Chứng khoán chiều 25/3: VN-Index thoát hiểm, thị trường có kịch hay
Nhận được sự hỗ trợ đắc lực của VIC, VCB và sự trở lại kịp thời của GAS, MSN, VN-Index đã thoát hiểm cuối phiên. Tuy nhiên, kịch hay trong phiên cuối tuần lại đến từ các mã nhỏ.
Trong phiên giao dịch sáng, áp lực từ các mã lớn khiến VN-Index mở cửa trong sắc đỏ. Sau đó, chỉ số này có lúc đã đảo chiều thành công nhờ sự khởi sắc của một số mã cổ phiếu vừa và nhỏ, giúp giữ vững tâm lý của nhà đầu tư.
Tuy nhiên, về cuối phiên, áp lực bán một lần nữa lại gia tăng ở các mã lớn khiến VN-Index quay đầu và chốt phiên dưới mốc hỗ trợ 570 điểm.
Với việc mốc hỗ trợ 570 điểm bị phá vỡ, nhiều nhà đầu tư lo lắng thị trường sẽ trượt dốc trong phiên chiều, nhất là VNM đang trong xu hướng giảm, trong khi nhóm cổ phiếu dầu khí đang đối mặt với áp lực từ việc giá dầu thô giảm.
Lo lắng này càng gia tăng khi bước vào phiên chiều, lực bán được đẩy mạnh, khiến VN-Index lùi sâu về sát mốc 565 điểm. Tuy nhiên, khi về được ngưỡng hỗ trợ mạnh này, lực cầu bắt đáy đã gia tăng, đặc biệt là sự khởi sắc của VIC, VCB và về cuối phiên có thêm sự góp sức của GAS, MSN, giúp VN-Index hồi phục và có được sắc xanh khi chốt phiên.
Trong khi đó, không có được may mắn như VN-Index, HNX-Index dù có sắc xanh trong phần lớn thời gian của phiên sáng, nhưng cuối cùng vẫn đóng cửa với sắc đỏ nhóm bluechip đa số đều giảm giá. Đà giảm của chỉ số này trong phiên chiều càng mạnh hơn và chỉ lực cầu bắt đáy cuối phiên, HNX-Index mới tránh được mức điểm thấp nhất ngày.
Cụ thể, chốt phiên cuối tuần, VN-Index tăng 1,42 điểm ( 0,25%), lên 572,08 điểm với 98 mã tăng, trong khi có 116 mã giảm. Tổng khối lượng giao dịch đạt 159,1 triệu đơn vị, giá trị 2.437,76 tỷ đồng, trong đó giao dịch thỏa thuận đóng góp 27 triệu đơn vị, giá trị 482,7 tỷ đồng với các giao dịch thỏa thuận lô lớn của MBB, TDH, KBC.
Trong khi đó, HNX-Index giảm 0,5 điểm (-0,62%), xuống 79,73 điểm với 81 mã tăng và 127 mã giảm. Tổng khối lượng giao dịch đạt 60 triệu đơn vị, giá trị 568,64 tỷ đồng, trong đó giao dịch thỏa thuận đóng góp 8,44 triệu đơn vị, giá trị 72,67 tỷ đồng.
Như đã đề cập, việc VN-Index đảo chiều ngoạn mục chiều nay có sự hỗ trợ rất lớn của VIC và VCB. Cả 2 mã dù cũng chịu rung lắc đầu phiên sáng do áp lực chung của thị trường, nhưng sau đó, đặc biệt là trong phiên chiều, lực mua bất ngờ tăng mạnh, nhất là lực cầu từ khối ngoại, giúp cả 2 vững vàng, trong đó VCB đóng cửa ở mức cao nhất ngày 42.800 đồng, tăng 1,66% với 1,38 triệu đơn vị được khớp, trong đó khối ngoại mua vào hơn 0,5 triệu đơn vị.
Video đang HOT
Trong khi đó, dù không giữ được mức giá cao nhất ngày là 46.000 đồng, nhưng chốt phiên, VIC cũng tăng 1,55%, lên 45.800 đồng với 1,26 triệu đơn vị được khớp, trong đó khối ngoại mua vào gần 0,64 triệu đơn vị.
Ngoài VCB, một số mã ngân hàng khác cũng kịp hồi phục để có được sắc xanh khi chốt phiên như BID, MBB, STB. Dù các mã này chỉ tăng 1 bước giá, nhưng đều đóng cửa ở mức cao nhất ngày. EIB và CTG cũng đóng cửa ở tham chiếu, trong đó EIB cũng là mức giá cao nhất ngày.
Ngoài các mã trên, thì sự trở lại của GAS và MSN cũng hỗ trợ lớn cho thị trường. Trong khi đó, VNM sau khi hồi nhẹ 2 phiên đã quay lại xu hướng giảm. Trong phiên hôm nay, VNM giảm 0,74%, xuống 134.000 đồng.
