Chứng khoán chiều 3/9: Nhà đầu tư tự tạo hoảng loạn ở nhóm cổ phiếu khu công nghiệp
Không có một thông tin quá tiêu cực nào xuất hiện trong phiên chiều nay nhưng các cổ phiếu khu công nghiệp lại bị bán ra mạnh thậm chí giảm kịch sàn. Trong khi, VN-Index cũng chỉ mất 0,48%.
VN-Index 3/9.
Thị trường có nhận thêm áp lực từ các trụ như GAS (-0,8%), VHM (-0,23%), VIC (-0,4%), VRE (-0,58%) nhưng nhóm này giảm hầu như không đáng kể cùng với thanh khoản còn đang cho thấy dấu hiệu cạn kiệt khi VIC là mã giao dịch tốt nhất trong các mã trên chỉ đạt được trên 20 tỷ đồng.
Một vài mã lớn có phản ứng nhạy hơn nhưng thị giá cũng giảm không phản ánh tâm lý tiêu cực như MBB (-1,3%), HPG (-2,48%).
Trong khi đó, khối ngoại không có dấu hiệu nào tạo hiệu ứng tiêu cực trên sàn khi thống kê của VNDIRECT chỉ ra rằng họ bán ròng chưa nổi 15 tỷ đồng trong phiên hôm nay. Một cổ phiếu có tính ảnh hưởng cao như VNM ( 0,81%) thậm chí còn được mua ròng lại khoảng 56 tỷ đồng.
Điều này làm cho VN-Index tiếp tục trong trạng thái đi ngang, mất chưa đến 5 điểm trong cả phiên. Chỉ số dừng tại 979,36 điểm (-0,48%)
Video đang HOT
Tuy nhiên, với các nhà đầu tư nhỏ lẻ, thay vì đi theo tâm lý chung của thị trường, họ đã bán ra nhiều hơn khiến tổng số mã giảm lên tới 220 mã so với 85 mã tăng và 69 mã đứng giá.
Nhóm cổ phiếu khu công nghiệp là các cổ phiếu cho thấy sự hoảng loạn bất thường khi nhà đầu tư chen lấn tháo chạy khỏi các cổ phiếu như PHR (-6,96%), D2D (-7%), IJC (-4,68%), SZC (-6,88%), SZL (-6,94%), TIP (-6,25%). Đây vẫn là nhóm cổ phiếu có triển vọng dài hạn tích cực tuy nhiên rõ ràng một khi dòng tiền đầu cơ đã rút ra thì có lẽ giá giảm cũng không cần nhiều lý do.
Một số các cổ phiếu có tiền đầu cơ vào mạnh như NTL (-6,3%), PVD (-5,09%), DPG (-2,12%), CTI (-2,95%), DXG (-3,23%), HCM (-1,43%), KSB (-3,6%), DIG (-3,14%) cũng phải chứng kiến sự đảo chiều tâm lý của nhà đầu tư.
Với các trạng thái này, thị trường đã trở nên bất ổn hơn dù đã có một vài tín hiệu khởi sắc trước đó. Nhà đầu tư sẽ cần phải thêm nhiều phiên giao dịch nữa để có được sự ổn định về mặt tâm lý.
Trước mắt, với thanh khoản ở mức thấp như phiên hôm nay, các tín hiệu tiêu cực vẫn chưa thực sự rõ ràng. Tổng giá trị khớp lệnh của HOSE chỉ đạt 2.467 tỷ đồng trên giá trị toàn thị trường là 4.478 tỷ đồng. Trong đó riêng ROS cũng khớp tới 330 tỷ đồng, tương đương 13,5% giá trị khớp lệnh sàn.
Với HNX, các mã L14 (-10%), BAX (-10%) cũng bị xả mạnh. Tuy nhiên, điểm khác biệt với HOSE là các cổ phiếu lớn tại HNX đã phản ứng tiêu cực hơn. PVI (-3,71%), VCS (-2,23%), SHB (-1,6%), PVS (-1,44%) đều không làm được nhiệm vụ trụ đỡ cho chỉ số.
HNX-Index chốt phiên mất 0,9% xuống 101,4 điểm. Thanh khoản đạt 31,29 triệu đơn vị, tương đương 414 tỷ đồng.
Trong khi đó, tại UPCoM, dòng tiền cũng không buông tha cho các cổ phiếu khu công nghiệp. Các mã NTC (-8,8%), GVR (-7,2%), SIP (-5,8%), BCM (-5,2%) chính là nhóm gây tổn thất nhất cho sàn.
