Chứng khoán cuối năm và kì vọng chốt NAV?
Chỉ còn 1 tuần nữa chỉ số VN-Index sẽ khép lại năm 2018 đầy biến động. Trong nhịp giảm điểm hiện tại, kì vọng vào 1 đợt phục hồi với sự tham gia của dòng tiền mới luôn là điều mong đợi của nhà đầu tư, và câu chuyện chốt nav của các quỹ cũng được giới đầu tư kì vọng trong tuần cuối năm này.
Theo thống kê từ năm 2015 trở lại đây, thị trường thường tăng điểm trong tuần cuối năm vì (i) đây là thời điểm các quỹ chốt NAV, có thể sẽ có các động thái hỗ trợ giá cho các cổ phiếu blue-chips trong danh mục, qua đó sẽ gián tiếp hỗ trợ cho diễn biến của thị trường. và (ii) Thị trường chiết khấu về mức giá khá sâu, nhiều cổ phiếu đã giảm 15-20% kể từ vùng đỉnh ngắn hạn, tâm lý mua cổ phiếu để chờ đợi những câu chuyện của năm mới sẽ thu hút dòng tiền.
Tuần trước đây, các quỹ ETFs đã tái cơ cấu xong danh mục, như vậy áp lực bán giảm tỷ trọng cũng đã xong, những tin xấu nhất như FED tăng lãi suất cũng đã xảy ra và nhịp điều chỉnh của thị trường phản ứng với tin tức cũng đã khiến chỉ số VN-Index giảm khá sâu.
Thời điểm để gom hàng cho năm tới
Có nhiều câu chuyện để kì vọng cho năm 2019, thực tế giá cổ phiếu càng giảm sẽ càng là cơ hội để “gom hàng” với các kì vọng dưới đây:
Tình hình vĩ mô trong nước ổn định, tăng trưởng GDP kì vọng tăng trưởng quanh 6,6-6,8% trong năm tới, lạm phát kiểm soát dưới 4%, lãi suất duy trì ở mức thấp và ổn định trong thời gian dài. Kinh tế Việt Nam vẫn thu hút đầu tư nước ngoài với dòng vốn FDI & FII đến từ Hàn Quốc, Nhật Bản, Trung Quốc và xa hơn là Mỹ, Các nước châu Âu với câu chuyện về các FTA và CPTPP.
Các doanh nghiệp nhà nước quy mô lớn tiếp tục quá trình cổ phần hóa và niêm yết lên sàn chứng khoán, thoái vốn doanh nghiệp nhà nước tạo ra nhiều cơ hội đầu tư mới cho nhà đầu tư. Thương vụ thoái vốn cổ phiếu VCG gần đây là một ví dụ điển hình cho thấy dòng tiền nhàn dỗi đang chờ cơ hội đầu tư còn rất nhiều.
Video đang HOT
Câu chuyện nới room tiếp tục thu hút dòng tiền khối ngoại, nhiều doanh nghiệp đã nới room lên tới 100%. Câu chuyện nâng hạng thị trường sẽ tiếp tục thúc đẩy thanh khoản của thị trường và thu hút dòng tiền của khối ngoại, đặc biệt là các quỹ lớn. Bên cạnh đó, việc có thêm nhiều sản phẩm tài chính như chứng quyền đảm bảo và hợp đồng tương lai trái phiếu chính phủ hứa hẹn sẽ thu hút dòng tiền.
Biên độ giao động của chỉ số VN-Index so với chỉ số chứng khoán của các nước trong khu vực- Nguồn Bloomberg
Về mặt định giá, nếu lấy chỉ số P/E của Việt Nam làm thước đo thì hiện tại chỉ số này đang ở mức thấp (quanh 16 lần) trong khi đó chỉ số này của Thái Lan là 17 lần, Phillipine là 17,5 lần, Indonesia là 18,3, như vậy, thị trường Việt Nam vẫn còn khá rẻ và còn dư địa tăng trưởng. Giai đoạn 2014 trở lại đây, theo thống kê của Bloomberg, chỉ số VN-Index vẫn là chỉ số năng động nhất so với chỉ số chứng khoán của các nước trong khu vực
Mặc dù tình hình thế giới đầy biến động với câu chuyện như chiến tranh thương mại Mỹ- Trung, bất ổn địa chính trị ở Châu Âu, giá dầu lao dốc… dòng tiền thông minh sẽ vẫn tìm đến những thị trường ít biến động như Việt Nam để là nơi trú ẩn an toàn mới khẩu vị rủi ro hợp lý.
THÀNH LONG
Theo thegioitiepthi.vn
TTCK tuần qua: Chuỗi giảm 5 phiên liên tiếp của VN-Index, mất tổng cộng 36 điểm (-3,8%)
Trong tuần từ 17/12 - 21/12, nhà đầu tư giao dịch khá thận trọng trước hai sự kiện tác động lớn đến thị trường chứng khoán (TTCK) Việt Nam là quyết định nâng lãi suất của Fed và hoạt động tái cơ cấu danh mục của quỹ ETFs. Điều này khiến cho áp lực bán chiếm nhiều ưu thế.
Ảnh minh họa (Nguồn: Internet)
Ngay từ phiên giao dịch hôm thứ Hai (ngày 17/12), các chỉ số chứng khoán lớn như VN-Index và VN30-Index đã giảm lần lượt 18,39 điểm (1,93%) và 13,5 điểm (1,47%). Trong đó, các mã cổ phiếu có ảnh hưởng lớn tới chỉ số chung là VHM, VCB, và GAS khi đóng góp vào đà giảm lần lượt là -1,56, -1,24 và -1,09 điểm.