Trong khi đó, các mã lớn trên HNX chủ yếu là đóng cửa với sắc đỏ. Trong 30 mã của HNX30, có tới 20 mã giảm giá, chỉ có 6 mã tăng, trong khi nhóm VN30 khác cân bằng với 11 mã tăng và 13 mã giảm.
Tuy nhiên, như đã nói, kịch hay nằm ở nhóm cổ phiếu vừa và nhỏ. Trên HOSE, áp lực chốt lời khiến BGM giảm sàn xuống 3.200 đồng. Tưởng chừng sau 6 phiên tăng liên tiếp, trong đó có 5 phiên tăng trần liên tiếp, BGM sẽ bước vào chuỗi giảm mạnh, nhưng một số nhà đầu tư lại không muốn điều đó xảy ra.
Sau khi giảm sàn trong phiên thứ Năm, BGM tiếp tục xuống sàn 3.200 đồng trong phiên hôm nay, nhưng lực mua lại bất ngờ gia tăng, hấp thụ toàn bộ lượng dư bán, kéo mã này lên thẳng mức trần 3.600 đồng khi chốt phiên với 3,5 triệu đơn vị được khớp và còn dư mua giá trần.
ITD sau khi mở cửa trong sắc đỏ, cũng đã bất ngờ nhận được lực cầu trợ giá, đẩy mã này lên mức trần 20.500 đồng và cũng còn dư mua trần.
TIE cũng chịu áp lực chốt lời khá lớn, nhưng một số nhà đầu tư dường như không muốn số phiên tăng trần liên tiếp của TIE dừng lại ở con số 4, nên đã kéo mã này lên lại mức trần, dù sắc tím gượng ép hơn nhiều so với 4 phiên trước.
Số mã khác như TLH, BIC, LCM do lượng cung thấp nên sắc tím vẫn được duy trì. Trong khi đó, HAR và PPI lại là 2 mã bị xả mạnh và đóng cửa đều ở mức sàn.
Diễn biến sôi động và kịch tính cũng diễn ra tại một số mã thị trường khác như VHG, HAI, HHS, DLG.
Trên HNX, trong khi các mã lớn đều giảm nhẹ, thì mọi sự chú ý được dồn về ITQ và SHN. Trong đó, ITQ đã được kéo lên mức trần từ phiên hôm qua. Hôm nay, dù lực bán rất lớn, nhưng bên mua vẫn không ngần ngại tung tiền hấp thụ hết, kéo ITQ tiếp tục lên mức giá trần 7.500 đồng. Kết thúc phiên sáng, ITQ còn lượng dư mua trần gần 400.000 đơn vị, nhưng trong phiên chiều, nhận thấy thị trường có biến, nhà đầu tư nắm giữ cổ phiếu này đã đẩy mạnh bán ra, khiến sắc tím của ITQ có dấu hiệu phai dần. Tuy nhiên, những người muốn ITQ duy trì đà tăng trần không cho điều đó xảy ra, nên toàn bộ lượng bán ra đều được hấp thụ. Thậm chí trong đợt ATC, để chắc chắn sắc tím sẽ được duy trì, lệnh mua ATC được tung vào khá lớn, Chốt phiên, ITQ vẫn duy trì mức giá trần 7.500 đồng với lượng dư mua trần và ATC còn hơn 200.000 đơn vị. Tổng khối lượng khớp đạt 1,96 triệu đơn vị, cao nhất kể từ ngày 7/10/2015.
Trong khi đó, SHN mở đầu phiên khá tích cực và có lúc tăng nhẹ lên 13.200 đồng. Tưởng chừng đà giảm của SHN sẽ dừng lại ở 4 phiên, nhưng sau đó, lực bán lớn đã được tùng vào, kéo mã này xuống mức sàn 12.200 đồng và duy trì mức giá này cho đến khi hết đợt khớp lệnh liên tục.
Tuy nhiên, khi bước vào đợt ATC, cuộc chiến giữa bên nắm giữ tiền mặt và bên nắm giữ cổ phiếu diễn ra rất quyết liệt. Có lúc tưởng chừng SHN sẽ có phiên đảo chiều ngoạn mục, nhưng với lực cung rất lớn, điều mà bên nắm giữ tiền mặt làm được là chỉ giúp SHN thoát khỏi mức sàn và tăng tính thanh khoản cho mã này. Chốt phiên, SHN giảm 8,15%, xuống 12.400 đồng với 2,98 triệu đơn vị được khớp, mức cao nhất kể từ ngày 20/11/2015.
Theo_Tin Nhanh Chứng Khoán
Phiên sáng cuối tuần 11/3: "Nóng bỏng" HNG
Trong khi các mã khác được FTSE thêm vào danh mục chỉ lình xình, hoặc giảm giá, thì HNG liên tục tạo sóng và sức nóng của cổ phiếu này vẫn chưa có dấu hiệu dừng lại trong phiên sáng nay.
