất ngờ, tạo ra sự hứng khởi lớn cho nhà đầu tư sau suốt 2 năm dài giảm giá thì CTD lại trở lại chuỗi giảm vốn có. Phiên giao dịch sáng nay, CTD mất tiếp ~1% về 54.700 đồng.
TNA có phiên sàn thứ 3 liên tiếp và gần như trắng bên mua. TNA là cổ phiếu được phép cho giao dịch ký quỹ và không ít nhà đầu tư đang nghĩ về kịch bản kiểu FTM hay TTB vẫn đang nóng chứng trường. Nếu điều nhà đầu tư nghĩ thực sự xảy ra, các công ty chứng khoán năm 2019 có lẽ là năm gặp “vận đen” khi câu chuyện bị đổ vỏ trở nên quá đáng sợ.
Đến 9h40, VnIndex hồi phục trong giây lát. Sắc xanh đã quay trở lại với chỉ số chứng khoán sàn HoSE chỉ trong phút chốc rồi lại nhuốm sắc đỏ. Cổ phiếu tạo ra sự bứt phá có lẽ là BVH và BID. Tuy vậy, biên độ giao động khá thấp và thanh khoản thấp nên cần thêm thời gian để theo dõi thêm những yếu tố có thể sẽ trụ đỡ cho thị trường chứng khoán hiện tại.
Phương Chi
Theo Trí thức trẻ
Sóng cổ phiếu 'trà đá' cuối năm
Gần cuối năm thường xuất hiện những "con sóng" penny ấn tượng, nhiều mã tăng 50-100%.
Không ít cổ phiếu đầu năm thị giá chỉ ngang cốc trà đá thì nay đã tăng nhiều lần. Cá biệt có những cổ phiếu gấp 2-3 lần chỉ trong thời gian ngắn giao dịch đột biến.
Như HAI, đầu năm, lình xình quanh mức giá 1.500 đồng, nhưng chỉ hơn 2 tháng gần đây với nhiều phiên tăng trần liên tục, thị giá đã chạm đến vùng đỉnh 4.200 đồng, tăng 250%. Cổ phiếu FIT cũng tăng hơn 300%, từ 3.300 đồng lên 10.400 đồng chỉ sau 3 tháng. ILA, sau 6 tháng giao dịch quanh vùng giá 1.500-1.700 đồng, bắt đầu tăng mạnh từ đầu tháng 10. Đến giữa tháng 12, cổ phiếu này chạm mức 5.000 đồng, gấp hơn ba lần giữa năm.
Diễn biến cũng tương tự với AMD (từ 1.400 đồng lên 2.800 đồng), PXL (4.500 đồng lên 9.000 đồng), JVC (2.700 đồng lên 5.000 đồng), TIG (2.800 đồng lên 6.400 đồng), IDJ (3.700 đồng lên 8.500 đồng), KLF (1.060 đồng lên 1.700 đồng), DLG (1.400 đồng lên 1.850 đồng)...
Một trong những nguyên nhân chính của hiện tượng này là VN-Index đang ở giai đoạn vùng trũng thông tin. Dòng tiền chảy vào nhóm cổ phiếu trụ không đủ mạnh để giữ nhịp tăng khiến thị trường chung suy yếu. Hệ quả là nhà đầu tư không thể kiếm tiền nhanh trong ngắn hạn và cổ phiếu penny lên ngôi như một giải pháp thay thế.
Diễn biến cổ phiếu TSC ba tháng gần đây. Ảnh: Trading View
Theo giới phân tích, nhóm cổ phiếu này thường gây bất ngờ lớn khi dòng tiền đầu cơ ào ạt đẩy giá lên mà không quan tâm đến rủi ro. Khi sóng penny đang trỗi dậy, nhà đầu tư thường quên mất rằng, song hành cùng lợi nhuận cao luôn là rủi ro lớn. Nhà đầu tư thường biện minh cho việc đầu cơ cổ phiếu penny bằng lý lẽ: "Cổ phiếu thị giá thấp là cổ phiếu rẻ", nhưng đây là quan điểm sai lầm. Đầu tư vào penny có độ rủi ro rất cao, chẳng khác gì cuộc chơi "được ăn cả, ngã về không".
Diễn biến của TSC là một ví dụ. Từ giữa năm 2018 đến cuối tháng 8/2019, thị giá TSC chỉ loanh quanh ngưỡng 1.600 - 2.000 đồng, với thanh khoản chỉ vài chục nghìn đơn vị mỗi phiên. Từ giữa tháng 9/2019, cổ phiếu này bất ngờ "nổi sóng". Chưa tới ba tháng, TSC tăng hơn gấp đôi, lên mức đỉnh ngắn hạn hơn 4.300 đồng.
Tuy nhiên, tăng nhanh bao nhiêu thì cổ phiếu này cũng giảm sốc bấy nhiêu. Chưa tới nửa tháng, TSC trở về gần vạch xuất phát, giảm từ 4.300 đồng về gần 2.400 đồng, mất hơn 40% từ mức đỉnh. Không ít nhà đầu tư mắc kẹt ở vùng giá cao, không dám cắt lỗ, chỉ biết ôm tài khoản chờ ngày TSC lên lại mức đỉnh cũ.
Điểu khác biệt lớn nhất từ những nhà đầu tư chiến thắng trong cuộc đua penny là biết chọn đúng cổ phiếu thực sự hồi sinh, hoặc chỉ đơn giản là chọn đúng điểm mua. Yếu tố quan trọng là khả năng nhạy bén trong đầu tư, luôn chuẩn bị trước mọi kịch bản, có sẵn chiến lược phù hợp để luôn chủ động trong mọi tình huống. Và người chiến thắng trong cuộc chơi này thường không phải số đông.
Theo VNE
Chứng khoán ngày 12/12: Cổ phiếu ngân hàng nâng đỡ, VN-Index tăng hơn 6 điểm Nhóm cổ phiếu ngân hàng đóng vai trò trụ đỡ chính cho thị trường trong phiên hôm nay; trong đó, VCB đóng góp lớn nhất cho chỉ số VN-Index. VN-Index tăng hơn 6 điểm. Ảnh: TTXVN Đóng cửa phiên giao dịch 12/12 chỉ số VN-Index tăng 6,39 điểm (0,66%) lên 968,17 điểm. Khối lượng giao dịch đạt hơn 218 triệu cổ phiếu, trị...