Chứng khoán chiều 2/10: Thị trường phân hóa, VN-Index dang dở mục tiêu vượt 1.020
Phiên giao dịch hôm nay đã chia thị trường làm 2 phe. Một bên là VIC ( 3,55%), BID ( 4,17%) và GAS ( 1,59%) kéo thị trường đi lên và phần còn lại số đông đang chịu áp lực chốt lời. Tuy nhiên, rốt cuộc, điểm số của VN-Index lại nghiêng về phía những cổ phiếu lớn.
VN-Index phiên 2/10. (Bloomberg)
Trong chiều nay, cả VIC và BID đều có chiều hướng gia tăng ảnh hưởng lên chỉ số VN-Index, khi đều tăng tốt hơn so với phiên sáng. Ảnh hưởng này đã kịp thời làm giảm bớt đi hiệu ứng hạ nhiệt từ GAS ( 1,59%), qua đó chỉ số vẫn tăng 0,58% lên 1.018,8 điểm.
Tuy nhiên, rõ ràng các mã Bluechip có gắng sức đỡ chỉ số đến đâu thì tâm lý chốt lời vẫn phổ biến. Toàn HOSE vẫn ghi nhận được 180 mã giảm so với 119 mã tăng và 48 mã đứng giá tham chiếu.
Về cơ bản, đây mới là sự đại diện cho tâm lý cho số đông của nhà đầu tư trên sàn. Theo đó, quá trình tích lũy lấy động lực cho toàn thị trường có lẽ sẽ còn tiếp diễn.
Một loạt các mã dù đứng chung nhóm với các mã trụ cũng đều giảm giá. Cụ thể, tại nhóm bất động sản, bất chấp VIC tăng giá, vẫn có các mã DXG (-3,1%), VRC (-3,6%), NLG -1,84%), PDR -0,18%), DIG (-0,29%) cùng giảm trong đó DXG cho thấy lực bán không hề ít khi tổng giá trị giao dịch đạt 243 tỷ đồng, đứng thứ 2 tại sàn.
Video đang HOT
Hay như tại nhóm dầu khí, PVD (-3,23%) đã chủ động điều chỉnh trước cả GAS. Tổng giá trị của PVD cũng ở mức lớn với 158 tỷ đồng.
Với nhóm ngân hàng, diễn biến tăng của BID không tác động nhiều tới MBB (-0,87%), VPB (-0,58%), HDB (-0,51%).
Trong khi đó, nhóm thép, dệt may, chứng khoán cũng không ghi nhận những trường hợp nào cá biệt: HPG (-2,6%), NKG (-3,21%), TCM (-1,21%), SSI (-0,45%).
Những trường hợp tăng tốt chỉ ghi nhận ở một vài cổ phiếu như ANV ( 6,36%), QCG ( 6,47%), GTN ( 5,93%), CSM ( 6,76%) nhưng quy mô giao dịch nhỏ nên không thể lan tỏa.
Theo thống kê, VN30 giảm 0,26% lên 987,88 điểm và VNMID đã đóng cửa giảm 0,49%, tương tự là VNSML với mức giảm 0,13%. Và điều này đã phần kích hoạch sự thanh khoản của thị trường phái sinh (tăng gần 20%). Cụ thể, VN30F1810 đã giao dịch được hơn 61.385 hợp đồng dù giảm về 984 điểm, kém VN30 là 3,88 điểm.
Toàn HOSE trong khi đó có phiên giao dịch lên tới 17.315 tỷ đồng, tương đương 358,39 triệu cổ phiếu. Nếu loại đi các giao dịch thỏa thuận đạt 12.432 tỷ đồng, thì giá trị khớp lệnh vẫn tích cực ở con số 4.883 tỷ đồng.
Với HNX, dù cho PVS ( 3%) vẫn tăng, chỉ số HNX-Index cuối cũng lại không chống lại được đà giảm đến từ ACB (-1,19%), SHB (-1,1%), VGC (-1,08%). Chỉ số giảm mất 0,45% xuống 115 điểm. Thanh khoản đạt 58,9 triệu đơn vị, tương đương 874 tỷ đồng.