Đáng chú ý, tổng giá trị giao dịch trên cả 2 sàn HOSE và HNX đạt gần 5,9 nghìn tỷ đồng, tăng so với phiên hôm trước khoảng 471,3 tỷ đồng. Khối lượng giao dịch gia tăng trong bối cảnh thị trường suy yếu được đánh giá là dấu hiệu tiêu cực, phần nào biểu hiện tâm lý thận trọng, lo ngại của nhà đầu tư.
Tâm lý này tiếp tục chi phối trong các phiên giao dịch tiếp theo khi nhà đầu tư chờ đợi kết quả từ phiên họp của Cục dự trữ liên bang Mỹ (Fed) về việc tăng lãi suất và kế hoạch trong tương lai của cơ quan này. Đà giảm của các chỉ số VN-Index và VN30-Index được rút ngắn nhờ lực cầu bắt đáy trong nước.
Ngày 19/12 (theo giờ địa phương), Fed đã chính thức công bố quyết định tăng lãi suất từ 2,25% đến 2,5%. Mặc dù thông tin này đã được nhiều chuyên gia dự báo trước nhưng vẫn gây ảnh hưởng tiêu cực tới TTCK Mỹ. Cụ thể, chỉ số Dow Jones đầu phiên tăng gần 400 điểm nhưng sau đó nhanh chóng quay đầu, giảm tới 351,98 điểm (-1,49%) về mức 23.323,66 điểm.
Điều này cho thấy nhiều nhà đầu tư tỏ ra tin tưởng vào việc Fed sẽ không tăng lãi suất trong cuộc họp lần này. Tuy nhiên, một điểm sáng tích cực là việc Fed có kế hoạch tăng lãi suất 2 lần cho năm 2019 và chỉ 1 lần trong năm 2020.
Diễn biến của TTCK Mỹ cũng có những tác động tiêu cực tới TTCK trong nước. Cụ thể, thị trường đã có diễn biến giằng co, chỉ số VN-Index giảm 1 điểm về mức 918,24 điểm và cũng là phiên giảm thứ 6 liên tiếp.
Đồ thị phân tích kỹ thuật chỉ số VN-Index và đánh giá xu hướng của chuyên gia BVSC (Nguồn: BVSC)
Theo thống kê của CTCP Chứng khoán Bảo Việt (BVSC), trong 3 lần Fed tăng lãi suất trước đó, TTCK Việt Nam cũng phản hứng hết sức tiêu cực với tin tức này. Do đó, không loại trừ khả năng, các phiên giao dịch trong tuần tới tiếp tục không mấy khả quan.
Trong phiên giao dịch cuối tuần (ngày 21/12), nhà đầu tư dành sự quan tâm lớn cho đợt cơ cấu danh mục Quý 4/2018 của 2 quỹ ETFs ngoại là FTSE ETF và VNM ETF. Tuy nhiên, quy mô giao dịch cũng không có nhiều sự đột biến về thanh khoản.
Tại kỳ cơ cấu lần này, cổ phiếu HNG được thêm vào danh mục của FTSE ETF còn GEX được thêm vào VNM ETF. Nhưng kết thúc phiên, cổ phiếu GEX giữ nguyên mức giá tham chiếu còn HNG giảm 3,4% xuống 15.700 đồng/cổ phiếu.
Ở chiều hướng ngược lại, trong số 3 cổ phiếu bị loại khỏi danh mục của FTSE thì HBC tăng 1,4%, HSG và DXG giảm lần lượt 2,1% và 0,8%. Còn VCG bị loại khỏi danh mục của VNM ETF thì lại bất ngờ tăng mạnh 7,9% lên 26.000 đồng/cổ phiếu.
Về diễn biến các nhóm ngành, theo thống kê của BVSC, hầu hết các ngành đều giảm điểm trong tuần qua.
Cụ thể, nhóm cổ phiếu ngân hàng giảm 3,47% do việc nhiều cổ phiếu trong ngành giảm điểm như: CTG, STB và VPB với mức giảm lần lượt 6,71%, 5,47% và 5,05%. Nhóm cổ phiếu chứng khoán giảm 6,35% do các cổ phiếu như: HCM, VIX và VND giảm lần lượt 10,47%, 7,22% và 7,01%. Tương tự, nhóm cổ phiếu bất động sản cũng giảm 1,6% do VRE, VHM và NVL giảm lần lượt 9,01%, 7,39% và 5,22%.
Về hoạt động của nhà đầu tư nước ngoài, khối ngoại có tuần bán ròng trên sàn HOSE với giá trị hơn 181 tỷ đồng./.
Theo Trí Thức Trẻ
Giá dầu lao dốc, nhóm dầu khí "vội vàng" giảm nhiệt! Trước bối cảnh Mỹ Trung, nhiều bên lại có dự báo giá dầu thời gian tới sẽ đi ngang, thậm chí giảm 15-17%. Từng dậy sóng khi giá dầu liên tục leo thang, song đến nay một số đơn vị trong nhóm dầu khí cũng nhanh chóng giảm nhiệt khi giá dầu bất ngờ lao dốc không phanh. Nếu nhìn dự báo từ...