Thị trường hôm qua (10/3) đã có phiên tăng khá tốt với động lực chính đến từ nhóm cổ phiếu dầu khí, cao su hay bất động sản, trong khi nhóm cổ phiếu lớn lại là lực cản chính khiến thị trường không thể bay cao hơn.
Dư âm của phiên tăng này được duy trì sang đầu phiên giao dịch sáng nay (11/3).
Kết thúc đợt 1, VN-Index tăng 0,21 điểm ( 0,04%) lên 576,12 điểm, tổng khối lượng giao dịch đạt 5,13 triệu đơn vị, tương ứng tổng giá trị 55,54 tỷ đồng.
Tuy nhiên, khi mà đa phần các mã lớn vẫn chịu sức ép và giữ sắc đỏ, nên sắc xanh của thị trường ở đầu phiên nhanh chóng qua đi. Các mã vốn hóa lớn như GAS, VNM, MSN, VIC hay các bluechips là MBB, HCM, EIB... đều đồng loạt giảm điểm.
Trong khi đó, sự tập trung của thị trường vẫn đang dồn vào một số mã cổ phiếu vừa và nhỏ, đáng kể nhất là HNG.
HNG bắt đầu nóng kể từ đầu tuần, sau thông tin được FTSE ETF chính thức đưa vào danh mục trong kỳ tái cơ cấu lần này. Trong khi các mã khác cũng được thêm vào danh mục lần này như HQC, ASM, PGD, HHS chỉ nổi sóng nhẹ 1 phiên, còn lại chủ yếu là lình xình, thậm chí giảm giá, thì HNG lại liên tục được tăng nóng.
Sáng nay, HNG tăng kịch trần lên 9.000 đồng/CP ngay từ khi mở cửa. Dù sau đó có sự rung lắc quanh mốc trần này bởi lượng cung lớn, song với sức cầu mạnh, sắc tím của HNG vẫn đang được duy trì. Chỉ sau hơn 1 tiếng giao dịch, đã có hơn 8,49 triệu đơn vị HNG được sang tay.
Trong khi đó, HAG lại có sức cầu lại không quá mạnh, nhưng cũng đủ để giữ cho mã này có mức tăng tối thiểu và có thanh khoản tương đối cao là 3,76 triệu đơn vị.
Thông tin đáng chú ý liên quan đến cặp đôi này chính là việc CTCP Hoàng Anh Gia Lai (HAG), công ty mẹ của CTCP Nông nghiệp quốc tế Hoàng Anh Gia Lai (HNG), vừa công bố đã bán xong 5,82 triệu cổ phiếu HNG trong tổng số 6 triệu cổ phiếu đăng ký bán. Giao dịch này được thực hiện bởi Ngân hàng TMCP Á Châu (ACB) nhằm giải chấp chứng khoán cầm cố để thu hồi nợ vay, thông qua phương thức khớp lệnh trong khoảng thời gian từ 1/3 - 4/3.
Tuy nhiên, điều gây chú ý nhất lại không nằm tại vấn đề bán giải chấp, mà là vấn đề sở hữu của HAG.
Cụ thể, sau giao dịch trên, HAG giảm tỷ lệ ở hữu tại HNG từ 77,51% xuống còn 76,69%, tương ứng hơn 543 triệu cổ phiếu HNG. Trong khi đó, theo báo cáo quản trị năm 2015 của HNG, HAG sở hữu hơn 563 triệu cổ phiếu HNG, tương ứng tỷ lệ 79,52%.
Hiện vẫn chưa rõ bên nào đã nhận chuyển nhượng 14 triệu cổ phiếu HNG từ HAG.
Trong khi đó, theo BCTC hợp nhất quý III/2015 cho thấy, HNG có khoản vay gần 180 tỷ đồng với lãi suất thả nổi 10,5-11%/năm tại ACB, tài sản thế chấp chính là 19 triệu cổ phiếu HNG và 74 tỷ đồng tiền gửi có kỳ hạn của HAG.
Tại thời điểm 10h45, VN-Index tăng 2,4 điểm ( 0,42%) lên 578,31 điểm, tổng khối lượng giao dịch đạt 67,3 triệu đơn vị, giá trị 984,6 tỷ đồng. HNX-Index giảm 0,07 điểm (-0,09%) xuống 79,81 điểm, tổng khối lượng giao dịch đạt 19,57 triệu đơn vị, giá trị 212,87 tỷ đồng.
N.Tùng
Theo_Tin Nhanh Chứng Khoán
Phiên giao dịch sáng 15/2: Gặp khó phiên khai Xuân Khác với năm Ất Mùi, nhà đầu tư khá thận trọng trong phiên khai Xuân năm Bính Thân 2016 khi sắc đỏ đang là sắc màu chủ đạo trên 2 bảng điện tử. Trong phiên giao dịch khai Xuân năm Ất Mùi, VN-Index đã có phiên tăng mạnh 9,71 điểm ( 1,65%) và HNX-Index cũng tăng 1,13 điểm ( 1,32%). Tuy nhiên, năm...