Tại UPCoM, giao dịch thỏa thuận cùng bùng nổ tại cổ phiếu OIL với 50,5 triệu cổ phiếu được trao tay tương đương 905 tỷ đồng. Dù vậy, diễn biến giá của nhóm các mã dầu khí trên sàn này bao gồm cả OIL không nhiều thay đổi. Chỉ số UPCoM-Index đóng cửa tăng 0,13% lên 54,21 điểm. Khối lượng giao dịch đạt 73,63 triệu đơn vị, tương đương 1.332 tỷ đồng.
MAI HƯƠNG
Theo bizlive.vn
Giao dịch đột biến, cổ phiếu trụ cột nâng đỡ thị trường
Phiên giao dịch ngày 2-10, cổ phiếu giảm giá chiếm áp đảo nhưng VN-Index vẫn hiện sắc xanh nhờ sự lên giá của cổ phiếu trụ cột. Giao dịch đột biến với trên 17.000 tỷ đồng được chuyển nhượng.
Diễn biến của VN-Index ngày 2-10
Kết thúc phiên, VN-Index tăng 5,91 điểm ( 0,51%) lên 1.018,79 điểm trong khi VN30-Index giảm 2,53 điểm (-0,26%) xuống 987,88 điểm.
Thực ra, trong phiên này, lực bán ra khá mạnh. Điều đó thể hiện ở số cổ phiếu tăng và giảm giá. Thị trường ghi nhận 119 mã tăng, 180 mã giảm. Tuy nhiên, VN-Index vẫn lên điểm bởi nhiều cổ phiếu có mức vốn hóa lớn trên thị trường tăng giá như SAB, VNM, VIC, VHM, GAS, VCB, BID, MSN. VN30-Index hiện sắc đỏ do VHM, BID và TCB-3 mã nằm trong top 10 mã có vốn hóa nhất thị trường lại không nằm trong rổ VN30, trong khi một số mã lớn khác như VRE, VJC, ROS giảm giá.
Thị trường tăng điểm từ đầu đến cuối phiên, lúc hơn 10h30 chỉ số chung suýt về mức điểm tham chiếu do lực bán ra mạnh.
Mặc dù giá dầu thế giới đêm qua tiếp tục tăng, lên sát mốc 75 USD/thùng nhưng nhóm cổ phiếu dầu khí có sự phân hóa mạnh. Trong khi GAS, PVC, PVS tăng giá thì PLX, PVD, PVE giảm giá.
Ở nhóm ngân hàng, số cổ phiếu tăng giảm giá là khá tương đương nhưng những mã có mức vốn hóa lớn đều hiện sắc xanh như BID, CTG, TCB, VCB. Chính sự lên giá của các mã này đã có đóng góp đến kể cho sự đi lên của thị trường. Trong khi đó, nhóm cổ phiếu chứng khoán bị bán ra khá nhiều khiến phần lớn nhóm này xuống giá: AGR, BSI, BVS, HCM, SBS, SHS, SSI, VDS, VND, WSS.
Giao dịch hôm nay đột biến. Toàn sàn có tới gần 360 triệu cổ phiếu và trên 17.300 tỷ đồng được sang tay; trong đó giao dịch thỏa thuận lên đến hơn 154 triệu cổ phiếu và 12.400 tỷ đồng. Trong số giao dịch thỏa thuận trên phần lớn là từ cổ phiếu MSN.
Phiên này, nhà đầu tư nước ngoài mua tới gần 10.900 tỷ đồng và chỉ bán trên 625 tỷ đồng. Khối này chủ yếu mua tại MSN.
Trên sàn Hà Nội, lực bán ra khá lớn khiến các chỉ số chính tại đây đều đi xuống: HNX30-Index hạ 0,07 điểm còn 214,19 điểm; HNX-Index về 115 điểm sau khi giảm 0,52 điểm. Tổng lượng giao dịch đạt gần 60 triệu cổ phiếu và 900 tỷ đồng.
T.Hương
Theo hanoimoi.com.vn
Cổ phiếu ngân hàng "trợ lực", Vn-Index tiếp đà bứt phá hơn 6 điểm Không chỉ nhóm dầu khí (GAS, PVS, PVD, PVB, PVC...) mà dòng tiền cũng đổ mạnh vào nhóm ngân hàng, đặc biệt là BID, VCB, CTG, TCB hay các Bluechips như VHM, VRE, MWG, PNJ, BHN giúp đà tăng thị trường được củng cố vững chắc. Càng về cuối phiên sáng, diễn biến thị trường càng trở nên tích cực hơn khi dòng...