Chỉ số UPCoM-Index để mất 0,9% xuống 57,31 điểm. Thanh khoản đạt 16,97 triệu đơn vị, tương đương 424 tỷ đồng.
Theo Bizlive.vn
Chứng khoán chiều 12/7: Thị trường gây hụt hẫng, khối ngoại lập tức tranh thủ mua mạnh
Nhà đầu tư nội vẫn chỉ sẵn sàng mua khi thị trường rung lắc hoặc điều chỉnh hơn là trong các nhịp tăng. Tâm lý này đã khiến sắc xanh không thể duy trì đến hết phiên.
Nhóm ngân hàng với số lượng nhiều cùng quy mô lớn luôn cần một lượng tiền lớn đổ vào mới có thể tạo được hiệu ứng tâm lý lên thị trường.
Trong các mã giao dịch tốt nhất của nhóm cổ phiếu "vua", MBB là cổ phiếu đứng đầu với giá trị giao dịch đạt 114,2 tỷ đồng phiên hôm nay. Tuy nhiên, đây cũng là trường hợp duy nhất trong nhóm đạt trên 100 tỷ đồng. Còn lại, CTG (-0,5%), VCB (-0,4%) đều chưa giao dịch nổi trội với giá trị giao dịch lần lượt 73,74 tỷ đồng và 68,5 tỷ đồng.
Điều này đang cho thấy, các thông tin tích cực như nới "room" tín dụng và chứng khoán Mỹ lập đỉnh vẫn còn trong quá trình tạo ảnh hưởng tâm lý lên nhà đầu tư. Dòng tiền hiện chưa sẵn sàng trả giá cao mà chỉ đang tranh thủ chờ các cơ hội giá thấp để giải ngân.
Trong các nhóm cổ phiếu lớn còn lại, cũng chưa có một gương mặt sáng giá nào có thể thay thế được ảnh hưởng ngân hàng khi VNM giảm 1%, VHM (0%) GAS giảm 0,4%.
Tuy nhiên, một lần nữa thị trường sẽ cần phải nhắc đến các nhà đầu tư ngoại khi họ đã mua ròng 332 tỷ đồng, trong đó PLX được mua ròng trên 180 tỷ đồng, VCB trên 30 tỷ đồng, CTG trên 20 tỷ đồng, VRE gần 24 tỷ đồng.
Nhờ đó, dù có một phiên giảm điểm nhẹ VN-Index cũng chưa thực sự đáng lo. Chỉ số đóng cửa tại 975,4 điểm (-0,33%). Thanh khoản đạt 157,3 triệu đơn vị, tương đương 3.602 tỷ đồng trong đó thỏa thuận đóng góp 633 tỷ đồng.
Cùng với đó, trên sàn, khá nhiều mã vốn hóa thấp vẫn có được giao dịch tích cực như VCI ( 3,1%), SMB ( 2,8%), CMG ( 2,7%), BMP ( 4,3%), PXS ( 6,9%).
Tại HNX, PVC ( 9,9%), HUT ( 8,3%), BAX ( 4,3%) tiếp tục vượt trội so với mặt bằng chung. Các cổ phiếu lớn trên hôm nay chỉ tăng nhẹ như PVS (-1,21%), TNG (-1,9%), ACB (-0,3).
Chỉ số HNX-Index đóng phiên giảm 0,16% xuống 105,86 điểm. Thanh khoản đạt 28,99 triệu đơn vị, tương đương 429,7 tỷ đồng.
Tại UPCoM, chỉ số UPCoM-Index cũng đánh mất 0,31% xuống 56,61 điểm. Thanh khoản đạt 17,2 triệu đơn vị, tương đương 300 tỷ đồng.
Theo Bizlive
Chứng khoán sáng 7/6: Thị trường ưu ái nhóm khu công nghiệp, SCR vẫn xuất hiện thỏa thuận giá cao VN-Index đang cố gắng vá lại ngưỡng hỗ trợ 950 điểm nhưng các nỗ lực hiện tại vẫn còn chưa chắc chắn. Tạm thời, dòng tiền đang ưu ái các cổ phiếu có quy mô nhỏ, đặc biệt là nhóm khu công nghiệp. VN-Index sáng 7/6. Các cổ phiếu lớn đều đã tăng giá trở lại dù cho mức tăng chưa thực sự...